Nghiên cứu và kiểm soát sự thỏa mãn của người lao động thông qua các

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của người lao động đối với tổ chức tại Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện 4 (Trang 99)

yếu tố ảnh hưởng đến nó và quan tâm đến mức độ quan trọng của từng yếu tố

là việc cần thực hiện thường xuyên.

Với kết quả phân tích hồi quy cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của người lao động tại Công ty bao gồm các nhân tốđã được đề cập ở trên. Cường

độảnh hưởng của các nhân tố này được thể hiện qua hệ số hồi quy chuẩn hóa của các biến trong phương trình giúp người sử dụng lao động thấy được mình nên tác động vào nhân tố nào để cải thiện nhanh hơn sự thỏa mãn của người lao động.

a. Mối quan hệ với cấp trên

Mối quan hệ với cấp trên là nhân tốảnh hưởng mạnh nhất đến sự thỏa mãn của người lao động (Beta=0,528). Với giá trị trung bình chung bằng 3,36 thì đây là nhân tố được đánh giá khá khiêm tốn so với những nhân tố khác nên việc cải thiện nhân tố này của Công ty là rất cần thiết. Kết quả thống kê từ mẫu cho thấy, cấp trên cần quan tâm đến nhân viên của mình nhiều hơn, cần phải biết lắng nghe ý kiến của họ nhiều hơn, tin tưởng họ và đối xử với họ công bằng hơn. Người lao động trong Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 4 nhìn chung đánh giá mối quan hệ với cấp trên của mình trên mức trung bình, nhưng với giá trị trung bình chung bằng 3,36 thì còn có nhiều điều mà cấp trên cần phải cải thiện để gần gủi và tạo niềm tin nhiều hơn cho nhân viên cấp dưới.

Đầu tiên Công ty cần phải gắn trách nhiệm cho các cấp quản lý. Nếu người nào để nhân viên giỏi được ghi trong danh sách (trước đó Công ty cần phải làm động tác lập danh sách những người tài) do mình trực tiếp quản lý rời Công ty đi thì phải bị

kỷ luật, trừ lương…

Đối với các cấp trên trực tiếp thì để nhân viên cảm nhận được sự quan tâm của mình, trước hết cần hiểu rõ hơn về nhân viên của mình. Việc tìm hiểu này có thể được thực hiện và khoảng thời gian ngoài giờ làm việc như những buổi giao lưu hợp mặt, tiệc tùng hoặc cũng có thể thực hiện ngay trong giờ làm việc vào những lúc rảnh việc. Cấp trên cần trao đổi thẳng thắn, tìm hiểu về gia đình, những khó khăn đang gặp

phải, tìm hiểu về sở thích, điểm mạnh, điểm yếu của nhân viên trong công việc cũng như trong cuộc sống đời tư. Khi nhân viên nói thì cấp trên cần chú ý lắng nghe để thể

hiện sự quan tâm và có thể nắm bắt được tâm tư nguyện của họ, để biết được họđang cần gì, đang thiếu thốn cái gì, đang gặp phải những khó khăn gì để tìm cách giúp đỡ họ

nếu như có thể. Chỉ khi hiểu rõ nhân viên của mình thì cấp trên mới thể hiện sự quan tâm của mình đối với nhân viên cấp dưới một cách phù hợp. Kết quả là sự quan tâm này chắc chắn sẽ nhận được sự trân trọng của nhân viên nhận được sự quan tâm đó.

Song song với việc thực hiện quan tâm đến nhân viên của mình, cấp trên cần phải lắng nghe ý kiến đóng góp của nhân viên nhiều hơn và tạo điều kiện cho nhân viên đóng góp ý kiến, quan điểm của mình, khi cấp trên tôn trọng ý kiến của nhân viên thì cũng đồng nghĩa với việc họ cảm thấy mình được tôn trọng. Khi nhân viên

được tham gia đóng góp ý kiến vào việc lên kế hoạch thực hiện công việc và ý kiến

đó được ghi nhận thì nhân viên họ sẽ làm việc hết mình bởi vì trong đó có sự đóng góp của họ và họ cảm thấy bản thân mình quan trọng. Cấp trên không được bác bỏ

ngay ý kiến của nhân viên khi họ vừa nói ra mà cần phải ghi nhận và xem xét, nếu như ý kiến đó không phù hợp thì cần phải động viên để nhân viên cố gắng lần sau, cấp trên càng không nên bác bỏ ý kiến của nhân viên trước mặt của nhiều người, làm như vậy họ sẽ cảm thấy mặc cảm và lần sau họ sẽ không dám đóng góp ý kiến nữa.

