PHÂN TÍCH THẨM ĐỊNH KHÁCH HÀNG:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng trung, dài hạn tại ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Khánh Hòa (Trang 52)

3.2.1.1.Phân tích thẩm định tư cách năng lực pháp lý:

Tên khách hàng : Công ty CP dệt may Nha Trang

Đại diện doanh nghiệp : Ông Huỳnh Ngọc Sang - Tổng Giám Đốc

Địa chỉ : Km 1447 quốc lộ 1A, xã Vĩnh Phương, Nha Trang, Khánh Hoà

Điện thoại : 058.372 7236 – 058.372.7243 Fax : 058.372.7227

Mã số thuế : 4200237973

Tài khoản tiền gửi: 102010000425649 tại Ngân hàng Công Thương Khánh Hoà Tài khoản ngoại tê : 10202000046234 tại Ngân hàng Công Thương Khánh Hoà Giấy đăng ký kinh doanh lần đầu theo quyết định số:3703000219 do Sở Kế hoạch Đầu tư Tỉnh Khánh hoà cấp ngày 8.8.2006

Vốn điều lệ thời điểm gần nhất : 185.000 triệu đồng:

 Vốn nhà nước : 55.000 triệu đồng (30%)  Vốn CBCNV : 41.182 triệu đồng (22%)

 Vốn bán Công ty Đầu tư, phát triển Phong Phú: 88.318 triệu đồng (48%)

Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất mua bán các loại bông, xơ, sợi, vải, hàng may mặc, giày dép và máy móc thiết bị, vật tư phụ tùng, hoá chất thuốc nhuộm, nguyên liệu phụ liệu, bao bì phục vụ ngành dệt may, hoàn thiện sản phẩm dệt. Kinh doanh nhà và trung tâm thương mại. Môi giới thương mại, uỷ thác mua bán hàng hoá, đại lý kí gửi mua bán hàng hoá. Cho thuê nhà văn phòng, nhà xưởng kho bãi. Xây dựng công trình dân dụng, dịch vụ lắp đặt sửa chữa, máy móc thiểt bị nhà xưởng, dịch vụ vận tải hàng hoá bằng đường bộ, xử lý chất thải lỏng công nghiệp, nước sinh hoạt.

Kết luận: Khách hàng có đầy đủ tư cách pháp nhân 3.2.1.2.Nhu cầu doanh nghiệp: Số tiền đề nghị vay: 7,6 tỷ

Thời gian vay: 5 năm

Lãi suất vay: Lãi suất thả nổi bằng lãi suất huy động tiền gửi 12 tháng trả lãi sau của Ngân hàng Công Thương Khánh Hoà + phí ngân hàng 2,5%/năm nhưng không thấp hơn sàn lãi suất cho vay trung, dài hạn do Ngân hàng Công Thương Việt Nam quy định tại thời điểm xác định lãi suất

Mục đích vay: Đầu tư thiết bị máy đánh lẻ ống tự động

Đối tượng vay: Thanh toán tiền mua 4 máy đánh ống tự động Savio

Hình thức trả nợ: lãi trả hàng tháng, gốc 3 tháng 1 lần trong 5 năm, lần đầu sau 6 tháng

Tài sản bảo đảm: Thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay

3.2.1.3.Kết quả thẩm định hồ sơ và mục đích vay vốn của khách hàng:

Hồ sơ pháp lý đầy đủ, hồ sơ về tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty bình thường.

3.2.1.4.Kết quả thẩm định và nhận xét về lịch sử phát triển, năng lực điều hành, quản lý sản xuất kinh doanh:

Công ty CP dệt may Nha Trang chính thức đi vào hoạt động tháng 8 năm 2006 theo giấy đăng kí kinh doanh 3703000219 do Sở Kế hoạch Đầu tư và Phát triển tỉnh Khánh Hoà cấp ngày 8/8/2006, được cổ phần hoá từ Công ty Dệt Nha Trang

hoạt động từ năm 1982 có tình hình nhiều năm liền sản xuất kinh doanh ổn định, tình hình tài chính lành mạnh.

