* Năm 2009:
- Chuyển đổi mô hình tổ chức hoạt động sang NHTMCP Công thương VN, niêm yết cổ phiếu trên Sàn giao dịch chứng khoán.
- Tìm kiếm cổ đông chiến lược nước ngoài phù hợp với các điều kiện nêu tại Đề án cổ phần hoá Vietinbank đã được Chính phủ phê duyệt.
- Triển khai Dự án Hiện đại hóa giai đoạn 2, đầu tư mua sắm giải pháp công nghệ cho 12 Module nghiệp vụ trên hầu hết các lĩnh vực quản trị ngân hàng và phát triển sản phẩm mới.
* Năm 2010:
- Hoàn thiện tổ chức Tập đoàn Tài chính ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, hoạt động theo mô hình Tập đoàn tài chính Ngân Hàng, IPO quốc tế và niêm yết quốc tế vào thời điểm thích hợp
* Năm 2011- 2015:
- Tiếp tục mở rộng phạm vi và qui mô hoạt động thông qua việc phát triển mạng lưới, thành lập và liên kết thành lập các công ty con kinh doanh trên lĩnh vực tài chính tiền tệ.
- Mở văn phòng đại diện tại một số nước.
- Phấn đấu trở thành một Tập đoàn Tài chính Ngân hàng mạnh trong khu vực vào năm 2015.
CHƯƠNG 3:THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH CHO VAY TRUNG, DÀI HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆPTẠI NGÂN HÀNG VIETINBANK CHI NHÁNH 3.1 Quy trình thẩm định tín dụng trung, dài hạn đối với DN:
CBTD kiểm tra hồ sơ vay vốn và mục đích vay vốn CBTD tiến hành thẩm định Thẩm định khách hàng Thẩm định tính khả thi của DAĐT Thẩm định tài sản bảo đảm Phân tích, kiểm soát rủi
ro dự án Thẩm định năng lực pháp lý của khách hàng Thẩm định năng lực tài chính của khách hàng
Lập tờ trình thẩm định cho Trưởng phòng tín dụng ( GĐ chi nhánh) CBTD tiếp khách hàng
3.1.1Kiểm tra hồ sơ vay vốn và mục đích vay vốn: 3.1.1.1.Kiểm tra hồ sơ khách hàng:
CBTD kiểm tra tính xác thực, hợp pháp, hợp lệ của các giấy tờ văn bản trong danh mục hồ sơ khách hàng tại “phụ lục 1A”. Ngoài ra cần kiểm tra thêm các vấn đề sau:
- Xác minh quyền hạn trách nhiệm của các bên qua biên bản/ hợp đồng liên doanh đối với doanh nghiệp liên doanh.
- Xác minh quyền hạn, trách nhiệm của các chức danh trong doanh nghiệp - Quyết định bổ nhiệm người đại diện trước pháp luật của doanh nghiệp, kế toán trưởng hoặc người quản lý về tài chính của DN và người đại diện pháp nhân của DN; giấy uỷ quyền, thời hạn uỷ quyền.
- Thời hạn hoạt động còn lại của DN - Ngành nghề được phép kinh doanh.
3.1.1.2.Kiểm tra hồ sơ khoản vay và hồ sơ đảm bảo tiền vay
- CBTD kiểm tra tính xác thực, hợp pháp, hợp lệ của từng loại hồ sơ được nêu ở phụ lục 1B
- Đối với báo cáo tài chính dự tính trong 3 năm tới và phương án sản xuất kinh doanh/ DAĐT, khả năng vay trả, nguồn trả, việc kiểm tra và phân tích được tiến hành sau
- Ngoài ra, kiểm tra sự phù hợp về ngành nghề ghi trong đăng kí kinh doanh với ngành nghề hiện tại của doanh nghiệp và phù hợp với phương án dự kiến đầu tư, xu hướng phát triển của ngành trong tương lai.
