Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của người lao động đối với tổ chức tại Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện 4 (Trang 53)

Nghiên cứu này được thực hiện tại Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 4 với đối tượng nghiên cứu là sự thỏa mãn của người lao động tại Công ty.

4.2.2 Mẫu nghiên cứu a. Chọn mẫu

Mẫu được lấy theo phương pháp thuận tiện bằng cách phát bảng câu hỏi cho người lao động đang làm việc tại Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 4. Đối với những câu hỏi nào mà một số người lao động tại Công ty vẫn chưa rõ nghĩa thì tác giả tiến hành giải thích cho việc đánh giá mức độ thỏa mãn chính xác hơn.

b. Kích thước mẫu

Dựa vào lý thuyết phân phối mẫu lớn của Raykov & Widaman (1995) thì đòi hỏi phải có kích thước mẫu lớn mới đủ độ chính xác. Tuy nhiên, kích thước mẫu bao nhiêu là lớn vẫn chưa được xác định rõ ràng. Theo nhà nghiên cứu Hoelter

(1983) thì kích thước mẫu tối thiểu là 200. Theo Paul Hague (2002) thì đối tượng nghiên cứu trên 100.000 thì độ lớn của mẫu là 384.

Theo kinh nghiệm nghiên cứu của hai nhà nghiên cứu Cao Hào Thi và Phạm Xuân Lan thì cho rằng: Số lượng mẫu cần thiết bằng số lượng biến quan sát * 5. Bảng câu hỏi này có 38 biến quan sát (Xem phụ lục số 3). Vì thế, nếu theo tiêu chuẩn 5 mẫu một biến quan sát thì kích thước mẫu cần là 38*5 = 190 bảng câu hỏi.

Đểđạt được kích thước mẫu đề ra, 250 bảng câu hỏi đã được chuẩn bị.

Phiếu được phát ra là 250, thu về 241 phiếu (đạt tỷ lệ 96,4%), 47 phiếu bị

loại bỏ do có nhiều mục hỏi không được trả lời hoặc chỉ có một sự lựa chọn duy nhất cho tất cả các mục hỏi (được kiểm tra bằng mắt). Cuối cùng có 194 bảng câu hỏi hoàn chỉnh được sử dụng. Vì vậy, kích thước mẫu cuối cùng là 194.

Dữ liệu được nhập và làm sạch thông qua phần mềm SPSS 18.0

4.3 Làm sạch và xử lý dữ liệu

Dữ liệu sau khi thu thập được mã hóa và nhập liệu. Để đảm bảo mức độ

chính xác, việc nhập liệu được thực hiện bởi 2 lần.

Dữ liệu sau khi nhập xong được tiến hành làm sạch nhằm phát hiện những sai sót trong quá trình nhập liệu, đảm bảo số liệu đưa vào phân tích là đầy đủ, thống nhất và chính xác.

Phương pháp thực hiện: Sử dụng bảng tần số để rà soát lại tất cả các biến quan sát.

Kết quả thực hiện: Sau khi dùng phương pháp lập bảng tần số, kết quả cho thấy: không tìm thấy biến nào có thông tin sai lệch.

4.4 Mô tả mẫu

Nghiên cứu này chọn mẫu với 04 biến kiểm soát: Giới tính, tính chất công việc, trình độ học vấn, độ tuổi. Kết quả phân tích sẽ trả lời câu hỏi mẫu điều tra có mang tính đại diện hay không. (Phụ lục số 05)

Bảng 4.1: Bảng cơ cấu lao động của Công ty và mẫu Công ty Mẫu Chỉ tiêu Số lao động (Người) Tỷ lệ (%) Số đáp viên (Người) Tỷ lệ (%) Tng s lao động 529 100 194 100 1. Theo giới tính Nam 462 87,33 173 89,2 Nữ 67 12,67 21 10,8

2. Theo tính chất công việc

Gián tiếp 79 14,93 20 10,3 Trực tiếp 450 85,07 174 89,7 3. Theo trình độ học vấn Trên đại học 36 6,82 9 4,6 Đại học 343 64,82 152 78,4 Trung cấp-Cao đẳng 66 12,48 17 8,8 Phổ thông 84 15,88 16 8,2 4. Theo độ tuổi Từ 18 - 25 40 7,56 13 6,7 Từ 26 - 35 317 59,92 129 66,5 Từ 36 - 45 106 20,04 35 18,0 Từ 46 - 55 60 11,34 15 7,7 Trên 55 6 1,13 2 1