Bộ máy quản lý: Chủ tịch HĐQT công ty hiện nay là Tổng Giám Đốc công ty Dệt Phong Phú ( có 30% vốn điều lệ của Nhà nước giao cho quản lý ) là đơn vị có uy tín trong ngành dệt may Việt Nam, đồng thời là thành viên trong HĐQT công ty Đầu tư và Phát triển Phong Phú. Tổng Giám Đốc là phó tổng giám đốc Công ty dệt Phong Phú, các phó tổng giám đốc đều là phó tổng giám đốc công ty dệt Nha Trang trước đây.

Từ trước đến nay công ty thực hiện đúng chế độ tín dụng của ngân hàng vay, trả nợ sòng phẳng, không có nợ quá hạn, rất có uy tín với ngân hàng. Vì vậy có thể kết luận : Ban lãnh đạo có kinh nghiệm trong kinh doanh, có uy tín trong việc vay vốn và trả nợ ngân hàng.

Ngân hàng đã cung cấp cho công ty các dịch vụ: tiền gửi, chuyển tiền, cho vay, bảo lãnh, cam kết thanh toán nhập nguyên liệu

Về quan hệ tín dụng: Thực hiện đúng chế độ tín dụng của ngân hàng, vay trả nợ sòng phẳng, không có nợ quá hạn, rất có uy tín với ngân hàng

Doanh nghiệp không có quan hệ với các ngân hàng khác ( vào thời điểm thẩm định năm 2009 )

Số lượng cán bộ công nhân viên: 2500 người. Công ty dệt Nha Trang là doanh nghiệp có quy mô hoạt động lớn, thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty đã trở nên quen thuộc trong nước

3.2.1.5.Phân tích đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính của của công ty:

a. Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty CP Dệt May Nha Trang.

BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG 3 NĂM 2006-2008

ĐVT: Triệu VNĐ

( Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty CP Dệt May Nha Trang)

Khoản mục 2006 2007 2008

Doanh thu thuần từ hoạt động kinh

doanh 275.027 520.496 555.985

Giá vốn hàng bán 235.483 465.438 470.184

Lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp

dịch vụ 39.544 55.058 85.801

Chi phí bán hàng 3.672 6.573 7.815

Chi phí quản lý doanh nghiệp 4.382 7.393 8.948

Lợi nhuận thuần từ hđ kinh doanh 31.490 41.092 69.038

Thu nhập từ hđ tài chính 0 10.360 8.265

Thu nhập từ hoạt động khác 253 0 3.220

Lợi nhuận trước thuế 31.743 51.451 80.524

Thuế TNDN 0 0 22.547

Chênh lệch 2007/2006

Chênh lệch2008/2007

Khoản mục Số tiền % Số tiền %

Doanh thu thuần từ hoạt động

kinh doanh 245.469 89% 35.490 7%

Giá vốn hàng bán 229.955 98% 4.746 1%

Lợi nhuận gộp từ bán hàng và

cung cấp dịch vụ 15.514 39% 30.744 56%

Chi phí bán hàng 2.901 79% 1.242 19%

Chi phí quản lý doanh nghiệp 3.011 69% 1.556 21% Lợi nhuận thuần từ HĐ kinh

doanh 9.602 30% 27.947 68%

Thu nhập từ HĐ tài chính 10.360 - -2.094 -20%

Thu nhập từ HĐ khác -253 - 3.220 -

Lợi nhuận trước thuế 19.708 62% 29.072 57%

Doanh thu qua các năm liên tục tăng cao, năm 2007 doanh thu đã tăng 245.469 triệu đồng so với năm 2006, tỷ lệ tăng trưởng lên đến 89%. Có được mức tăng trưởng cao như trên vì số liệu của năm 2006 thực chất là của 3 tháng cuối năm, được tính từ khi doanh nghiệp chuyển đổi thành công ty cổ phần vào tháng 8/2006. Qua đến năm 2008 tốc độ tăng trưởng của doanh thu giảm mạnh chỉ còn lại 7% so với năm 2007. Bởi vì năm 2008 lạm phátxảy ra toàn cầu nên việc kinh doanh cũng gặp nhiều khó khăn, việc xuất khẩu hàng hoá cũng hạn chế, số lượng đơn đặt hàng từ nước ngoài cũng giảm đi nhiều. Dù trước tình hình khó khăn như trên nhưng đội ngũ quản lý của công ty vẫn cố gắng duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh nên mặc dù tốc độ tăng trưởng có giảm nhưng doanh thu của công ty không những giảm mà còn tăng lên so với trước.

