Kiến nghị với Ngân hàng Công thương Việt Nam:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng trung, dài hạn tại ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Khánh Hòa (Trang 96)

4. 2: Một số kiến nghị:

4.2.2 Kiến nghị với Ngân hàng Công thương Việt Nam:

- NHCT Việt Nam nên có biện pháp đẩy mạnh chất lượng tín dụng trung, dài hạn, nên bám sát thực tiễn để hoàn thành quy chế, quy trình nghiệp vụ cho vay

- Tổ chức thường xuyên hiệu quả các buổi hội thảo, các lớp tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ lãnh đạo và cán bộ nghiệp vụ, từ đó kinh nghiệm của các cán bộ được nâng lên đáng kể giúp ngân hàng thành viên hạn chế rủi ro và an toàn hiệu quả vốn đầu tư.

- Nâng cao hiệu quả công tác thông tin, cần trang bị mạng lưới thông tin tiên tiến, hiện đại trong toàn hệ thống, phải có quan hệ trao đổi thông tin với các tổ chức lớn khác chứa nhiều thông tin như các NHTM khác, các cơ quan tư pháp, các tổ chức phi ngân hàng… để có thông tin chính xác, kịp thời chỉ đạo hoạt động của chi nhánh

- Ngoài ra, NHCT Việt Nam nên nhanh chóng nâng cao trình độ cán bộ. Khai thác đội ngũ cán bộ trẻ, tận dụng những ưu điểm của đội ngũ này như sự năng động, linh hoạt, khả năng tiếp cận thông tin và xử lý công việc nhanh, .. để nâng cao hiệu quả kinh doanh.

- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng tại các chi nhánh để có biện pháp khắc phục kịp thời.

PHỤ LỤC 1A:

DANH MỤC HỒ SƠ KHÁCH HÀNG

Yêu cầu bản sao công chứng:

- Quyết định thành lập của cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền (đối với khách hàng theo luật DN nhà nước, khách hàng là tổ chức khác)

- Giấy phép đầu tư của cấp có thẩm quyền cấp (đối với khách hàng doanh nghiệp hoạt động theo luật đầu tư nước ngoài )

- Quyết định thành lập đối với Công ty TNHH 1 thành viên (đối với khách hàng hoạtđộng theo luật doanh nghiệp

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với khách hàng hoạt động theo luật doanhnghiệp và hợp tác xã )

- Giấy phép hành nghề đối với ngành nghề có giấy phép (khách hàng hoạt động theo luật doanh nghiệp và hợp tác xã )

- Biên bản góp vốn, danh sách thành viên sáng lập

- Hợp đồng liên doanh (đối với doanh nghiệp liên doanh ) - Điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp

- Giấy phép kinh doanh xuất khẩu

- Quyết định bổ nhiệm chủ tịch hội đồng quản trị Yêu cầu bản chính:

- Nghị quyết của hội đồng quản trị về việc xin vay nợ ghi rõ việc uỷ quyền hoặc xác định

- Quy chế quản lý đối với doanh nghiệp có phân cấp.

- Văn bản uỷ quyền vay vốn của cơ quan cấp trên có thẩm quyền đối với đơn vị hạch toán phục vụ. Nội dung uỷ quyền phải thể hiện rõ mức dư nợ cao nhất, thời hạn vay vốn, mục đích vay vốn và cam kết trả nợ thay khi đơn vị phụ thuộc không trả được nợ.

PHỤ LỤC 1B:

DANH MỤC HỒ SƠ KHOẢN VAY

- Giấy đề nghị vay vốn, đơn xin mở LC, đơn xin chiết khấu bộ chứng từ - Kế hoạch sản xuất kinh doanh

- Các báo cáo tài chính trong 3 năm gần nhất (đã được kiểm toán) và quý gần nhất:

+Bảng cân đối kế toán

+ Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh + Lưu chuyển tiền tệ

+ Thuyết minh báo cáo tài chính

+ Đối với pháp nhân hoạt động chưa được 2 năm, yêu cầu gửi BCTC đến thời điểm gần nhất

+ Trường hợp pháp nhân mới thành lập phải có BCTC dự tính như mục 4 dưới đây

+ Trong trường hợp chưa được kiểm toán, phải có báo cáo quyết toán thuế của 2 năm gần nhất (được cơ quan thuế xác nhận ) và phải có sự giải trình cụ thể từ phía khách hàng trước khi xem xét khoản vay

-Các báo cáo tài chính dự tính cho 3 năm sắp tới và cơ sở tính toán. - Phương án khắc phục lỗ ( trong trường hợp khách hàng lỗ luỹ kế )

- Bảng kê các loại công nợ ( dư nợ tiền vay, dư nợ trả thay, bảo lãnh, doanh số cho vay và thu nợ , số tiền gia hạn điều chỉnh kì hạn nợ quá hạn ) tại các NHCV trong hệ thống ngân hàng Công thương Việt Nam, tổ chức tín dụng trong và ngoài nước.

