Kiểm soát thực hiện kế toán quản trị chi phí xây dựng tại Công ty Cổ phần Cầu

Một phần của tài liệu Kế toán quản trị chi phí xây dựng của công ty cổ phần cầu 14 (Trang 69)

17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 3.153 3.365 4

3.2.5 Kiểm soát thực hiện kế toán quản trị chi phí xây dựng tại Công ty Cổ phần Cầu

phần Cầu 14

Công ty đã tự thiết kế báo cáo như: Báo cáo tình hình sử dụng nguyên vật liệu trực tiếp, báo cáo lao động và báo cáo vật tư xuất dùng cho từng công trình, hạng mục công trình. Ngoài ra, Việc kiểm soát chi phí ở Công ty được thực hiện dựa trên các báo cáo thực hiện do các Ban chỉ huy công trình lập như: Báo cáo tình hình thi công dùng để đối chiếu với kế hoạch tiến độ thi công, Báo cáo sản lượng thực hiện nhằm ñánh giá khả năng sản xuất của từng đơn vị nhận khoán, Báo cáo tiền lương nhằm kiểm soát ngày công, đơn giá tiền công lao động trong tháng, Báo cáo khối lượng hoàn thành, Báo cáo kiểm kê vật tư tiêu hao, vật tư luân chuyển, công cụ dụng cụ, tài sản cố định, khối lượng dở dang,...

3.2.5.1 Kiểm soát chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Hằng tháng, đội trưởng đánh giá sơ bộ khối lượng đã thực hiện của đội, đối chiếu với kế hoạch và tiến độ thi công. Việc theo dõi thường xuyên như vậy giúp các tổ thi công trong đội có thể quản lý chi phí phát sinh ở từng tổ, kịp thời hạn chế những sai sót phát sinh ngoài dự toán, phòng ngừa việc thi công không đúng thiết kế, phá dỡ làm lại,... Kế toán đội thi công sẽ tập hợp các chi phí nguyên vật liệu để báo cáo tình hình thực hiện chi phí so với dự toán công trình của đội gửi về phòng kế toán của công ty.

Bảng 3.4: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp công trình gói A2 giai đoạn khoan cọc nhồi từ mố A2 đến trụ T6

Nguyên vật liệu Đơn

vị Dự toán Thực tế Chênh lệch Khối lượng Đơn giá (đồng) Khối lượng Đơn giá (đồng) Do lượng Do giá

Bê tông thương phẩm m3 85.640 7.945 85.640 7.947 0 171.280

Thép phi 10 Cây 445 104.000 448 104.000 312.000 0 Thép phi 12 Cây 4.246 114.800 4.246 114.980 0 764.280 Thép phi 16 Cây 6.090 237.000 6.090 237.000 0 0 Thép phi 20 Cây 928 426.000 928 426.000 0 0 Thép phi 22 Cây 1.030 426.000 1.030 426.500 0 515.000 Thép phi 25 Cây 502 426.800 502 427.200 0 200.800 Thép phi 32 Kg 1.280 460,000 1.280 461.500 0 1.770.000 Thép phi ống Cây 652 735,000 652 735.000 0 0 Lan can m3 2.380 210.500 2.386 210.500 0 0 Oxi Bình 15 395.000 15 395.000 0 0 Bình ga Bình 8 370.000 8 387.000 0 102.000 Que hàn Kg 200 25.000 204 25.000 100.000 0 Ống nhựa Ống 270 485.000 270 485,000 0 Cọc Cái 12 285.700 13 285.700 285.700 0 Keo dán Hộp 8 115.000 8 115.000 0 0 Bentonite m3 187 520,000 187 520.000 0 0 Cóc nối lồng cốt thép Cái 272 564.800 272 564.800 0 0 Cữ lồng thép Cái 104 635.000 104 635.000 0 0 Bulong các loại Kg 1.805 18.500 1.805 18.500 0 0 Tổng chi phí 5.730.533.700 5.734.688.760 4.155.060 0,07

(Nguồn: Phòng Kế toán, phòng Đấu thầu và quản lý dự án)

Qua bảng số liệu trên và sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn, ta thấy sự chênh lệch của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của công trình gói thầu A2 An Sương- An Lạc giai đoạn khoan cọc nhồi mố A2 đến trụ T6 chủ yếu do giá của vật liệu thay đổi, tập trung chủ yếu ở các nguyên vật liệu chính nhất để xây dựng công trình như: thép các loại, bê tông, ga. Bên cạnh đó cũng có sự thay đổi do khối lượng của nguyên vật liệu thay đổi.

