I Tổng nợ quá hạn 11.424 3.121 278 1Nợ nhóm 211.1822.71
TẠI NHNo & PTNT HUYỆN PHÙ YÊN TỈNH SƠN LA
3.2.5. Tăng cường hoạt động kiểm tra, kiểm soát sau khi cấp tín dụng
Quản lý vốn vay sau khi vay là việc theo dõi, giám sát và kiểm tra xem khách hàng có sử dụng vốn đúng mục đích đã ký kết trong hợp đồng tín dụng hay không, hiệu quả sử dụng vốn cao hay thấp. Đây là khâu khá quan trọng giúp Ngân hàng có thể đánh giá được mức độ rủi ro của khoản tín dụng từ đó có biện pháp xử lý kịp thời tránh Ngân hàng gặp phải tình trạng xấu nhất có thể xảy ra.
Hiện nay, mặc dù NHNo Phù Yên đã có sự cố gắng, nỗ lực song hoạt động kiểm tra, kiểm soát sau khi cấp tín dụng cho khách hàng chưa thực sự nghiêm ngặt và có hiệu quả. Thực tế cho thấy, rất nhiều cán bộ Ngân hàng chỉ chú trọng tới công tác phân tích tín dụng trước khi cho vay mà xem nhẹ khâu kiểm tra, kiểm soát sau khi đã cấp tín dụng cho khách hàng, dẫn tới việc khách hàng sử dụng vốn sai mục địch, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp. Đây là một trong những nguyên nhân làm tăng tình trạng nợ quá hạn và nợ khó đòi của Ngân hàng trong thời gian vừa qua. Đặc biệt đối với những đối tượng khách hàng mà qua phân tích, đánh giá Ngân hàng nhận thấy là khoản cấp tín dụng này sẽ chứa đựng nhiều rủi ro thì chi nhánh Ngân hàng nên yêu cầu có TSĐB để có khoản thu thứ hai khi khoản thu từ hoạt động kinh doanh của khách hàng là không thể.
Ngân hàng cần thường xuyên giám sát chặt chẽ các khoản vay, trực tiếp đến doanh nghiệp để tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh và việc sử dụng vốn vay của doanh nghiệp, định kỳ và bất thường. Khi phát hiện thấy sai phạm thì phải có biện pháp khắc phục rủi ro cho Ngân hàng. Ngân hàng cũng nên kiểm tra tình hình hoạt động, xác định dòng tiền vào ra của doanh nghiệp để lên phương án thu nợ hợp lý. Trong trường hợp phát hiện những dấu hiệu bất thường của các
khoản vay, Ngân hàng cần tìm hiểu nguyên nhân gây ra. Nếu nhận thấy sự yếu kém trong hoạt động của khách hàng hay cố ý lừa đảo, sử dụng vốn sai mục đích thì Ngân hàng có thể thu hồi vốn sớm. Ngược lại trong trường hợp nhận thấy khó khăn của khách hàng là những nguyên nhân khách quan thì chi nhánh Ngân hàng nên tạo điều kiện cho khách hàng như: cấp thêm vốn vay, giảm lãi suất, các hỗ trợ khác… để khách hàng khắc phục khó khăn, nâng cao khả năng trả nợ…
3.3 Kiến nghị
Nâng cao chất lượng tín dụng phụ thuộc chặt chẽ vào các yếu tố bên trong và bên ngoài. Về các yếu tố bên trong, với sự nỗ lực không ngừng, Ngân hàng có thể cải thiện được. Nhưng yếu tố bên ngoài là môi trường hoạt động thì khó có thể thay đổi được. Vì vậy cần có những kiến nghị lên những tổ chức cấp cao hơn để cải thiện môi trường bên ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của Ngân hàng.