- Bảng kê các khoản phải thu, phải trả lớn, chi tiết hàng tồn kho

- Hợp đồng mua bán với nước ngoài (đối với trường hợp mở LC không ký quỹ đủ 100% ) bộ chứng tứ hàng xuất xin chiết khấu.

- Phương án sản xuất kinh doanh, khả năng vay trả, nguồn trả

- Hồ sơ khác có liên quan (ví dụ : hợp đồng bảo hiểm hàng hoá, dự toán chi phí hoạt động được duyệt )

- Giấy tờ chứng minh việc tăng nguồn vốn chủ sở hữu ngoài phần tăng lợi nhuận để lại

- Các giấy tờ khác có liên quan

* Riêng đối với các khoản vay trung, dài hạn theo dự án đầu tư, khách hàng cần cung cấp thêm những tài liệu sau về hồ sơ dự án vay vốn:

- Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo đầu tư nếu dự án chỉ cần lập báo cáo đầu tư.

- Quyết định phê duyệt dự án đầu tư của cấp có thẩm quyền

- Các văn bản, hồ sơ bổ sung khác ( tuỳ theo tính chất đặc điểm của từng dự án cụ thể )

- Thiết kế kĩ thuật và tổng dự toán, quyết định phê duyệt thiết kế kĩ thuật , tổng dự toán của cấp có thẩm quyền.

- Các tài liệu liên quan khác theo quy chế đầu tư xây dựng cơ bản và các quy định khác.

PH Ụ LỤC 1C:

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH a. Tình hình sản xuất kinh doanh:

* Các điều kiện về sản xuất:

- Những thay đổi về khả năng sản xuất kinh doanh và tỷ lệ sử dụng thiết bị - Danh sách các sản phẩm

- Những thay đổi của đơn đặt hàng và số lượng/phân trăm giá trị sản phẩm chưa thực hiện được

- Những thay đổi về tỷ lệ phê phẩm

- Danh sách nguyên vật liêu chính,tionhf hình cung cấp,sử dụng và những thay đổi về giá mua của nguyên vật liệu, tình hình nhà cung cấp các nguyên liệu chính, chất lượng nguyên vật liệu

* Kết quả sản xuất

- Những thay đổi về đầu ra của sản phẩm - Những thay đổi về thành phần của sản phẩm

- Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi ( như tăng, giảm cầu, số lượng hàng tồn kho, những thay đổi về giá)

- Những thay đổi về hiệu quả sản xuất Phương pháp sản xuất hiện tại

- Công suất hoạt động

- Hiệu quả công việc : Những thay đỏi về chi phí sản xuất, số giờ lao động, các kết quả và các nhân tố ảnh hưởng tới sự thay đổi này

- Chất lượng sản phẩm: Các biện pháp đang thực hiện để qaunr lý

- Các chi phí: Những thay đổi về chi phí sản suất, so sánh với đối thủ cạnh tranh

*Hướng dẫn phân tích hiệu quả sản xuất:

Hiệu quả sản xuất là nền tảng cho khả năng sinh lời của một doanh nghiệp và nó được thúc đẩy bằng việc gia tăng hiệu quả của lực lượng lao động, của máy

móc thiết bị. Khả năng sinh lời của một doanh nghiệp có mối quan hệ hết sức chặt chẽ với hiệu quả sản xuất và do đó chúng ta phải phân tích mối quan hệ. Hiệu quả sản xuất được đo bằng giá trị gia tăng.

Giá trị gia tăng là giá trị mới tạo được thông qua hoạt động kinh doanh. Nói chung chỉ số này ngụ ý giá trị mà doanh nghiệp bổ sung vào việc mua hàng hóa và nguyên liệu thô. Có hai phương pháp để tình giá trị gia tăng. Một là phương pháp khấu trừ, tức là lấy doanh thu trừ đi giá trị hàng mua từ bên ngoài ( như chi phí nguyên vật liệu và chi phí chế biến thuê ngoài). Hai là phương pháp bổ sung, tức là bổ sung vào những khoản mục tạo ra giá trị gia tăng. Theo phương pháp bổ sung, tổng giá trị gia tăng bao gồm những chi phí nhân sự và lao động, chi phí thuê thuế và các khoản khác, các khoản lệ phí, chi phí tài chính ròng và lợi nhuận hoat động sau khi thanh toán lãi vay. Lấy tổng giá trị gia tăng trừ đi chi phí khấu hao sẽ được giá trị tăng ròng. Chi phí khấu hao chuyển đổi TSCĐ thành chi phí trong thời gian hữu ích của tài sản. Hiệu quả sản xuất được chia thành mức độ tập trung vốn và hiệu quả của vốn dưới đây:

Hiệu suất lao động: Công thức tính:

Tổng giá trị gia tăng

Số lao động bình quân đầu kỳ và cuối kỳ

Đơn vị: Đồng

Lưu ý: Tổng giá trị gia tăng = Lợi nhuận từ hoạt động+ chi phí nhân sự và lao

động + chi phí thuê + thuế và các chi phí xã hội + chi phú khấu hao + các khoản

chi phí khác.

Hệ số này càng cao càng tốt.

Tài sản cố định hữu hình trên số nhân công ( Mức độ tập trung vốn)

Giá trị bình quân đầu kỳ và cuối kỳ cho TSCĐ hữu hình- giá trị xây dựng dở dang

Số lao động bình quân đàu kỳ và cuối kỳ

Đơn vị : Đồng Tỷ số này thể hiện giá trị đầu tư vào thiết bị trên đầu nhân công và giúp người phân tích hiểu được mức độ tiết kiệm lao động và sự hợp lý hóa của các khoản đầu tư vào thiết bị nhà máy trong quá trình sản xuất và bán hàng.

Với các doanh nghiệp sản xuất, hệ số này càng cao càng tốt.

Hiệu quả của đồng vốn:

Công thức tính :

Tổng giá trị gia tăng

Giá trị bình quân đầu kỳ và cuối kỳ cho TSCĐ hữu hình- giá trị xây dựng dở dang

Tỷ số này tính toán giá trị gia tăng trên một đồng vốn tài sản cố dịnh hữu hình hoạt động. Hệ số này càng cao càng tốt

Hệ số chi phí lao động đối với giá trị gia tăng:

Công thức tính:

Chi phí lao động và nhân sự Tổng giá trị gia tăng

Chỉ tiêu này tính toán tỷ lệ giữa chi phí nhân sự phân bổ như tiền công lao động đối với tổng giá trị gia tăng. Hệ số này dùng để xem xét gánh nặng của chi phí nhân sự. Nếu tỷ số này càng cao thì gánh nặng chi phí nhân sự là lớn. Trong trường hợp đó, có khả năng doanh nghiệp gặp vấn đề trong quản lý do phần lợi nhuận có thể dùng để tái đầu tư bị giảm.

* Những thay đổi về doanh thu:

- Doanh thu các loại sản phẩm của các năm về số lượng và giá trị - Những thay đổi về doanh thu với từng khách hàng và sản phẩm

- Những yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi này ( tăng giảm nhu cầu,trình đọ sản xuất, chất lượng sản phẩm, các đối thủ cạnh tranh,v.v.. )

* Phương pháp và tổ chức bán hàng:

- Nhóm khách hàng truyền thống, khách hàng trung thành với sản phẩm - Mạng lưới bán hàng

- Tổ chức, các hoạt động bán hàng - Doanh thu trực tiếp, gián tiếp

- Loại hình bán hàng có doanh thu gián tiếp ( thông qua các đại lí phân phối tại địa phương, đại lý bán buôn, bán lẻ, các công ty thương mại )

* Các khách hàng

- Tình hình và khả năng trả nợ của các khách hàng chính trong ngành - Số lượng các giao dịch về sản phẩm của doanh nghiệp với các khách hàng chính

- Sự đánh giá của các khách hàng về sản phẩm của doanh nghiệp

- Chính sách khuếch trương sản phẩm đối với việc tăng sản phẩm hoặc khi xuất hiện sản phẩm mới.