Giá vốn hàng bán vẫn là khoảng chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí, giá vốn năm 2007 tăng lên so với năm 2006 khá cao, lên đến 98% vì giá vốn năm 2006 là của 3 tháng cuối năm nên so với giá vốn hàng bán của cả năm 2007 đương nhiên sẽ có sự chênh lệch rất lớn.

Năm 2008 giá vốn lại chỉ tăng ở mức thấp là 1%. Điều này xảy ra vì giá cả của nguyên vật liệu chính (bông thiên nhiên) trong năm 2008 có sự sụt giảm mạnh. Năm 2008 giá bông chỉ còn 39.23 US cent/lb , mức thấp nhất trong vòng 6 năm trở lại đây.

Đơn vị

tính 2006 2007 2008 Giá bông

nguyên liệu UScent/Lb 52.176 58.437 39.23

Giá bông thiên nhiên từ năm 2006-2008

Sở dĩ giá bông xuống khá thấp nguyên nhân chủ yếu là do suy thoái kinh tế, nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng may mặc của người dân giảm đi, trong khi nguồn cung không đổi dẫn đến giá bán cũng sụt giảm theo. Tuy nhiên vì lạm phát nên giá cả các mặt hàng khác lại có chiều hướng tăng cao, nhất là các mặt hàng như xăng, dầu, giá dầu thế giới năm 2007 là 100USD/thùng , qua đến năm 2008 giá cả đã lên đến 147 USD/thùng…Vì có sự biến động giá cả của các nguyên liệu chính nhưng theo những chiều hướng trái ngược nhau nên làm cho giá vốn hàng bán của công ty năm 2008 có tốc độ tăng trưởng thấp hơn so với các năm trước.

Ngoài doanh thu từ bán hàng là một khoảng thu nhập chính thì thu nhập từ hoạt động tài chính cũng đóng góp một phần không nhỏ vào tổng doanh thu. Năm 2007 thị trường chứng khoán bùng nổ, đó cũng là lí do mà thu nhập từ hoạt động tài chính của công ty đạt 10.360 triệu đồng. Qua đến năm 2008 sự khủng hoảng bắt đầu ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán thu nhập từ hoạt động đầu tư này cũng giảm đi, nhưng vì công ty đã có chiến lược thích hợp nên khoản đầu tư này

Để đánh giá hiệu quả hiệu quả hoạt động của công ty thì sự tăng trưởng của doanh thu qua các năm là chưa đủ. Chính vì vậy cần phải xem xét sự thay đổi lợi nhuận qua các năm. Tăng trưởng của doanh thu phải đi kèm với tăng trưởng của lợi nhuận mới thể hiện việc sử dụng vốn hiệu quả. Lợi nhuận năm 2006 là 31.743 triệu đồng, qua năm 2007 đạt 51.451 triệu đồng, mức tăng trưởng là 62%. Năm 2008 tốc độ tăng trưởng có giảm đi nhưng doanh số thì vẫn cao hơn so với 2 năm 2006, 2007. Sự tăng trưởng của doanh thu đi kèm với sự tăng trưởng lợi nhuận thể hiện hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả và hợp lý

b.Phân tích, đánh giá tình hình tài chính của công ty: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Đvt: triệu VNĐ

Khoản mục 2006 2007 2008

TÀI SẢN 323.267 416.185 430.107

Tài sản ngắn hạn 165.370 207.811 201.251

Tiền, các khoản tương đương

tiền 14.244 17.424 19.622

Đầu tư tài chính ngắn hạn 0 4.324 6.486

Các khoản phải thu 37.417 96.151 94.726

 Phải thu khách hàng 34.855 93.529 91.225  Các khoản phải thu khác 4.737 2.851 3.890  Dự phòng phải thu khó đòi 2.175 229 389