Khi đã hiểu rõ được nhân viên của mình, cấp trên cần đặt niềm tin ở họ và thường xuyên giao việc cho họ với những công việc mà nếu để họ làm sẽ tốt hơn. Nếu được giao việc nhân viên sẽ thấy năng lực của mình được chấp nhận, thấy mình

được cấp trên tin tưởng và họ sẽ lao vào hoàn thành nhiệm vụ bằng cả tâm huyết của mình. Khi giao việc cho nhân viên cấp trên cần phải lường trước một mức rủi ro và với mức rủi ro đó trong tầm khả năng kiểm soát và chịu đựng của mình có như vậy thì cấp trên mới có một dàn nhân viên tuyệt vời và hết lòng với cấp trên của mình. Việc đưa ra những lời động viên, tán dương, khen thưởng với nhân viên là việc không bao giờ thừa nếu cấp trên muốn cấp dưới của mình làm việc tốt hơn, cấp trên khi muốn tuyên dương một nhân viên nào trước toàn thể nhân viên thì cần phải chú ý là người đó cần phải được toàn thể nhân viên công nhận, nếu không sẽ gây ra sự bất

mãn cho các nhân viêc khác. Cấp trên cũng cần phải đối xử công bằng với nhân viên, không được thiên vị, đối xử phân biệt giữa các nhân viên cấp dưới vì các lý do cá nhân riêng tư.

Khi khen thưởng phải theo nguyên tắt là khen trước đám đông thì mới phát huy hết tác dụng, và nếu có gì không hài lòng muốn chê nhân viên thì phải chê lúc chỉ

có hai người và phải chê trên thế khen chứ tuyệt đối không được chê trên thế chê. Ngoài ra, cấp trên cần phải thường xuyên tu dưỡng đạo đức và trau dồi, học hỏi nâng cao kiến thức chuyên môn và năng lực lãnh đạo của mình, khi cần thiết cần phải thể hiện cho cấp dưới thấy được tài năng của mình, bởi vì nhân viên cấp dưới chỉ

thực sự phục cấp trên của mình nếu như cấp trên thực sự có tài năng lãnh đạo và kiến thức chuyên môn giỏi.

b. Môi trường, điều kiện làm việc và công việc

Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng mạnh đến sự thỏa mãn của người lao động (Beta=0,468). Với điểm trung bình chung bằng 3,53 thì Công ty cần phải cải thiện nhiều hơn nữa đối với nhân tố này để tạo ra sự thỏa mãn cao hơn nữa cho người lao

động, cần trang bị hệ thống máy tính với cấu hình cao để tạo sự thuận lợi cho người lao động trong việc thiết kế, các trang thiết bị cũng cần được thường xuyên đổi mới theo hướng hiện đại để việc tư vấn thiết kếđược thuận lợi và chính xác hơn.

Người lao động trong Công ty thường xuyên phải đi làm việc theo công trình

ở những nơi khác nhau, có những nơi rừng núi hoang vu, địa hình hiểm trở sẽ khiến người lao động cảm giác mất an toàn. Mặc dù đó là sự bắt buộc của công việc và người lao động phải chấp nhận, nhưng khi người lao động đi làm việc thì Công ty cần phải quan tâm đến sự an toàn của họ, cần phải chú ý đến chỗ ăn, chỗở, chú ý cung cấp các trang thiết bị tốt để họ có cảm giác an toàn khi làm việc.

Việc tạo ra một môi trường làm việc thoải mái, người lao động hòa đồng, giúp

đỡ lẫn nhau đó cũng là việc rất cần thiết, khi người lao động cảm thấy thoải mái thì họ làm việc sẽ tốt hơn, năng suất sẽ cao hơn, phải làm sao khi đến Công ty họ xem đó như gia đình thứ hai của họ, để làm được điều đó thì Công ty cần để ý quan tâm nhiều hơn đến mối quan hệ giữa các nhân viên, thường tổ chức các buổi vui chơi, dã ngoại, các chương trình thể thao, văn nghệ, các trò chơi có sự hợp tác giữa các nhóm để

Giữa giờ làm việc có thể tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí như thể dục nhịp điệu, dạy khiêu vũ… để giúp nhân viên đỡ căng thẳng và tìm được niềm vui khiến họ hào hứng hơn trong công việc.