•Trong xây dựng giai đoạn khoan cọc nhồi thì vật tư sử dụng chủ yếu là: thép, bê tông thương phẩm, ga… và đây cũng chính là các vật tư có sự biến động giá cả lớn trong thời gian qua. Với tỉ trọng chi phí vật liệu chiếm 40 -70% thì sự biến động này có ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình thi công cũng như chi phí của dự án.

- Chi phí của các loại thép mà công trình An Sương- An Lạc sử dụng cũng có nhiều biến động tùy loại. Hầu hết các loại thép chiếm tỉ trọng chủ yếu trong cơ cấu sử dụng đã tăng hơn về giá, như thép phi 25 tăng 400 đồng/kg làm chi phí tăng do giá là 200.800 đồng, thép phi 22 tăng 500 đồng/cây làm chi phí tăng 515.000 đồng; thép phi 12 tăng 180 đồng/cây làm chi phí tăng do giá tăng 764.280 đồng; thép ống cũng tăng 1.500 đồng/cây nên chi phí chênh lệch tăng do giá giữa thực tế và dự toán là 1.770.000 đồng.

- Giá của bê tông thương phẩm tăng nhẹ, làm chi phí tăng 171.280 đồng. - Sự thay đổi giá của vật liệu ga loại bình 12 kg- một nguyên liệu khá hao tốn dùng để cắt thép, tăng từ 370.000 đồng/bình lên 387.000 đồng/bình làm chi phí tăng 102.000 đồng do giá tăng.

• Một số nguyên vật liệu có sự thay đổi chi phí so với dự toán do thay đổi khối lượng sử dụng, như thép phi 10, que hàn, cọc.

- Thép phi 10 sử dụng tăng 3 cây so với dự toán, làm chi phí tăng 312.000 đồng.

- Vật liệu que hàn thực tế sử dụng tăng 4 kg, làm chi phí tăng thêm do lượng là 100.000 đồng.

- Chi phí vật liệu cọc cũng tăng hơn dự toán do lượng sử dụng tăng 1 cây, làm chi phí tăng 285.700 đồng.

Cuối tháng, đội thi công gửi báo cáo nhân công về khối lượng công việc đã thực hiện trong thán, kế toán công trình căn cứ vào đó và kèm theo bảng chấm công để thanh toán tiền cho công nhân, sau đó hoàn chứng từ về phòng quản lý dự án, tổng hợp kiểm tra và hoàn thiện chứng từ. Do tính chất công việc xây dựng là lao động tập thể nên không thể tách riêng khối lượng công việc của từng người để tính lương theo sản phẩm mà chỉ dựa vào trình độ tay nghề của họ để tính lương theo thời gian.

•Căn cứ thực hiện quản trị chi phí nhân công:

+ Căn cứ vào hợp đồng giao khoán với đội thi công đã kí kết + Căn cứ vào dự toán chi phí nhân công do phòng kế hoạch lập + Căn cứ vào tiến độ và khối lượng thực tế thực hiện tại công trường

Bảng 3.15: Chi phí nhân công trực tiếp công trình gói A2 An Sương- An Lạc giai đoạn khoan cọc nhồi mố A2 đến trụ T6.

Loại lao động (Bậc

Dự toán Thực tế Chênh lệch

Số giờ Đơn giá (đồng)

Số giờ Đơn giá (đồng) Do giờ (đồng) Do giá (đồng) 3,0/7 2.400 115.000 2.400 115.520 0 1.248.000 3,5/7 2.000 125.500 2.000 126.000 0 1.000.000 4,0/7 1.600 136.700 1.610 137.000 1.367.000 4.514.400 4,5/7 1.300 137.980 1.300 138.500 0 676.000 5,0/7 800 139.000 800 140.000 0 800.000

(Nguồn: Phòng Kế toán, phòng Đấu thầu và quản lý dự án)

Biến động chi phí nhân công trực tiếp giữa thực tế với dự toán gắn với hai nhân tố chính là đơn giá nhân công và khối lượng lao động trực tiếp hao phí. Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn ta thấy sự chênh lệch của chi phí nhân công trực tiếp giữa thực tế và dự toán chủ yếu do sự thay đổi về đơn giá tiền công lao động.