3.1.1.3.Kiểm tra mục đích vay vốn:
- Kiểm tra xem nhu cầu vay vốn có thuộc đối tượng cho vay hay không
- Kiểm tra tính hợp pháp của mục đích vay vốn (đối chiếu nhu cầu xin vay với danh mục những khoản cấm lưu thông)
Đối với những khoản vay vốn bằng ngoại tệ, kiểm tra mục đích vay vốn đảm bảo phù hợp với qui định quản lý ngoại hối hiện hành về các đối tượng vay vốn ngoại tệ
3.1.2. Thẩm định khách hàng:
3.1.2.1. Thẩm định tư cách và năng lực pháp lý, năng lực điều hành, năng lực quản lý SXKD, mô hình tổ chức, bố trí lao động trong DN:
a. Tìm hiểu chung về khách hàng: - Lịch sử doanh nghiệp
- Những thay đổi về vốn góp
- Những thay đổi trong cơ chế quản lý
- Lịch sử hình thành về các quá trình liên kết, giải thể - Loại hình kinh doanh của DN hiện tại
b. Điều tra, đánh giá tư cách và năng lực pháp lý:
- Khách hàng vay vốn có trụ sở đặt tại địa bàn nơi có NHCV có trụ sở không - Khách hàng vay là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự
- Tư cách pháp lý của người đại diện khách hàng vay vốn trong giao dịch với ngân hàng
- Khách hàng vay vốn là DN tư nhân, chủ DN có đủ hành vi năng lực dân sư và hoạt động theo Luật DN
- Giấy phép đầu tư, chứng nhận đăng kí kinh doanh,giấy phép hành nghề có còn hiệu lực
c. Mô hình tổ chức, bố trí lao động của DN
- Quy mô hoạt động của DN - Cơ cấu tổ chức quản lý KD - Số lượng trình độ lao động
- Tuổi trung bình, thời gian công việc, mức lương - Hiệu quả sản xuất
d. Tìm hiểu, đánh giá khả năng quản trị điều hành của ban lãnh đạo
- Danh sách ban lãnh đạo DN
- Trình độ chuyên môn của ban lãnh đạo DN
- Đạo đức trong quan hệ tín dụng cá nhân của ngươig đứng đầu ban lãnh đạo - Khả năng, kinh nghiệm, cách thức quản lý, đạo đức của người lãnh đạo cao nhất. Thể hiện qua
+ Giá trị doanh thu tăng + Mức độ giảm chi phí + Mức lợi nhụân gia tăng.
3.1.2.2 Phân tích đánh giá tình hình hoạt động của khách hàng
Phân tích, đánh giá tình hình hoạt động của khách hàng thực hiên theo phụ lục 1C “ Hướng dẫn phân tích, đánh giá tình hình hoạt động của khách hàng”
3.1.2.3. Thẩm định, phân tích đánh giá tình hình tài chính DN: Thực hiện theo phụ lục 1D
3.1.2.4.Phân tích đánh giá tình hình quan hệ với các tổ chức tài chính tín dụng:
CBTD xem xét tình hình quan hệ của khách hàng với các tổ chức Tài chính-Tín dụng ở cả hiện tại và quá khứ trên những khía cạnh sau:
a. Quan hệ tín dụng:
- Đối với ngân hàng cho vay và các chi nhánh khác trong hệ thống Ngân hàng Công thương :
+ Dư nợ ngắn, trung, dài hạn (bao gồm cả chi tiết về nợ quá hạn: số tiền, thời hạn đã quá hạn…).Đối với nợ trung, dài hạn cần tìm hiểu thêm về tài sản đã được đầu tư bằng vốn vay, số tiền gia hạn, số tiền được điều chỉnh kỳ hạn nợ, nguồn trả nợ, lịch trả nợ.
+ Mục đích vay vốn của các khoản vay, vốn vay được sử dụng đúng mục đích hay không?