Hàng tồn kho 113.709 88.344 79.835

Tài sản ngắn hạn khác 2.595 1.569 581

Tài sản dài hạn 157.897 208.374 228.856

Tài sản cố định 152.989 180.095 180.357

Nguyên giá 502.174 531.028 539.322

Khấu hao luỹ kế 349.185 350.932 358.966

Đầu tư tài chính dài hạn 4.908 28.279 48.499

NGUỒN VỐN 323.267 416.185 430.107 Nợ phải trả 137.977 225.937 237.212 Nợ ngắn hạn 75.450 163.419 189.318 Nợ dài hạn 62.527 62.518 47.894 Nguồn vốn chủ sở hữu 185.290 190.248 192.895 Vốn điều lệ 185.000 185.000 185.000

Quỹ đầu tư phát triển 290 5.233 7.850

b.1. Phân tích sự thay đổi của tổng nguồn vốn và tổng tài sản:

dvt: triệu VNĐ

2007/2006 2008/2007 Khoản mục 2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền %

Tàisản/

Nguồn vốn 323.267 416.185 430.107 92.918 28,74% 13.922 3,35%

Tổng tài sản và tổng nguồn vốn của doanh nghiệp qua 3 năm từ 2006- 2008 liên tục tăng lên. Năm 2006 khi công ty vừa chuyển đổi thành công ty cổ phẩn, tổng tài sản của công ty là 323.267 triệu đồng. Năm 2007 tài sản tăng lên 416.185 triệu đồng, tăng 28% so với năm 2006. Qua tới năm 2008 tổng tài sản của công ty đạt 430.107 triệu đồng, tức tăng 30% so với năm 2006 và tăng 3% so với năm 2007. Điều này thể hiện qui mô tài chính của công ty ngày càng được mở rộng. Tổng tài sản tăng lên qua các năm chủ yếu là do sự gia tăng của tài sản dài hạn. Chứng tỏ công ty đang tập trung vào việc đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm, cũng như tập trung vào đầu tư các hạng mục tài chính dài hạn như chứng khoán, đầu tư trái phiếu chính phủ, góp vốn kinh doanh.

Tài sản ngắn hạn cũng chiếm một tỷ lệ không nhỏ, trong tài sản ngắn hạn thì hạng mục các khoản phải thu có tỉ lệ tăng khá cao, thể hiện chính sách bán hàng của công ty với khách (nhất là đối với các khách hàng lớn, uy tín), khách hàng sẽ có khoảng thời gian trả tiền dài hơn. Điều này nhằm tạo dựng các mối quan hệ lâu dài với các khách hàng lớn, lâu năm.

Để đáp ứng cho nhu cầu gia tăng của sản xuất kinh doanh thì nguồn vốn của doanh nghiệp cũng được huy động từ nhiều nguồn khác nhau. Nguồn vốn của công ty tăng qua các năm chủ yếu được hình thành từ nguồn vốn vay ngắn hạn là chủ yếu, tuy nhiên nguồn vốn chủ sở hữu của công ty cũng tăng liên tục qua các năm thông qua sự gia tăng của các quỹ đầu tư phát triển.

b.2. Phân tích tình hình tài chính thông qua tỷ số tài chính :

STT Chỉ tiêu Công thức 2006 2007 2008

I Chỉ tiêu đánh giá tình hình chung

1

Tỷ suất đầu tư tài sản dài

hạn Tài sản dài hạn/Tổng tài sản 49% 50% 53%

2

Tỷ suất đầu tư tài sản

ngắn hạn Tài sản ngắn hạn/ Tổng tài sản 51% 50% 47% 3 Tỷ số nợ Nợ phải trả/ Tổng nguồn vốn 43% 54% 55% 4 Tỷ số tự tài trợ VCSH/ Tổng nguồn vốn 57% 46% 45%

II Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán

1

Hệ số thanh toán hiện

hành Tổng tài sản/Nợ phải trả 2,343 1,842 1,813

2

Hệ số thanh toán nợ ngắn

hạn TSNH/Nợ ngắn hạn 2,192 1,272 1,063

3 Hệ số thanh toán nhanh

Tiền và tương đương tiền/ Nợ

ngắn hạn 0,189 0,107 0,104

4 Hệ số thanh toán dài hạn

Giá trị còn lại của TSDH/Nợ

dài hạn 2,447 2,881 3,766

III Chỉ tiêu đánh giá tình hình hoạt động

1

Số vòng quay các khoản phải thu

Doanh thu và thu nhập/ các

khoản phải thu 7,350 5,413 5,869

2 Kì thu tiền bình quân

Số ngày trong kỳ/ Số vòng quay

các khoản phải thu 48,977 66,503 61,335

3 Số vòng quay hàng tồn kho Giá vốn hàng bán/ Hàng tồn kho bình quân 2,071 5,269 5,889 4 Kì luân chuyển hàng tồn kho

Số ngày trong kỳ/ Số vòng quay

5

Số vòng luân chuyển tổng tài sản

Doanh thu và thu nhập/ Tổng

tài sản bình quân 0,851 1,251 1,293

6

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản dài hạn

Doanh thu và thu nhập/ Tổng

tài sản dài hạn 1,742 2,498 2,429

7

Hiệu quả sử sụng tổng tài sản ngắn hạn

Doanh thu và thu nhập/ Tài sản

ngắn hạn 1,663 2,505 2,763

IV Chỉ tiêu đánh giá sức sinh lời

1

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

LNTT/ Tổng doanh thu và thu

nhập 9,54% 10,23% 10,43%

2

Tỷ suất lợi nhuận trên

tổng tài sản LNTT/Tổng tài sản 9,82% 12,36% 13,48%

3

Tỷ suất lợi nhuận trên VCSH

LNTT/ Vốn chủ sở hữu bình

quân 17,13% 27,04% 30,06%

b.2.1: Chỉ tiêu đánh giá tình hình chung

STT Chỉ tiêu Công thức 2006 2007 2008

I Chỉ tiêu đánh giá tình hình chung

1

Tỷ suất đầu tư tài sản dài hạn

Tài sản dài hạn/Tổng tài

sản 49% 50% 53%

2

Tỷ suất đầu tư tài sản ngắn hạn Tài sản ngắn hạn/ Tổng tài sản 51% 50% 47% 3 Tỷ số nợ Nợ phải trả/ Tổng nguồn vốn 43% 54% 55% 4 Tỷ số tự tài trợ VCSH/ Tổng nguồn vốn 57% 46% 45%

* Tỷ suất đầu tư tài sản dài hạn:

Tỷ lệ đầu tư vào tài sản dài hạn của công ty năm 2006 là 49%, qua năm 2007, 2008 tỷ lệ này tăng lên lần lượt là 50% và 53%. Đây là một tỷ lệ hợp lý so

với tỷ lệ đầu tư trung bình của các ngành công nghiệp nhẹ. Tài sản dài hạn chiếm gần một nửa trong tổng tài sản chứng tỏ doanh nghiệp đang tích cực đầu tư chiều sâu. Trong tài sản dài hạn thì khoản mục đầu tư tài chính dài hạn chiểm tỷ lệ cao và cũng có sự tăng trưởng mạnh nhất, tỷ lệ này tăng lên qua các năm phản ánh doanh nghiệp đang nỗ lực đầu tư cho một chiến lược dài hơi nhằm tìm kiếm nguồn lợi nhuận ổn định lâu dài trong tương lai.

*Tỷ suất đầu tư tài sản ngắn hạn:

Tỷ suất đầu tư tài sản ngắn hạn của công ty qua 3 năm lần lượt là 51%, 50%, và 47% . Mặc dù tỷ lệ của tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản có giảm nhưng giá trị qua 3 năm đều tăng. Trong tài sản ngắn hạn thì hàng tồn kho chiếm số lượng lớn nhất, hầu như chiếm khoản từ 30% - 40 trong tài sản ngắn hạn. Bởi vì đặc điểm ngành nghề kinh doanh của công ty, với nguyên vật liệu hầu hết nhập

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng trung, dài hạn tại ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Khánh Hòa (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)