Nâng cao chất lượng công tác thẩm định

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Phù Yên - Sơn La (Trang 50)

I Tổng nợ quá hạn 11.424 3.121 278 1Nợ nhóm 211.1822.71

TẠI NHNo & PTNT HUYỆN PHÙ YÊN TỈNH SƠN LA

3.2.4. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định

Thẩm định là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến quyết định tài trợ tín dụng cũng như đến chất lượng của khoản tín dụng. Thực hiện tốt công tác thẩm định sẽ giúp cho NHNo Phù Yên đưa ra những quyết định đúng đắn, nhanh chóng, kịp thời về việc quyết định cấp tín dụng hay từ chối tài trợ tín dụng. Trước hết, để cho công tác thẩm định có chất lượng cao đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ thẩm định có phẩm chất và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tốt. Đội ngũ cán bộ đáp ứng được hai yêu cầu đó là yếu tố tiên quyết, có vai trò quyết định đến chất lượng công tác thẩm định và quyết định cấp tín dụng. Việc đào tạo cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt, nghiệp vụ cao, bố trí nhân sự hợp lý sẽ làm nền tảng choc ho công tác thẩm định được thực hiện một cách tốt nhất. Từ đó, những quyết định đưa ra là chính xác, đúng đắn, nhanh nhạy… hạn chế rủi ro ở mức cao nhất, đồng thời đưa lại được lợi nhuận và thu nhập cao nhất cho chi nhánh Ngân hàng.

Khi thu thập thông tin tín dụng, cán bộ tín dụng cần thu thập từ nhiều kênh, nhiều hướng, nhiều chiều. Trên cơ sở đó tiến hành phân tích, xem xét, chọn lọc để từ đó đưa ra đánh giá và quyết định hợp lý. Ngân hàng cũng cần liên hệ thường xuyên với các cơ quan quản lý và các bên liên quan để có thể cập nhật và nắm bắt tình hình một cách nhanh chóng và chính xác nhất.

Nội dung quy trình thẩm định cần được tiến hành đầy đủ, chính xác và khoa học. Trong quá trình thẩm định không nên chỉ chú trọng vào một nội dung nào đó mà xao nhãng các nội dung còn lại. Cán bộ thẩm định tín dụng ngoài việc phân tích kỹ lưỡng về năng lực tài chính, năng lực kinh doanh, giá trị TSĐB của doanh nghiệp thì cũng nên quan tâm, đánh giá các yếu tố khác như: vị trí, uy tín của doanh nghiệp trên thị trường, năng lực quản lý, kinh nghiệm của chủ doanh nghiệp… Ngoài ra cũng cần quan tâm tới điều kiện thị trường, xu hướng phát triển nền kinh tế, thị hiếu người tiêu dùng, dư đoán tương lai phát triển của doanh nghiệp, thị trường hay những rủi ro mà Ngân hàng có thể gặp phải… Đây là những nhân tố quan trọng có thể ảnh hưởng tới

hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, tác động trực tiếp đến việc trả nợ gốc và lãi cho Ngân hàng. Khi công tác thẩm định thực hiện đúng quy đinh, đầy đủ nội dung sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng khi Ngân hàng quyết định cấp tín dụng.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Phù Yên - Sơn La (Trang 50)