SỰ KIẾN TẠO CHÂN RĂNG 1 ĐẠI CƯƠNG

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH MÔ PHÔI RĂNG DÀNH CHO SINH VIÊN RĂNG HÀM MẶT (Trang 26)

1. ĐẠI CƯƠNG

Sự kiến tạo chân răng bao gồm: - Kiến tạo ngà chân răng.

- Khởi đầu biệt hoá từ bao răng, tạo mô quanh chân răng, tạo ximăng, dây chằng nha chu, xương ổ răng.

Sự kiến tạo chân răng tiếp liền quá trình sinh men và thành lập ngà cổ răng. Kết quả của quá trình biệt hoá tế bào tiếp theo là sự biệt hoá mô tạo điều kiện cho sự lan rộng cơ quan men: hình thành bao biểu mô Hertwig-Von Brunn.

2. BAO RĂNG

Bao răng được hình thành sớm: chỉ sau một chút của giai đoạn mủ răng ở giai đoạn chuông răng. Bao răng bọc toàn bộ cơ quan men và nhú trung mô, tuy nhiên ở phần đáy của nhú trung mô bao bị đứt đoạn bởi các trục mạch máu xâm nhập vào nhú trung mô.

Bao răng là một mô liên kết giàu sợi collagene, những sợi này dày đặc ở trung mô quanh răng và nhú răng, chúng có những xoang đệm, những tế bào trung mô kém biệt hoá, những nguyên bào sợi chạy dọc theo các bó sợi collagene, mạch máu rất phát triển, đặt biệt ở biểu mô men ngoài. Trong quá trình kiến tạo chân răng, những tế bào biểu mô men sát với ngà răng tiêu biến, lớp nguyên bào sợi ở phía trong bao răng sẽ biệt hoá thành nguyên bào cement, tạo khuôn hữu cơ bị khoáng hoá: cement răng.

Tế bào lớp ngoài của bao răng biệt hoá thành tạo cốt bào, những tế bào này tổng hợp và tiết chất căn bản tạo xương ổ răng.

Lớp trung gian tạo dây chằng nha chu. Dây chằng nha chu sẽ gắn một đầu vào lớp ximăng, đầu kia gắn vào xương ổ răng. Những sợi này sẽ đạt được đến sự định hướng sinh lý phù hợp cho quá trình mọc răng.

Trên một răng đang hoạt động, những tế bào dự trữ từ trung mô của bao răng (tạo cốt bào, nguyên bào ximăng, nguyên bào sợi) được bảo tồn những tiềm năng chế tiết theo một phương cách để phần nha chu tự đáp ứng được thường xuyên với những lực kéo, nén sinh lý hoặc phản ứng mà một răng phải chịu sự tác động đó. Đặc tính tự đáp ứng cho phép bảo tồn sự toàn vẹn nha chu một cách sinh lý hoặc bù trừ trong trường hợp có sự thay đổi cân bằng giữa ổ răng - răng hoặc trong răng. 3. SỰ HÌNH THÀNH VÀ CẤU TRÚC BAO BIỂU MÔ HERTWIG - VON BRUNN

Trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển mầm răng, tiếp theo là sự tạo men răng, sự tăng trưởng của cơ quan men tiến đến sự hình thành vùng tương phản, nơi

mà biểu mô men trong tiếp xúc gần như trực tiếp với biểu mô men ngoài, ngăn cách bởi hai màng đáy tiếp xúc trực tiếp với nhau. Ở vùng này tế bào phân chia rất mạnh mẽ.

Sự hình thành chân răng

Men Ngà

Cơ quan men Bao răng Bao biểu mô Hertwig von Brinn Tiền nguyên bào ngà Nguyên bào ngà

26

Vào cuối kỳ sinh men răng, sự phân bào tiếp tục xảy ra ở vùng tương phản, theo cách này sẽ phủ quanh nhú trung mô, tạo thành hai lớp tế bào: lớp ở ngoài sẽ tạo thành biểu mô ngà răng ngoài, lớp bên trong tạo thành biểu mô ngà răng trong. Tất cả gọi là bao biểu mô Hertwig-Von Brunn.

- Lớp tế bào biểu mô ngoài hơi dẹt trong khi lớp tế bào bên trong có hình vuông. - Ở vùng đáy nhú trung mô, bao Hertwig gấp ngang tạo hoành biểu mô.

- Bao biểu mô Hertwig phân thành hai vùng: vùng ngà tuỷ ở trong và vùng nha chu ở ngoài.

Bao biểu mô Hertwig tiếp tục phát triển cho đến khi vùng tương phản chấm dứt sự tạo men, ở đây về sau sẽ là vùng cổ răng. Bao biểu mô phát triển về phía chỏm răng để tạo chân răng.

Ngược với quá trình xảy ra ở vùng quanh cổ răng, lớp tế bào biểu mô trong không biệt hoá để tạo nguyên bào men, mà chúng cảm ứng những nguyên bào sợi quanh nhú trung mô biệt hoá thành nguyên bào ngà, tổng hợp và chế tiết ngà, điều này tạo nên ngà chân răng.

Sự hình thành cement răng Tủy phụ

Men Ngà Cement

Xương ổ

Nguyên bào ngà Biểu mô Hertwig

Bao răng

Xương nền hàm Nguyên bào ngà (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hoành biểu mô

Men Ngà Bao răng

Nguyên bào ngà

Hoành biểu mô Bao răng

Biểu mô Hertwig Nguyên bào ngà đang biệt hóa

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH MÔ PHÔI RĂNG DÀNH CHO SINH VIÊN RĂNG HÀM MẶT (Trang 26)