4.4.1 Giới tính

Trong số 194 người lao động tham gia trả lời câu hỏi, có 173 người là nam giới chiếm 89,2% và 21 người là nữ giới chiếm tỷ lệ 10,8%. Dữ liệu thu thập được có sự chênh lệch lớn về giới tính, nhưng phù hợp với cơ cấu lao động theo giới tính của Công ty. Vì trên thực tế tại Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 4 số lượng người lao động là nam giới chiếm tỷ lệ nhiều hơn người lao động là nữ giới (Nam: 87,33%; Nữ: 12,67%).

Hình 4.1: Biểu đồ cơ cấu lao động theo giới tính 4.4.2 Tính chất công việc

Lao động gián tiếp bao gồm: Cán bộ quản lý, nhân viên văn phòng, nhân viên phục vụ, lái xe, nhân viên bảo vệ.

Lao động gián tiếp bao gồm: Kỹ sư, kỹ thuật viên và công nhân.

Trong 194 đáp viên có 20 người là lao động gián tiếp, chiếm 10,3%. Có 174 người là lao động gián tiếp chiếm 89,7%. Dữ liệu thu thập được là phù hợp so với cơ cấu lao động theo tính chất công việc tại Công ty.

Hình 4.2: Biểu đồ cơ cấu lao động theo tính chất công việc 4.4.3 Trình độ học vấn

Trình độ học vấn cũng là một trong những tiêu chí để đánh giá chất lượng lao động của Công ty. Người lao động có trình độ học vấn càng cao thì thông thường năng suất lao động của họ sẽ cao hơn so với những người có trình độ học vấn thấp hơn.

Số người trả lời câu hỏi có tỷ lệ trình độ học vấn như sau: Trình độ trên đại học có 9 người chiếm 4,6%.

Trình độđại học có 152 người chiếm 78,4%.

Trình độ trung cấp – cao đẳng có 17 người chiếm 8,8%. Trình độ phổ thông có 16 người chiếm 8,25.

Kết quả thu thập được so với cơ cấu lao động của Công ty là tương đối phù hợp, tỷ lệ người lao động có trình độ đại học tham gia trả lời câu hỏi là cao nhất chiếm 78,4%.

Hình 4.3: Biểu đồ cơ cấu lao động theo trình độ học vấn 4.4.4 Độ tuổi

Trong mẫu thu thập được, độ tuổi độ tuổi làm việc tại Công ty nhiều nhất là 26 đến 35 (chiếm tỷ lệ 66,5%), kếđến là từ 36 đến 45 (chiếm tỷ lệ 18,0%), kế đến là độ tuổi từ 46 đến 55 ( chiếm tỷ lệ 7,7%), tiếp theo là độ tuổi từ 18 đến 25 (chiếm tỷ lệ 6,7%), cuối cùng là độ tổi trên 55 (chiếm tỷ lệ 1%). Kết quả này đem so sánh với cơ cấu lao động theo độ tuổi của Công ty là hoàn toàn phù hợp. Người lao động trong Công ty có tuổi đời còn trẻ, đây là độ tuổi sung sức có khả năng nắm bắt tiến bộ khoa học kỹ thuật nhanh.

Hình 4.4: Biểu đồ cơ cấu lao động theo độ tuổi

4.5 Đánh giá thang đo

Thang đo dùng đểđo lường mức độ thỏa mãn của người lao động là thang đo Likert năm điểm. Cấp độ thỏa mãn của người lao động tăng từ 1 đến 5 như sau:

Mức 1: Hoàn toàn không đồng ý Mức 2: Không đồng ý

Mức 3: Không có ý kiến gì với phát biểu này Mức 4: Đồng ý

Mức 5: Hoàn toàn đồng ý

Thang đo được đánh giá qua hai công cụ: Hệ số Cronbach Alpha và phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của người lao động đối với tổ chức tại Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện 4 (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)