SỰ TẠO THÀNH NHA CHU

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH MÔ PHÔI RĂNG DÀNH CHO SINH VIÊN RĂNG HÀM MẶT (Trang 32)

Dây nha chu là những dây chằng nối răng với xương ổ bằng những sợi collagene. Những sợi này có vai trò neo răng vào ổ răng và luôn luôn được tái cấu trúc trong quá trình phát triển của răng và mào xương ổ.

Nha chu thành lập cuối cùng là ở phần đỉnh chỏm chân răng, ở phần này trong quá trình tái cấu trúc răng chưa được hình thành, ở thời kỳ đầu chúng hình thành những sợi ngang gọi là dây chằng Hamac. Dây chằng này chỉ có tính chất tạm thời về sau chân răng nối với xương ổ răng bằng những sợi hình rẻ quạt.

1. ĐẠI CƯƠNG

Men răng bao quanh vùng cổ răng, là tổ chức cứng nhất cơ thể do sự khoáng hoá cao độ.

Kết quả của sự khoáng hoá chất căn bản men được chế tiết từ nguyên bào men. 2. THÀNH PHẦN CỦA MEN RĂNG

2.1. Chất căn bản hữu cơ:

Chất căn bản hữu cơ của men răng chiếm 2% trọng lượng men răng ở người lớn. - Thành phần protein chiếm 58%, lipid 40%, nước 2%. Thành phần protein gồm protein cấu tạo men răng chiếm một lượng lớn acide amine: glycine, glutamique, serine và aspartique; phosphoproteine.

- Thành phần lipide: thành phần chính là phospholipide và phospholipoprotein, là thành phần chính của nhú Tomes kéo dài, bị vùi trong chất men trong.

- Những phức hợp proteines-saccharides chiếm một lượng rất nhỏ 0,4-0,5%. Chất căn bản men do nguyên bào men chế tiết ở giai đoạn trưởng thành, sau đó phần lớn bị tái hấp thụ bởi tế bào này khi quá trình khoáng hoá chất căn bản xảy ra. 2.2. Pha khoáng hoá:

Thành phần khoáng chiếm 96-98% khối lượng men, 2% nước. Pha khoáng hoá là quá trình hình thành tinh thể hydroxyapatite (Ca₁₀(PO₄)₆(OH)₂). Mỗi tinh thể hydroxyapatite là một thành phần cơ bản gồm 18 ion, hình lục giác dẹp cạnh 0,942nm tạo góc 120º và 60º, chiều cao (trục c) thẳng góc với cạnh a, b cao 0,688nm, các đơn vị này kết hợp tạo thành khối tinh thể. Ở men răng tinh thể hydroxyapatite kết hợp thành dải, chứa nhiều chất hữu cơ bị thoái hoá và các khối hình cầu của chất này. Một vài nơi sự khoáng hoá bị khiếm khuyết tạo thành những đường khuyết.

Ở men răng tỷ lệ Ca/P chừng 2,08 (2,15 ở vùng men thuần nhất). Trong quá trình khoáng hoá, một số ion được tích hợp vào men răng, do đó có thể có các ion khác nằm trong men răng:

- Carbonate chiếm 1,5-2% của tinh thể. Lượng carbonate giảm dần trong quá trình trưởng thành của men và thường được thay thế bởi magnésium.

- Fluor có thể kết hợp vào tinh thể bằng cách thế gốc OH hoặc kết hợp với gốc OH tạo nối OH-F.

- Những ion khác: K, Cl, Si, Fe, Zn, S chiếm một lượng nhỏ (1%). - Một số vi lượng: Ag, Sr, Br, Cr...

Ở bề mặt của men, sau khi răng mọc thì bề mặt men chịu ảnh hưởng của các chất trong môi trường xoang miệng, có sự trao đổi chất ở men, tuỳ theo thành phần thức ăn và nước bọt. Có một sự tập trung Ca, Zn, Si, Fe, Pb cao ở mặt men so với vùng trung gian, ngược lại ở vùng bên trong lớp men lượng carbonate, Mg, Zn, Na, nước thường cao hơn vùng bên ngoài.

32

Lượng PO₄ và K đồng nhất suốt lớp men. Sự trao đổi ion thường xảy ra ở lớp bề mặt men trong lúc lớp giữa các tinh thể men tương đối ổn định.

* Mật độ men trung bình là 2,9. Ở vùng ngoài cao hơn 2,98 ứng với trong 2,86, điều này phản ánh sự tăng trưởng khác nhau của mỗi vùng và thành phần hữu cơ của vùng nối men ngà so với bề mặt của men.

* Đường tăng trưởng: do quá trình tiết và tái hấp thụ của nhú Tomes của nguyên bào men tạo ra các đợt sóng tiết và tái hấp thụ, hình thành các tinh thể hydroxyapatite.

Tâm của trụ men thường song song với nhau, trục c của trụ men song song với trục dài nhất.

Ở vùng ngoại vi trụ men tinh thể thường chạy xiên.

Đuôi của trụ men hướng một góc 40º so với trục thẳng đứng của tâm trụ men. Giữa các trụ men là chất hữu cơ gọi là bao trụ.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH MÔ PHÔI RĂNG DÀNH CHO SINH VIÊN RĂNG HÀM MẶT (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)