Đánh giá chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng trung, dài hạn tại ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Khánh Hòa (Trang 85)

Đvt: Triệu VNĐ CHẤT LƯỢNG NỢ CHỈTIÊU 2008 2009 2010 Nợ đủ tiêu chuẩn 510.193 726.475 995.713 Nợ cần chú ý (<90) 224.335 255.759 406.793 Nợ dưới tiêu chuẩn (90-180 ) 6.002 5.672 7.681

Nợ nghi ngờ (181-360) 5.402 3.682 7.397 Nợ có khả năng mất vốn (>360) 4.352 3.583 4.863 Tổng nợ quá hạn 15.756 12.937 19.941 Tổng dư nợ DN 750.284 995.171 1.422.448 Tỷ lệ nợ đủ tiêu chuẩn/ Tổng dư nợ DN 68,0% 73,0% 70,0% Tỷ lệ nợ cần chú ý/ Tổng dư nợ DN 29,9% 25,7% 28,6% Tỷ lệ nợ quá hạn/ Tổng dư nợ DN 2,1% 1,3% 1,4% Tỷ lệ nợ dưới tiêu chuẩn/ Tổng nợ quá hạn 38,10% 43,85% 38,52% Tỷ lệ nợ nghi ngờ/ Tổng nợ quá hạn 34,29% 28,46% 37,09% Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn/ Tổng nợ quá hạn 27,62% 27,69% 24,39%

Nhận xét:

Tỷ lệ nợ quá hạn năm 2009 là 1.3%, so sánh tỷ lệ nợ quá hạn năm 2009 so với năm 2008 (2.1%) cho thấy được nỗ lực cũng như hiệu quả trong việc kiểm soát chất lượng tín dụng, xử lý nợ xấu của ngân hàng. Đây là một thành công của ngân hàng trong công tác quản lý tín dụng. Một điểm nổi bật trong năm 2009 chính là dư nợ đủ tiêu chuẩn chiếm 73% trong tổng dư nợ của ngân hàng. Tất cả các mức dư nợ từ dưới chuẩn tới không thu hồi được đều giảm mạnh. Nợ có khả năng mất vốn năm 2009 giảm xuống chỉ còn 3.583 triệu đồng, giảm 769 triệu đồng so với năm 2008 tương đương với mức giảm là 18%. Nợ nhóm 2 đã giảm từ 29.9% năm 2009 xuống còn 25.7% năm 2008. Nguyên nhân vì ngân hàng đã kiểm soát chất lượng tính dụng chặt chẽ bằng nhiều biện pháp thích hợp sau:

- Thực hiện phân loại khách hàng hiện có ngay khi khách hàng bắt đầu có quan hệ với ngân hàng để có những chính sách định hướng quan hệ tín dụng phù hợp với từng đối tượng khách hàng.

- Phân tích đánh giá tình hình tào chính kĩ càng, định kỳ rà soát phân loại tín dụng để kịp thời có biện pháp xử lý, hạn chế các khoản tín dụng xấu, xác định tiềm ẩn rủi ro để quản lý nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro.

Tuy nhiên một điều cần lưu ý là mức dư nợ nhóm 2 đã giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao. Dù vậy với nỗ lự tăng cường kiểm soát tín dụng mạnh mẽ, ngân hàng đang thể hiện hướng đi đúng đắn của ngân hàng trong quản lý rủi ro.

Năm 2010 có một sự thay đổi trong cơ cấu dư nợ. Nợ nhóm 1 giảm nhẹ từ 73% xuống còn 70% trên tổng dư nợ, tỷ lệ nợ quá hạn tăng lên chiếm 1.4% trong tổng dư nợ, tức 19.941 triệu đồng, tăng 7.004 triệu đồng so với năm 2009. Nợ có khả năng mất vốn cũng tăng lên so với năm trước. Một trong những nguyên nhân chính của sự thay đổi trên là sự vỡ nợ của tập đoàn Vinashin trong thời gian cuối năm 2010. Công ty Hyundai Vinashin thuộc tập đoàn Vinashin là một trong những khách hàng lâu năm của ngân hàng nên khối lượng giao dịch nhiều, dư nợ cũng khá lớn. Vì tình hình tài chính khó khăn với khoản nợ quá cao của tập đoàn nên việc chi trả các khoản nợ gốc và lãi vay của công ty Hyundai cũng gặp nhiều khó

khăn. Vì vậy chất lượng dư nợ của ngân hàng trong thời gian qua cũng bị ảnh hưởng không ít. Nhưng nhìn chung tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ chiếm 1.4% vẫn là một tỷ lệ khá thấp.

Cơ cấu tín dụng và chất lượng tín dụng nêu trên đã cho thấy hướng đi đúng đắn của ngân hàng trong việc thực thi chính sách tín dụng: kiểm soát chất lượng, đa dạng hoá khách hàng, nâng cao quản lý rủi ro tín dụng và đảm bảo tăng trưởng song vẫn kiểm soát tốt chất lượng tín dụng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng trung, dài hạn tại ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Khánh Hòa (Trang 85)