Xây dựng chính sách tín dụng linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng khách hàng.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Phù Yên - Sơn La (Trang 46)

I Tổng nợ quá hạn 11.424 3.121 278 1Nợ nhóm 211.1822.71

TẠI NHNo & PTNT HUYỆN PHÙ YÊN TỈNH SƠN LA

3.2.1 Xây dựng chính sách tín dụng linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng khách hàng.

tượng khách hàng.

Đối với mỗi Ngân hàng đều có những chính sách tín dụng phù hợp với điều kiện của mình trong từng giai đoạn cụ thể. Chính sách tín dụng phản ánh cương lĩnh tài trợ của một Ngân hàng, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng của bản thân chi nhánh Ngân hàng. Để hoàn thiện chính sách tín dụng tại NHNo Phù Yên cần hoàn thiện các nội dung sau:

Thứ nhất, thực hiện lãi suất tín dụng linh hoạt: căn cứ vào khung lãi suất đã quy định, chi nhánh Phù Yên cần áp dụng một cách linh hoạt các mức lãi suất khác nhau đối với từng cá nhân, doanh nghiệp. Ngân hàng có thể dựa trên kết quả thẩm định tín dụng và lịch sử quan hệ của khách hàng với Ngân hàng nhằm đưa ra các mức lãi suất khác nhau khuyến khích doanh nghiệp, cá nhân vay vốn.

Thứ hai, xác định thời hạn tín dụng và kỳ hạn nợ hợp lý: Kỳ hạn các khoản vay là yếu tố quan trọng không chỉ đối với NHNo Phù Yên mà của toàn bộ hệ thống Ngân hàng nói chung. Ngân hàng thường dựa trên kỳ hạn của nguồn để quyết định chính sách kỳ hạn cho vay khi khả năng tìm kiếm nguồn

và chuyển hóa kỳ hạn nguồn của Ngân hàng không cao. Tuy nhiên, trên thực tế thì kỳ hạn nguồn của khách hàng không trùng khớp với kỳ hạn nguồn của Ngân hàng. Vì thế, Ngân hàng cần có những biện pháp hợp lý để chuyển hoán kỳ hạn nguồn và huy động nguồn trung và dài hạn tốt, chính sách thời hạn tín dụng và kỳ hạn nợ nghiêng về đáp ứng kỳ hạn của người vay. Mặt khác NHNo Phù Yên cần căn cứ vào mục đích sử dụng khoản tín dụng để có thể đưa ra thời hạn và kỳ hạn nợ hợp lý và hiệu quả. Như vậy sẽ không ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của khách hàng (đáp ứng kịp thời về vốn và thời gian chu chuyển của vốn) đồng thời hạn chế rủi ro cho Ngân hàng.

Thứ ba, đa dạng hóa các phương thức cho vay: Hiện nay cá nhân cũng như doanh nghiệp đang có nhu cầu vay vốn cho tiêu dùng và mở rộng sản xuất kinh doanh… Do đó, để đáp ứng tối đa nhu cầu vay vốn đó, NHNo Phù Yên cần đưa ra nhiều phương thức cho vay phù hợp với từng đối tượng khách hàng đồng thời mở rộng hoạt động tín dụng. Hiện nay thì NHNo Phù Yên đã có nhiều phương thức cho vay nhưng hầu như chỉ tập trung vào phương thức cho vay từng lần, và cho vay theo hạn mức. Tuy nhiên nếu chỉ chú trọng vào hai phương thức này thì Ngân hàng chưa khai thác hết được nhu cầu của doanh nghiệp. Vì thế, tùy vào đặc điểm của từng cá nhân, doanh nghiệp chi nhánh Ngân hàng cần đưa ra những phương thức cho vay hợp lý.

Thứ tư, sử dụng linh hoạt các hình thức đảm bảo trong tín dụng: Trong nhiều trường hơp, Ngân hàng yêu cầu khách hàng phải có TSĐB khi nhận tín dụng. Lý do, khách hàng luôn phải đối đầu với những rủi ro trong kinh doanh, có thể mất khả năng trả nợ cho Ngân hàng do thu nhập từ hoạt động kinh doanh bị giảm sút mạnh. Những biến cố không mong đợi có thể gây cho Ngân hàng những tổn thất lớn. Chính vì vậy, trừ những khách hàng có uy tín cao thì phần lớn khách hàng phải có TSĐB khi nhận tín dụng của chi nhánh Ngân hàng. Đặt ra yêu cầu này, Ngân hàng muốn có được nguồn trả nợ thứ hai khi nguồn thứ nhất là thu nhập từ hoạt động không có đảm bảo trả nợ. Tuy nhiên, việc thắt chặt tín dụng với những điều kiện đảm bảo bằng tài sản quy định quá

chặt chẽ và cứng nhắc sẽ làm giảm tăng trưởng tín dụng và khiến Ngân hàng dần mất thị phần. Chính vì vậy, NHNo Phù Yên cần xem xét vấn đề TSĐB một cách thông thoáng và linh hoạt hơn.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Phù Yên - Sơn La (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w