Ngoài ra, Công ty cần giao cho nhân viên mình làm những công việc phù hợp với năng lực và thế mạnh của họ, phải giúp họ hiểu rõ hơn công việc mà họ đang làm,phải cho họ thấy được tầm quan trọng của công việc họđang thực hiện cũng như (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cho phép họđược quyền quyết định một số công việc nằm trong năng lực của họ.

Để nhân viên làm những công việc phù hợp với năng lực và thế mạnh của họ

Công ty cần thực hiện việc chọn đúng người ngay từ giai đoạn tuyển dụng nhân viên.

Đăng tin tuyển dụng cần mô tả đầy đủ, rõ ràng vị trí công việc cần tuyển, cũng như

những kỹ năng cần thiết cho vị trí đó. Trong quá trình phỏng vấn cần mô tả chi tiết công việc cho người xin việc càng nhiều càng tốt. Việc kiểm tra năng lực, kinh nghiệm cần phải bám sát yêu cầu của vị trí công việc cần tuyển.

Trong trường hợp trong thời gian thử việc phát hiện nhân viên đó không phù hợp với vị trí công việc thì cần phải mạnh dạn từ chối người đó và tìm người khác phù hợp hơn. Nếu cảm thấy người đó là phù hợp với vị trí khác đang trong trong Công ty thì có thể thương lượng lạo với người lao động.

Sau một thời gian làm việc tại Công ty, nếu người lao động có thể có nhu cầu hoán đổi công việc sang vị trí khác, lúc này Công ty cũng cần tôn trọng mong muốn này của người lao động và tạo mọi điều kiện đểđáp ứng mong muốn đó của họ.

Người lao động không thể có sự thỏa mãn cao nếu họ chưa thực sự hiểu rõ

được bản chất công việc của họ và mối quan hệ giữa công việc họđang làm và công việc của các đồng nghiệp. Khi người lao động mới vào đảm nhân công việc, Công ty cần phải dành thời gian để giới thiệu về hoạt động chung của toàn Công ty,hoạt

động của từng phòng ban và quan trọng nhất là công việc của nhân viên đó phải làm. Công ty cần phải truyền đạt cho nhân viên hiểu mỗi một vị trí trong Công ty

c. Cơ hội thăng tiến

Cơ hội thăng tiến cũng là nhân tố ảnh hưởng mạnh đến sự thỏa mãn của người lao động tại Công ty (Beta =0,378). Với giá trị trung bình chung bằng 3,38 thì Công ty cần phải xem xét nhân tố này để tạo ra sự thỏa mãn nhiều hơn nữa cho người lao động. Công ty cần có lộ trình phát triển nghề nghiệp cho những người lao

động giỏi, có nhiều đóng góp. Công ty cần phải chứng minh cho toàn thể người lao

động thấy những người có năng lực và nổ lực trong công việc sẽđược tạo điều kiện

để thăng tiến, và những nỗ lực đóng góp này phải được toàn thể người lao động công nhận. Khi có vị trí quản lý trống thì Công ty cần phải ưu tiên xem xét cho những người đã nổ lực đóng góp cho Công ty hơn là tuyển người quản lý từ bên ngoài. Nếu người lao động biết được Công ty sẽđề bạt người trong Công ty cho các vị trí quản lý, thì họ sẽ có hi vọng, có động lực để làm việc và gắn bó lâu dài với công ty.

d. Tiền lương và các chế độ chính sách

Đây cũng là nhân tố có ảnh hưởng đến sự thỏa mãn đến người lao động cần phải xem xét, với số điểm trung bình chung bằng 3,93 thì nhân tố này được người lao động đánh giá cao nhất so với các nhân tố khác, đặt biệt là tiêu chí “Tôi hài lòng với chính sách phúc lợi và trợ cấp của Công ty” được người lao động đánh giá khá cao với sốđiểm trung bình bằng 4,21. Tuy nhiên, nhìn vào bảng thống kê mô tả của nhân tố này (bảng 4.21) ta có thể thấy bên cạnh những người đánh giá với mức độ

“Hoàn toàn đồng ý” với các tiêu chí của nhân tố này thì vẫn còn một số người cho rằng “Không đồng ý” và “Hoàn toàn không đồng ý”. Chính vì thế Công ty cần phải xem xét nhân tố này để tạo ra sự thỏa mãn nhiều hơn nữa cho người lao động.

