CẤU TRÚC MÔ HỌC 1 Những tế bào:

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH MÔ PHÔI RĂNG DÀNH CHO SINH VIÊN RĂNG HÀM MẶT (Trang 67)

2.1. Những tế bào:

- Nguyên bào xương: nguyên bào xương có nguồn gốc từ trung mô. Nguyên bào xương tổng hợp và chế tiết những tiền chất của chất căn bản xương. Nguyên bào xương hiện diện ở những vùng sinh xương:

+ Ở mặt trong của màng xương phủ xương vỏ. + Ở bề mặt của bè xương xốp.

+ Dọc theo xương ổ chính danh ở vùng xảy ra sự đắp xương.

Nguyên bào xương có hình tròn, nhân lệch. Hệ bào quan phát triển đáp ứng nhu cầu tổng hợp protein, các bào quan này phân bố đều giữa nhân và cực chế tiết. Ty thể nhiều nhú, bào tương chứa nhiều vi sợi, vi ống, nhiều túi. Bộ Golgi chứa các hạt, sợi và các enzym hoạt tính: phosphatase, phosphorylase, esterase. Ở cực chế tiết, màng bào tương trải rộng gắn liền với chất dạng xương đang khoáng hoá trong quá trình hoạt động. Cực chế tiết của nguyên bào xương có thể giảm dần, nguyên bào xương biến thành tế bào xương bị vùi trong chất căn bản mà nó chế tiết.

- Tế bào xương: tế bào xương có nguồn gốc từ nguyên bào xương đầu tiên bị vùi trong chất căn bản dạng xương, dần dần chất căn bản dạng xương bị khoáng hoá, tế bào xương bị vùi trong chất căn bản xương.

Tế bào xương phân bố theo phiến xương được đắp dần. Tế bào xương nằm trong hốc xương với các nhánh bào tương nối với nhau và nằm trong tiểu quản xương. - Huỷ cốt bào: huỷ cốt bào có nhiệm vụ tái hấp thụ xương, được hình thành từ tiền cốt bào có nguồn gốc từ tế bào mono.

Huỷ cốt bào là những tế bào lớn, phân thuỳ, di động, nhiều nhân. Bào tương chứa nhiều bào quan phát triển, bộ Golgi tạo nhiều túi chứa các men phân giải protein vào gian bào (chất căn bản xương) theo cơ chế xuất bào.

Ở mặt trong xương bị tái hấp thụ, huỷ cốt bào bám vào bằng các bờ bàn chải. Hoạt động của huỷ cốt bào để lại những khuyết xương gọi là khuyết Howship. 2.2. Mô xương:

Thành phần của mô xương: chất căn bản xương gồm khung hữu cơ (21%), khoáng chất (70%) và nước (9%).

* Khung hữu cơ:

+ Collagene type I chiếm 90% thành phần protein. Tiền sợi collagene được tổng hợp từ tạo cốt bào và đổ vào môi trường ngoại bào. Tiền sợi collagene với nhau để tạo thành sợi collagene. Sự sắp xếp của các sợi này sẽ định hướng cho các tinh thể khoáng hoá.

+ Osteocalcine: giàu acid  carboxyglutamique (1-2%), tham gia vào quá trình liên kết calcium - protein.

+ Phức hợp phosphoprotein và phospholipoprotein. + Osteonectine: có nhiều ở phôi.

66

+ Những glycosaminoglycans: chondroitine sulphate và kerantane sulphate. + Glycoprotein, sialo-protein.

* Khoáng chất:

Khoáng chất là những tinh thể calci phosphate, phần lớn ở dạng hydroxy apatite, một lượng nhỏ calci phosphate ở dạng vô định hình hoặc ở dạng tinh thể khác, đăch biệt là tinh thể phosphate tricalcique, điều này phản ánh tình trạng thường xuyên huy động calci trong quá trình biến dưỡng calci - phosphate bảo đảm cho sự điều hoà calci máu.

Ngoài calcium và phosphate, ở xương đã khoáng hoá còn chứa calcium carbonate, magnesium phosphate và các thành phần vi lượng: sắt, kẽm.

2.3. Cấu tạo mô học:

Cấu tạo của xương ổ răng thay đổi tuỳ thuộc chức năng của những vùng có liên quan.

* Ở xương vỏ: bề mặt của ổ xương vỏ bao phủ bởi màng xương liên tục với màng

xương của thân xương hàm.

Sự phát triển của xương vỏ được thực hiện bằng cách đắp dần do sự biệt hoá của màng xương ở bề mặt có những sợi collagene đến gắn với nướu dính.

Xương vỏ là những phiến xương dày chừng 5-7, phản ánh quá trình tăng trưởng bằng cách đắp dần, các tế bào xương phân bố dọc theo phiến xương.

Ở mặt ngoài xương vỏ, các phiến xương xếp song song với nhau. Ở mặt trong là xương Have đặc, phản ánh quá trình giữa sinh xương và huỷ xương (hệ thống Have hoàn toàn và không hoàn toàn).