Trong sự thay đổi do đơn giá lao động thay đổi tăng giữa thực tế và dự toán ta thấy thay đổi đơn giá lao động của nhân công bậc 4,0/7 lớn nhất, thay đổi của

số giờ lao động của nhân công bậc 3,0/7 đứng thứ hai, thay đổi của số giờ nhân công bậc 3,5/7 đứng thứ ba và thay đổi theo hướng tăng của số giờ nhân công bậc 5,0/7 là ít nhất. Đơn giá tiền công lao động của công nhân bậc 4,0/7 tăng 520 đồng làm cho chi phí nhân công chênh lệch do giá là 1.248.000 đồng. Số tiền công lao động của công nhân bậc 3,0/7 tăng 500 đồng, tăng chi phí do số giờ là 1.000.000 đồng.

Bảng so sánh cũng chỉ ra rằng thực tế sự thay đổi của chi phí nhân công trực tiếp xây dựng giai đoạn khoan cọc nhồi mố A2 đến trụ T6 của công trình An Sương- An Lạc là do giờ công lao động của nhân công 4,0/7 tăng 10 giờ, làm chi phí tăng 1.367.000 đồng.

Như vậy, chi phí nhân công trực tiếp của công trình gói thầu A2 An Sương- An Lạc có sự thay đổi giữa thực tế thực hiện và dự toán chủ yếu do sự thay đổi của đơn giá tiền công. Sự tăng lên này là vì có sự thay đổi của nhà nước về cơ chế trả lương cơ bản quy định tăng.

3.2.5.3 Chi phí máy thi công

Việc tổ chức thi công hiện nay ở Công ty thường kết hợp giữa thủ công và máy thi công. Chi phí phục vụ cho xe, máy thi công tại đơn vị được theo dõi trên sổ chi tiết về khấu hao máy thi công, sổ chi tiết về tiền lương, sổ chi tiết nhiên liệu, vật liệu sử dụng cho xe máy thi công. Chi phí thuê xe, máy thi công được theo dõi trên sổ chi tiết. Máy thi công thuê ngoài theo ca máy hoạt động.

•Căn cứ thực hiện quản trị chi phí máy thi công:

- Căn cứ vào hợp đồng đã giao khoán cho đội thi công đã kí kết - Căn cứ vào dự toán chi phí máy thi công do phòng kế hoạch lập

- Căn cứ vào đinh mức xây dựng cơ bản về hao phí máy thi công, định mức cấp phát nhiên liệu của nhà nước, công suất ca máy hoạt động theo nhà sản xuất.

- Căn cứ vào tiến độ và khối lượng ca máy thực tế thực hiện tại công trường

Bảng 3.16: Chi phí máy thi công công trình gói A2 An Sương- An Lạc giai đoạn khoan cọc nhồi mố A2 đến trụ T6.

Máy thi công Dự toán Thực tế Chênh lệch Khối lượng (ca) Đơn giá (đồng) Khối lượng (ca) Đơn giá (đồng) Do lượng (đồng) Do giá (đồng) Máy khoan 98 5.750.000 98 5.750.000 0 0 Máy xúc 115 1.775.000 115 1.800.00 0 2.875.000 Ô tô vận chuyển 38 1.210,000 40 1.210.000 2.420.000 0 Thầu phụ 300 120.000 300 123.000 0 900.000

(Nguồn: phòng Kế toán, phòng Đấu thầu và quản lý dự án) Tiếp tục sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn và so sánh ta dễ dàng nhận ra chi phí thực tế cho ô tô vận chuyển và chi phí thầu phụ tăng hơn so với dự toán do khối lượng tăng, và chi phí thực tế của máy xúc tăng do đơn giá tăng. Chi phí sử dụng ô tô vận chuyển cũng tăng do sự tăng của số ca làm việc, tăng 2 ca, làm chi phí tăng do khối lượng làm việc là 2.420.000 đồng. Sự tăng ca làm này là do vận chuyển thêm một số nguyên vật liệu, chuyển khối lượng đất đá làm mặt bằng thi công.

Chi phí sử dụng máy xúc lại tăng do đơn giá tăng, vì giá trị đơn giá lớn nên chi phí tăng do giá cũng khá lớn, 2.875.000 đồng.

Trong khi đó chi phí thầu phụ cũng tăng do giá tăng 900.000 đồng so với dự kiến.

Bảng 3.17: Chi phí nhiên liệu máy thi công công trình gói A2 An Sương- An Lạc giai đoạn khoan cọc nhồi.

Nhiên liệu Dự toán Thực tế Chênh lệch Khối lượng (lít) Đơn giá (đồng) Khối lượng (lít) Đơn giá (đồng) Do lượng (đồng) Do giá (đồng) Dầu Diezel 9.850 21.315 9.853 21.492 63.945 1.743.981 Dầu thủy lực 452 21.718 452 21.815 0 43.844 Xăng A92 438 22.170 435 22.450 -66.033 121.800 (Nguồn: phòng Kế toán, phòng Đấu thầu và quản lý dự án) Qua bảng số liệu trên ta thấy chi phí sử dụng một số nhiên liệu chính phục vụ cho quá trình vận hành máy thi công cũng chịu ảnh hưởng chủ yếu do sự biến động đơn giá thực tế.

