Phân tích rủi ro:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng trung, dài hạn tại ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Khánh Hòa (Trang 82)

3.2.4.1. Rủi ro kinh doanh và các viễn cảnh tương lai:

-Rủi ro do nhu cầu sản phẩm: Các đơn vị cùng ngành hoạt động trong nước và nước ngoài cũng đang có nhu cầu mở rộng máy móc, sản xuất cùng loại mặt hàng này.Nhưng nhu cầu thị trường trong nước và ngoài nước rất cao, hàng sản xuất chưa phục vụ đủ nhu cầu.

- Rủi ro cạnh tranh: Hiện nay nhu cầu sợi có chất lượng cao không đủ cung cẩp trên thị trường nên việc đầu tư máy móc là cần thiết

- Rủi ro chi phí: Sau khi đầu tư, chi phí khấu hao tài sản tăng nên chất lượng sản phẩm và giá bán cao. Do đó dự án sẽ hiệu quả

- Rủi ro sản xuất và quản lý: Chuyển cổ phần hoá nên người lao động sẽ chú tâm đến sự phát triển của công ty, vì lợi ích công nhân đi kèm lợi ích công ty.

3.2.4.1. Rủi ro hoàn trả tiền vay:

NPV = 4.726 trđ IRR = 19,43%

Thời gian hoà vốn: 5 năm 1 tháng

Dự án đã chứng tỏ đem lại lợi nhuận khá cao so với tổng vốn đầu tư ban đầu bỏ ra. Suất sinh lời của dự án cao hơn lãi suất cho vay nên khả năng hoàn trả nợ vay khả thi

Bên cạnh đó khoản nợ vay chỉ chiếm 4,11% vốn điều lệ , do đó rủi ro mất vốn của ngân hàng thấp

- Rủi ro vĩ mô: Nước ta gia nhập WTO nên cạnh tranh hàng dệt may hiện nay khá cao. Do doanh nghiệp được cổ phần hoá sớm, được đầu tư máy móc đánh ống hiện đại nên có khả năng cạnh tranh so với các đối thủ cạnh tranh.

- Rủi ro tài chính: Trước khi cổ phần hoá, doanh nghiệp đã được kiểm toán về tình hình tài chính để xác định giá trị công ty cổ phần hoá. Vì vậy số liệu kế toán tài chính của công ty đến thời điểm này rất chính xác

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng trung, dài hạn tại ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Khánh Hòa (Trang 82)