+ Doanh số cho vay, thu nợ trong 3 năm gần nhất + Số dư bảo lãnh thư tín dụng
+ Tài sản bảo đảm cho dư nợ trên
+ Diễn biễn về các khoản vay, bảo lãnh, thư tín dụng + Mức độ tín nhiệm
+ Vòng quay vốn tín dụng - Đối với các tổ chức tín dụng khác:
+ Dư nợ ngắn, trung,dài hạn đến thời điểm gần nhất + Số dư bảo lãnh , thư tín dụng
+ Tài sản bảo đảm cho dư nợ trên
+ Mục đích vay vốn của các khoản vay, vốn vay có được sử dụng đúng mục đích hay không.
+ Diễn biến về các khoản vay, bảo lãnh thư tín dụng nói trên + Mức độ tín nhiệm
b. Quan hệ tiền gửi:
- Tại Ngân hàng Công thương Việt Nam: + Số dư tiền gửi bình quân
+ Doanh số tiền gửi, tỷ trọng so với doanh thu - Tại các TCTD khác:
+ Số dư tiền gửi bình quân
+ Doanh số tiền gửi, tỷ trọng so với doanh thu
3.1.3. Phân tích thẩm định phương án SXKD/DAĐT:
CBTD tiến hành phân tích thẩm định PASXKD/DAĐT nhằm đưa ra kết luận về tính khả thi, hiệu quả của của PASXKD/DAĐT, khả năng trả nợ và những rủi ro có thể xảy ra để phục vụ cho việc quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay. Kết quả phân tích thẩm định PASXD/ DAĐT cũng là cơ sở để CBTD tham gia góp ý tư vấn cho khách hàng vay tạo tiền để đảm đảm bảo hiệu quả cho vay, thu được nợ gốc đúng hạn, hạn chế, phòng ngừa rủi ro và là cơ sở để xác định số tiền cho vay, thời gian cho vay, dự kiến tiến độ giải ngân, mức thu nợ hợp lý, các điều kiện cho vay. Phân tích cụ thể và chi tiết thực hiện theo phụ lục 1E “ Hướng dẫn
3.1.4. Thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay: Thực hiện theo phụ lục 1F “ Hướng dẫn phân tích tài sản bảo đảm
3.2 .MINH HOẠ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH:
DỰ ÁN ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ
BẰNG VIỆC ĐẦU TƯ MÁY ĐÁNH ỐNG TỰ ĐỘNG TRONG DÂY CHUYỀN KÉO SỢI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY NHA TRANG:
3.2.1. PHÂN TÍCH THẨM ĐỊNH KHÁCH HÀNG:
3.2.1.1.Phân tích thẩm định tư cách năng lực pháp lý:
Tên khách hàng : Công ty CP dệt may Nha Trang
Đại diện doanh nghiệp : Ông Huỳnh Ngọc Sang - Tổng Giám Đốc
Địa chỉ : Km 1447 quốc lộ 1A, xã Vĩnh Phương, Nha Trang, Khánh Hoà
Điện thoại : 058.372 7236 – 058.372.7243 Fax : 058.372.7227
Mã số thuế : 4200237973
Tài khoản tiền gửi: 102010000425649 tại Ngân hàng Công Thương Khánh Hoà Tài khoản ngoại tê : 10202000046234 tại Ngân hàng Công Thương Khánh Hoà Giấy đăng ký kinh doanh lần đầu theo quyết định số:3703000219 do Sở Kế hoạch Đầu tư Tỉnh Khánh hoà cấp ngày 8.8.2006
Vốn điều lệ thời điểm gần nhất : 185.000 triệu đồng:
Vốn nhà nước : 55.000 triệu đồng (30%) Vốn CBCNV : 41.182 triệu đồng (22%)
Vốn bán Công ty Đầu tư, phát triển Phong Phú: 88.318 triệu đồng (48%)
Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất mua bán các loại bông, xơ, sợi, vải, hàng may mặc, giày dép và máy móc thiết bị, vật tư phụ tùng, hoá chất thuốc nhuộm, nguyên liệu phụ liệu, bao bì phục vụ ngành dệt may, hoàn thiện sản phẩm dệt. Kinh doanh nhà và trung tâm thương mại. Môi giới thương mại, uỷ thác mua bán hàng hoá, đại lý kí gửi mua bán hàng hoá. Cho thuê nhà văn phòng, nhà xưởng kho bãi. Xây dựng công trình dân dụng, dịch vụ lắp đặt sửa chữa, máy móc thiểt bị nhà xưởng, dịch vụ vận tải hàng hoá bằng đường bộ, xử lý chất thải lỏng công nghiệp, nước sinh hoạt.