Dầu Diezel là nhiên liệu của nhiều loại máy móc nên có khối lượng sử dụng rất lớn. Thực tế lượng sử dụng tăng hơn dự toán 3 lít, làm chi phí tăng do khối lượng sử dụng tăng là 63.945 đồng. Không những thế chi phí của loại nhiên liệu này còn tăng mạnh do giá của 1 lít dầu Diezel tăng 21.492 đồng trong thực tế, làm chi phí tăng do giá lớn, 1.743.981 đồng.

Xăng A92 cũng là một loại nhiên liệu chủ yếu để trong quá trình vận hành máy thi công. Chi phí tăng đơn giá của xăng A92 cũng biến động tăng hơn so với dự toán là 280 đồng/lít do đó chi phí tăng do giá là 121.800 đồng. tuy nhiên do sự sắp xếp bố trí máy sử dụng nên lượng sử dụng tiết kiệm được 3 lít, làm chi phí giảm do lượng 66.033 đồng, không đáng kể.

Nhiên liệu dầu thủy lực cũng có sự biến động chi phí do đơn giá thay đổi. Do giá của 1 lít dầu tăng 97 đồng nên chi phí tăng 43.844 đồng do giá tăng.

Toàn bộ chi phí này được theo dõi trên bảng kê chi tiết và sổ tổng hợp chi phí chung của toàn công trình. Cụ thể kế toán công trình tập hợp các chứng từ liên quan đến chi phí phát sinh chung cho toàn công trình, lập bảng kê chi phí chung. Kế toán công ty căn cứ vào bảng kê này và dựa vào bảng tính lương, bảng tính khấu hao,… để tổng hợp chi phí chung cho toàn công trình.

Chi phí sản xuất chung dự toán của giai đoạn thi công này là 426.041.429 đồng, nhưng thực tế phát sinh là 424.843.652 đồng, giảm 1.197.777 đồng. Do giảm được chi phí kiểm tra chất lượng công trình và khoản dự kiến dành cho khấu hao máy.

Bảng 3.18: Tổng hợp chi phí công trình An Sương- An Lạc giai đoạn khoan cọc nhồi mố A2 đến trụ T6.

(Đơn vị: đồng)

Chỉ tiêu Dự toán Thực tế Chênh lệch

(+/-) (%) Chi phí nguyên vật liệu 5.730.533.700 5.734.688.76 0 4.155.060 0,07 Chi phí nhân công 1.036.294.00 0 1.041.868.00 0 5.574.000 0,54 Chi phí máy thi công 529.213.992 531.529.445 1.751.953 0,33

Chi phí sản xuất chung 426.041.429 424.843.652 -1.197.777 -0,28 Tổng cộng 7.722.083.12 1 7.732.929.85 7 10.846.736 0,14

Bảng này tổng hợp từ trên nhưng có CP MTC dự toán và CP SXC dự toán là e bịa =)) Vì như e nói CP MTC e chỉ lấy dự toán là các máy chính, SXC dự toán là cho cả công trình, chỉ có số PS Sổ cái là thực tế nên e để đúng.

Như vậy so sánh tổng hợp chi phí của công trình gói thầy A2: An Sương- An

Lạc giai đoạn khoan cọc nhồi mố A2 đến trụ T6 ta thấy chi phí thực tế đã tăng hơn so với dự toán là 10.846.736 đồng, tức là tăng 0,14% so với dự toán. Sự biến động này chủ yếu do sự tăng của chi phí nhân công và chi phí máy thi công. Mặc dù chi phí sản xuất chung thực tế đã giảm hơn so với dự toán nhưng không đáng kể so với các chi phí khác. Điều đó cho thấy công tác lập dự toán chi phí còn nhiều hạn chế, làm cho chi phí thực tế chênh lệch nhiều so với dự toán đề ra. Vì vậy cần có phải kiểm soát tốt hơn các chi phí phát sinh từ khâu lập dự toán đến triển khai hoạt động, đặc biệt là công tác dự báo sự biến động của đơn giá nguyên vật liệu, đơn giá tiền công và đơn giá máy thi công.

Một phần của tài liệu Kế toán quản trị chi phí xây dựng của công ty cổ phần cầu 14 (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w