Lương bổng và đãi ngộ là một trong những động lực kích thích con người làm việc hăng hái, những đồng thời cũng là một trong những nguyên nhân gây trì trệ, bất mãn hay từ bỏ doanh nghiệp. Để đảm bảo sự thỏa mãn về thu nhập cho người lao động thì đầu tiên ban lãnh đạo cần thực hiện việc thăm dò thị trường lao

động, cụ thể là khảo sát về mức tiền lương trung bình, mức lương ngành, mức lương của các đối thủ cạnh tranh để có cái nhìn thiết thực hơn. Nói cách khác,Công

ty cần nhận thức được bức tranh thực trạng của doanh nghiệp mình trong bối cảnh kinh doanh chung của thị trường, đặc biệt là vấn đề tiền lương và các chếđộ chính sách với người lao động. Sau đó Công ty cần xem xét, so sánh mức thu nhập của nhân viên mình với mức thu nhập trên thị trường, so sánh với mức thu nhập của nhân viên mình với đối thủ cạnh tranh để có những điều chỉnh cho phù hợp. Công ty cũng cần phải đánh giá đúng từng vị trí và vai trò của từng nhân viên, đánh giá năng lực và sự cống hiến của từng nhân viên trong Công ty để xác định mức thu nhập phù hợp với từng nhân viên.

Ngoài việc trả lương cho người lao động không thua kém những công việc tương tự nới khác thì Công ty cần phải chú ý đến sự công bằng trong việc trả lương, vì sự công bằng ở đây phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức của người lao động, nên Công ty phải tìm cách giúp họ nhận thức được rằng họđược trả thu nhập một cách công bằng. Để làm được điều này, Công ty cần có bảng mô tả công việc cho từng vị

trí cụ thể, giúp từng nhân viên thấy được vị trí, vai trò và đóng góp của mình cũng như của các thành viên khác trong Công ty.

Các chế độ chính sách của Công ty được người lao động đánh giá khá cao, nhưng việc xem xét để làm cho người thỏa mãn hơn nữa cũng không phải là thừa. Tác giả xin đưa ra một số biện pháp như sau, hi vọng ban quản trị Công ty có thể

tham khảo. Công ty nên có những khoản phụ cấp đi đường đối với những người phải đi công trình xa,và các khoản phụ cấp với những người phải làm việc tại những nơi có địa hình hiểm trở. Có những khoản trợ cấp, giúp đỡ đối với những người có hoàn cảnh khó khăn. Có quà tặng của Công ty cho người lao động nhân dịp sinh nhật, cưới hỏi, mừng thọ cha, mẹ người lao động…

e. Triển vọng và sự phát triển của Công ty

Đây cũng là nhân tốảnh hưởng đến sự thỏa mãn của người lao động, với số điểm trung bình chung bằng 3,88 thì có thể thấy nhân tố này cũng được người lao

động đánh giá khá cao, đặc biệt là tiêu chí “Ban lãnh đạo có năng lực” được người lao động đánh giá cao nhất. Thực tế có thể thấy hầu hết các cán bộ chủ chốt trong Công ty đều là những người có trình độ văn hóa cao, trình độ đại học trở lên, họ là

những người gắn bó lâu dài với Công ty, rất am hiểu Công ty và có nhiều năm kinh nghiệm. Đặc biệt là Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám Đốc – Ông Phạm Minh Sơn vừa là kiến trúc sư, kỹ sưđiện vừa là thạc sỹ Quản trị kinh doanh, Ông đã từng nhận được giải thưởng nhà quản lý giỏi do Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam trao theo quyết định số 1172/QĐ – TLD ngày 28/8/2007.

Nhiều người lao động làm việc trong một tổ chức, họ quan tâm không chỉ là tiền lương, thưởng trước mắt mà quan trọng hơn là sự gắn bó lâu dài của họđối với (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của người lao động đối với tổ chức tại Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện 4 (Trang 99)