MÔ SINH LÝ HỌC NGÀ RĂNG 1 Sự tái cấu trúc ngà răng:

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH MÔ PHÔI RĂNG DÀNH CHO SINH VIÊN RĂNG HÀM MẶT (Trang 51)

3.1. Sự tái cấu trúc ngà răng:

Ngược với men răng, ngà răng tái cấu trúc liên tục trong suốt quá trình tuỷ răng tồn tại. Sự tái cấu trúc gồm những hiện tượng:

- Ở vùng quanh tuỷ, tế bào ngà luôn luôn tổng hợp, chế tiết chất căn bản ngà và khoáng hoá, điều này làm tuỷ răng càng ngày càng hẹp lại.

- Ở vùng sát tuỷ răng luôn luôn có một lớp nguyên bào ngà dự trữ cho quá trình tái cấu trúc.

- Ở ngà cũng có quá trình tái cấu trúc ngà quanh ống.

- Sự tái cấu trúc ngà răng là kết quả của quá trình đắp vào hoặc tái hấp thụ ngà. Hiện tượng tái cấu trúc có thể là do điều kiện sinh lý hoặc “phản ứng” đáp ứng kích thích san chấn do bệnh lý hoặc điều trị. Ngoài ra cần phân biệt với quá trình tái tạo xương, tái cấu trúc ngà phụ thuộc vào độ dày của ngà hoặc vùng quanh ngà, độc lập với quá trình biến dưỡng Calciphosphate.

50

Sơ đồ các cơ chế kích thích ngà khác nhau A: Kích thích trực tiếp sợi thần kinh trong vi quản ngà

B: Sự thay đổi thủy động học lên dịch quanh tiểu quản ngà, kích thích thứ cấp lên sợi thần kinh

C: Kích thích tế bào ngà, truyền trực tiếp lên sợi thần kinh tận cùng quanh tế bào ngà

3.2. Sự đắp ngà quanh tuỷ sinh lý:

Sự đắp ngà quanh tuỷ sinh lý là kết quả của quá trình khoáng hoá chất căn bản ngà do nguyên bào ngà tổng hợp và chế tiết.

Quá trình này xảy ra trong suốt quá trình phát triển của răng sữa dẫn đến đóng lỗ chóp.

Ở răng vĩnh viễn, quá trình này xảy ra liên tục tạo ngà quanh tuỷ. Quá trình này làm hẹp tuỷ răng, quá trình đắp vào giống như răng sữa, tuy nhiên do giảm thể tích không gian (hẹp tuỷ) đường ngà thường không đều.

3.3. Sự đắp ngà trong ống sinh lý:

Do sự đắp ngà quanh ống tiến triển và phụ thuộc vào khoảng gian bào quanh nhánh bào tương của nguyên bào ngà mà đường kính của ống ngà bị giảm dần. -Theo đà phát triển của ngà, sự đắp vào ngà gian ống thường bắt đầu ở vùng cách đường men ngà khoảng 100m.

-Với sự gia tăng tuổi vùng đắp vào trong ống tăng dần từ vùng cổ đến vùng chân răng.

-Sự đắp thêm ngà quanh ống có thể khởi đầu cho sự khoáng hoá hoàn toàn hoặc không hoàn toàn- đó là quá trình xơ hoá ngà.

Sự khoáng hoá ngà quanh ống khi quan sát trên tiêu bản xương mài sẽ không thấy ống ngà: vùng ngà đồng nhất, còn gọi là ngà trong suốt.

3.4. Sự đắp ngà phản ứng quanh vùng tuỷ răng:

Tất cả các tác nhân ảnh hưởng đến răng sẽ được lan truyền và ảnh hưởng đến sự biến dưỡng của tế bào tuỷ răng (nguyên bào ngà, tế bào dự trữ) tạo nên sự đắp ngà phản ứng. Tuỳ cường độ và thời gian mà các tác nhân “phản ứng” không vượt quá ngưỡng mà tế bào chịu đựng, bằng không sẽ xảy ra phản ứng đắp ngà. Những tác nhân gây ra có thể là:

-San chấn và những san chấn đa vi thể: các vết đường trong thức ăn đọng lại (đồ ngọt).

-Thói quen áp lên răng những lực: ngậm bút, tẩu thuốc...

-Nguyên nhân bệnh lý: sâu răng tiến triển chậm, tật nghiến răng. -Nguyên nhân điều trị: bịt răng, trám răng.

Giới hạn của sự đắp ngà phản ứng và sinh lý được đánh giá bằng sự hiện diện của đường calci san chấn.

-Đắp ngà phản ứng có thể chế tiết bởi các nguyên bào ngà, tạo những ống ngà không đều đặn, sắp xếp lộn xộn hoặc do các nguyên bào ngà dự trữ, trong trường hợp lớp nguyên bào ngà bị thương tổn. Trong trường hợp này, ngà phản ứng tạo một hàng rào calci, thường không có ngà ống nằm giữa ngà và tuỷ. Ngoài vùng ngà không ống có thể có dạng ngà tuỷ với những ống ngà ít nhiều đều đặn chạy song song ở vùng ngà sát dưới nối men ngà, có thể thấy những “xác” do sự thoái biến của đuôi ngà, với những ống rỗng. Trên tiêu bản răng mài xuất hiện những vết đen là những đường ngà chết.

3.5. Đắp ngà phản ứng trong ống ngà:

Đắp ngà phản ứng trong ống ngà là quá trình khoáng hoá trong ống ngà hoặc xơ hoá trong ống, biểu hiện bằng:

-Xảy ra ở vùng đa thương tổn vi thể. -Ở vùng sâu răng tiến triển chậm. -Dưới vùng trám răng.

Xơ hoá ngà trong ống tạo nên sự kết tủa những tinh thể whitlockite.

3.6. Sự tái hấp thụ ngà sinh lý ngà quanh tuỷ:

Sự tái hấp thụ ngà sinh lý ngà quanh tuỷ là quá trình cần thiết để tiêu chân răng sữa, cần cho quá trình phát triển răng vĩnh viễn.

Quá trình này tương tự quá trình tái hấp thụ xương, kết quả là hình thành những rảnh khuyết giống như khoảng Howship của xương.

3.7. Sự tái hấp thụ ngà phản ứng quanh tuỷ:

Sự tái hấp thụ ngà phản ứng quanh tuỷ là hậu quả của quá trình ly giải mô có nguồn gốc từ tế bào, gồm:

-Do phản ứng viêm mãn tuỷ răng.

-Sự ly giải do mô phản ứng tạo huỷ cốt bào thường xảy ra ở vùng chân răng (do san chấn).

52

-Nhiễm trùng tuỷ răng gây tái hấp thụ vùng quanh lỗ tuỷ chân răng.

3.8. Sự tái hấp thụ ngà quanh ống:

Là quá trình tái hấp thụ ngà quanh ống làm khử khoáng vùng này, hậu quả là gia tăng đường kính ống ngà. Hiện tượng này xảy ra thường do nguyên nhân sâu răng bởi các vi khuẩn sinh acid hoặc do các men của vi khuẩn tạo nên. Ống ngà phì đại tạo nên các vi xoang.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH MÔ PHÔI RĂNG DÀNH CHO SINH VIÊN RĂNG HÀM MẶT (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)