Kết luận: Khách hàng có đầy đủ tư cách pháp nhân 3.2.1.2.Nhu cầu doanh nghiệp: Số tiền đề nghị vay: 7,6 tỷ
Thời gian vay: 5 năm
Lãi suất vay: Lãi suất thả nổi bằng lãi suất huy động tiền gửi 12 tháng trả lãi sau của Ngân hàng Công Thương Khánh Hoà + phí ngân hàng 2,5%/năm nhưng không thấp hơn sàn lãi suất cho vay trung, dài hạn do Ngân hàng Công Thương Việt Nam quy định tại thời điểm xác định lãi suất
Mục đích vay: Đầu tư thiết bị máy đánh lẻ ống tự động
Đối tượng vay: Thanh toán tiền mua 4 máy đánh ống tự động Savio
Hình thức trả nợ: lãi trả hàng tháng, gốc 3 tháng 1 lần trong 5 năm, lần đầu sau 6 tháng
Tài sản bảo đảm: Thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay
3.2.1.3.Kết quả thẩm định hồ sơ và mục đích vay vốn của khách hàng:
Hồ sơ pháp lý đầy đủ, hồ sơ về tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty bình thường.
3.2.1.4.Kết quả thẩm định và nhận xét về lịch sử phát triển, năng lực điều hành, quản lý sản xuất kinh doanh:
Công ty CP dệt may Nha Trang chính thức đi vào hoạt động tháng 8 năm 2006 theo giấy đăng kí kinh doanh 3703000219 do Sở Kế hoạch Đầu tư và Phát triển tỉnh Khánh Hoà cấp ngày 8/8/2006, được cổ phần hoá từ Công ty Dệt Nha Trang
hoạt động từ năm 1982 có tình hình nhiều năm liền sản xuất kinh doanh ổn định, tình hình tài chính lành mạnh.
Bộ máy quản lý: Chủ tịch HĐQT công ty hiện nay là Tổng Giám Đốc công ty Dệt Phong Phú ( có 30% vốn điều lệ của Nhà nước giao cho quản lý ) là đơn vị có uy tín trong ngành dệt may Việt Nam, đồng thời là thành viên trong HĐQT công ty Đầu tư và Phát triển Phong Phú. Tổng Giám Đốc là phó tổng giám đốc Công ty dệt Phong Phú, các phó tổng giám đốc đều là phó tổng giám đốc công ty dệt Nha Trang trước đây.
Từ trước đến nay công ty thực hiện đúng chế độ tín dụng của ngân hàng vay, trả nợ sòng phẳng, không có nợ quá hạn, rất có uy tín với ngân hàng. Vì vậy có thể kết luận : Ban lãnh đạo có kinh nghiệm trong kinh doanh, có uy tín trong việc vay vốn và trả nợ ngân hàng.
Ngân hàng đã cung cấp cho công ty các dịch vụ: tiền gửi, chuyển tiền, cho vay, bảo lãnh, cam kết thanh toán nhập nguyên liệu
Về quan hệ tín dụng: Thực hiện đúng chế độ tín dụng của ngân hàng, vay trả nợ sòng phẳng, không có nợ quá hạn, rất có uy tín với ngân hàng
Doanh nghiệp không có quan hệ với các ngân hàng khác ( vào thời điểm thẩm định năm 2009 )
Số lượng cán bộ công nhân viên: 2500 người. Công ty dệt Nha Trang là doanh nghiệp có quy mô hoạt động lớn, thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty đã trở nên quen thuộc trong nước
3.2.1.5.Phân tích đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính của của công ty:
a. Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty CP Dệt May Nha Trang.
BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG 3 NĂM 2006-2008
ĐVT: Triệu VNĐ
( Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty CP Dệt May Nha Trang)
Khoản mục 2006 2007 2008
Doanh thu thuần từ hoạt động kinh
doanh 275.027 520.496 555.985
Giá vốn hàng bán 235.483 465.438 470.184
Lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp
dịch vụ 39.544 55.058 85.801
Chi phí bán hàng 3.672 6.573 7.815
Chi phí quản lý doanh nghiệp 4.382 7.393 8.948
Lợi nhuận thuần từ hđ kinh doanh 31.490 41.092 69.038
Thu nhập từ hđ tài chính 0 10.360 8.265
Thu nhập từ hoạt động khác 253 0 3.220
Lợi nhuận trước thuế 31.743 51.451 80.524
Thuế TNDN 0 0 22.547
Chênh lệch 2007/2006
Chênh lệch2008/2007
Khoản mục Số tiền % Số tiền %
Doanh thu thuần từ hoạt động
kinh doanh 245.469 89% 35.490 7%
Giá vốn hàng bán 229.955 98% 4.746 1%
Lợi nhuận gộp từ bán hàng và
cung cấp dịch vụ 15.514 39% 30.744 56%
Chi phí bán hàng 2.901 79% 1.242 19%
Chi phí quản lý doanh nghiệp 3.011 69% 1.556 21% Lợi nhuận thuần từ HĐ kinh
doanh 9.602 30% 27.947 68%
Thu nhập từ HĐ tài chính 10.360 - -2.094 -20%
Thu nhập từ HĐ khác -253 - 3.220 -
Lợi nhuận trước thuế 19.708 62% 29.072 57%
Doanh thu qua các năm liên tục tăng cao, năm 2007 doanh thu đã tăng 245.469 triệu đồng so với năm 2006, tỷ lệ tăng trưởng lên đến 89%. Có được mức tăng trưởng cao như trên vì số liệu của năm 2006 thực chất là của 3 tháng cuối năm, được tính từ khi doanh nghiệp chuyển đổi thành công ty cổ phần vào tháng 8/2006. Qua đến năm 2008 tốc độ tăng trưởng của doanh thu giảm mạnh chỉ còn lại 7% so với năm 2007. Bởi vì năm 2008 lạm phátxảy ra toàn cầu nên việc kinh doanh cũng gặp nhiều khó khăn, việc xuất khẩu hàng hoá cũng hạn chế, số lượng đơn đặt hàng từ nước ngoài cũng giảm đi nhiều. Dù trước tình hình khó khăn như trên nhưng đội ngũ quản lý của công ty vẫn cố gắng duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh nên mặc dù tốc độ tăng trưởng có giảm nhưng doanh thu của công ty không những giảm mà còn tăng lên so với trước.
Giá vốn hàng bán vẫn là khoảng chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí, giá vốn năm 2007 tăng lên so với năm 2006 khá cao, lên đến 98% vì giá vốn năm 2006 là của 3 tháng cuối năm nên so với giá vốn hàng bán của cả năm 2007 đương nhiên sẽ có sự chênh lệch rất lớn.
Năm 2008 giá vốn lại chỉ tăng ở mức thấp là 1%. Điều này xảy ra vì giá cả của nguyên vật liệu chính (bông thiên nhiên) trong năm 2008 có sự sụt giảm mạnh. Năm 2008 giá bông chỉ còn 39.23 US cent/lb , mức thấp nhất trong vòng 6 năm trở lại đây.
Đơn vị
tính 2006 2007 2008 Giá bông
nguyên liệu UScent/Lb 52.176 58.437 39.23
Giá bông thiên nhiên từ năm 2006-2008