* Giá bán của sản phẩm

- Những thay đổi trong giá bán sản phẩm và phương pháp đặt giá - Mối quan hệ với khách hàng

- Các nhân tố ảnh hưởng tới sự thay đổi này

- Tình hình giảm giá ( bao gốm hoặc loại trừ các yếu tố như hoa hồng, chi phí vận chuyển, chiết khấu, lãi suất)

-

* Quản lí chi phí:

* Phương thức thanh toán

- Thanh toán ngay (%), thanh toán chậm (%) - Số ngày chậm trả

- Điều kiện bán hàng trả chậm ( như bảo lãnh, thế chấp, v.v... ) * Số lượng đơn đặt hàng

- Những thay đổi của đơn đặt hàng và số lượng đơn đặt hàng của từng sản phẩm và của các khách hàng chính

- Các điều kiên của đơn đặt hàng ( đơn giá, thời gian từ khi đặt đến khi giao hàng)

* Quản lý hàng tồn kho

- Những thay đổi về số lượng xuát khẩu khách hàng theo từng nước, vùng và từng sản phẩm

- Tỷ lệ xuất khẩu trong tổng doanh thu

- Môi trường kinh doanh, các nhân tố ảnh hưởng tới sự thay đổi về xuất khẩu - Phương pháp xuất khẩu( trực tiếp hoặc qua ủy thác)

- Những thay đổi về giá xuất khẩu, so sánh với gía trong nước

- Phương pháp, các điều kiện thanh toán, sự hỗ trợ từ chính phủ, cạnh tranh quốc tế, những thay đổi các chi phí vè thuế quan của các nước nhập khẩu, chính sách xuất khẩu và các dự báo tương lai

- Mạng lưới, tôt chức công tác bán hàng * Các mối quan hệ đối tác kinh doanh

- Các đối tác bao gồm các doanh nghiệp có mối quan hệ liên quan đến các sản phẩm đầu vào, sản phẩm đầu ra hoặc các mối liên hệ về vốn. Đây là điều quan trọng để đánh giá doanh nghiệp tạo lập mối quan hệ với các đối tác cũng như mục đích của các mối quan hệ này.

PHỤ LỤC 1D:

HƯỚNG DẪN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP a. Thẩm định tính chính xác của báo cáo tài chính

Hệ thống báo cáo tài chính gồm có: + Bảng cân đối kế toán

+ Báo cáo kết quả kinh doanh + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ + Thuyết minh báo cáo tài chính

Một số văn bản, qui định liên quan đến báo cáo tài chính sau đây cần tham khảo: - Quyết định số 167/2000/QĐ- BTC ngày 25 tháng 10 năm 2000 của Bộ Tài

chính về Chế độ báo cáo tài chính doanh nghiệp

- Luật 03/2003/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2003: Luật kế toán hiệu lực thi hành từ 01/01/2004

- Các chuẩn mực kế toán ( đến nay có 33 chuẩn mực ) và Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính:

+ Quyết định số 149/2001/ ngày 31/12/2001 và Thông tư 89/2002 ngày 09/10/2002/ : 4 chuẩn mực

Quyết định số 165/2001 ngày 31/12/2002 và Thông tư 105/2003 ngày 04/11/2003 có 6 chuẩn mực…

a.1: Kiểm tra mức độ tin cậy của báo cáo tài chính:

Về mặt nguyên tắc, CBTD phải lựa chọn báo cáo tài chính có độ tin cật cao nhất mà doanh nghiệp có thể có:

- Báo cáo tài chính do doanh nghiệp lập

- Báo cáo tài chính của doanh nghiệp đã được cấp trên phê duyệt ( chẳng hạn như Tổng công ty phê duyệt báo cáo tài chính của đơn vị thành viên ) có độ tin cậy cao hơn báo cáo tài chính chưa được Tổng công ty phê duyệt. - Báo cáo quyết toàn thuế: thường chỉ xem xét lại một số chỉ tiêu liên quan

này thường có độ tin cậy cao hơn các chỉ tiêu phản ánh trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp tự lập

- Ngay cả báo cáo tài chính đã được kiểm toán, tính chính xác còn phụ thuộc vào uy tín của tổ chức kiểm toán độc lập, phạm vi kiểm toán, phương pháp kiểm toán và sai số trọng yếu của tổ chức kiểm toán. Tuy nhiên, báo cáo tài chính đã kiểm toán thì có độ tin cậy cao hơn báo cáo tài chính chưa được kiểm toán.

a.2. Kiểm tra tính chính xác của báo cáo tài chính:

Kiểm tra các hạng mục trên báo cáo: Khó có thể kiểm tra và rà soát toàn bộ các khoản mục trên báo cáo tài chính do đó cần lựa chọn các hạng mục kiểm tra, rà soát, bao gồm : các hạng mục chủ yếu ( tiền mặt, phải thu, hàng tồn kho, chi phí xây dựng cơ bản dở dang…) và các hạng mục có dấu hiệu nghi ngờ (do cán bộ rà soát thực hiện ).

- Cột số đầu năm: cần xem xét số liệu ở cột số cuối kỳ của bảng cân đối kế

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng trung, dài hạn tại ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Khánh Hòa (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)