* Ở xương xốp: hình thành bởi các bè xương, ở giữa là các tuỷ tạo huyết. Bờ bè

xương thường được đắp dần bởi các dãy tạo cốt bào. Các bè xương chịu sự tác động của hoạt động chuyển hoá calci-phosphate một phần và một phần khác của tác động chuyển dịch các mô quanh răng.

Tuỷ tạo huyết là một khối mô giàu mao mạch bạch huyết và thần kinh.

* Ở xương sàn: xương ổ chính danh là nơi neo bám các dây chằng nha chu.

Được lập bởi những tế bào xương mà cấu trúc thay đổi tuỳ theo chức năng của từng vùng (vùng nghỉ, vùng hoạt động chức năng của các huỷ hoặc các tạo cốt bào). Xương ổ chính danh là nơi thường xuyên xảy ra sự sửa đổi mô xương, thay đổi cấu trúc mô học và kết quả là tạo ra những vùng không đồng nhất, đó là: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Ở những vùng đắp xương: thành xương ổ được phủ bởi mô dạng xương đang trong quá trình khoáng hoá, chất dạng xương được tổng hợp và chế tiết bởi những nguyên bào xương, những tế bào này thường được xếp thành một hàng trên bề mặt chất căn bản xương mà chúng đang chế tiết.

Giữa những tạo cốt bào là những bó sợi collagene của dây chằng nha chu, những sợi này được gọi là sợi ngoại sinh, về sau hợp nhất trong quá trình khoáng hoá mô xương, tạo thành những bó sợi Sharpey. Sợi Sharpey dày hơn ở xương ổ chính danh so với các sợi Sharpey ở ximăng răng.

* Ở vùng nghỉ: phủ ngoài xương là lớp tế bào thuộc nhóm nguyên bào sợi, ở

vùng này cấu trúc xương đồng nhất, thành xương đều đặn. Giai đoạn nghỉ là thời kỳ xen giữa chu kỳ đắp thêm và huỷ xương của quá trình sửa sang xương ổ.

* Ở vùng tái hấp thụ: bề mặt không đều, hiện diện nhiều khuyết Howship, đó là

những rãnh tạo nên do các huỷ cốt bào. Tuy nhiên bên cạnh vùng tái hấp thụ, luôn luôn có những vùng xương đang được đắp vào vùng nghỉ. Trên bề mặt của xương ổ chính danh tồn tại đồng thời các đặc điểm sau:

+ Những điểm tái hấp thụ hoạt động: với những khuyết Howship với bờ là các huỷ cốt bào. Chất căn bản xương bị phá huỷ, các sợi Sharpey bị phân tán lộn xộn. + Vùng những tế bào kém biệt hoá.

+ Vùng đắp xương tối thiểu, bờ được lợp bởi một ít các tạo cốt bào bù trừ một phần quá trình tái hấp thụ.

+ Vùng bề mặt không hoạt động: nơi chấm dứt quá trình: tái hấp thụ - đảo ngược - hình thành xương.

2.4. Mô sinh lý học:

Xương ổ răng là nơi thường xuyên xảy ra sự thay đổi và tái cấu trúc cải biên cấu trúc mô học. Quá trình này gắn liền với:

- Quá trình hằng định calci-phosphate máu.

- Chức năng chịu đựng thường trực các lực tác động lên răng - nha chu.

Sơ đồ phân bố thần kinh ở tủy răng

Ngà Tiền ngà

Nguyên bào ngà

Lỗ đỉnh Sợi Myelin hóa Bao Myelin

Sợi tận cùng không Myelin nằm quanh và dưới nguyên bào ngà

68

Có thể tóm tắt quá trình tái cấu trúc và sửa đổi xương ổ răng ở bảng dưới đây: Sự đắp thêm Tái hấp thụ Ca⁺⁺ máu tăng ↓ Calcitocine tăng ↓ Tạo cốt bào ↓ Đắp xương ↓ Thu calci ↓

Calci máu giảm

Ca⁺⁺ máu giảm ↓ Parahormone tăng ↓ Huỷ cốt bào ↓ Tái hấp thụ xương ↓ Giải phóng Ca ↓

Calci máu tăng

Bảng 1: Sự thay đổi mô xương theo sự biến động biến dưỡng calci-phosphate.

Sự đắp thêm Tái hấp thụ Sự kéo ↓ Tạo cốt bào ↓ Đắp xương 1. Sinh lý: - Di lệch trục. - Mọc răng thụ động. 2. Phản ứng: - Thiểu năng.

- Mất răng đối diện hoặc nghiêng do thiếu cân bằng giữa các răng. 3. Trị liệu: - Chuyển răng. Đè ép ↓ Huỷ cốt bào ↓ Hấp thụ 1. Sinh lý: - Di lệch trục. 2. Phản ứng: - Cường năng. - Viêm, nhiễm trùng. 3. Trị liệu: - Chuyển răng.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH MÔ PHÔI RĂNG DÀNH CHO SINH VIÊN RĂNG HÀM MẶT (Trang 67)