Tích cực khai thác các nguồn thu để lại của các đơn vị sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện đông anh thành phố hà nội giai đoạn 2009 - 2013 (Trang 77)

nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện.

Trong những năm qua, chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục của huyện Đông Anh ngày càng tăng nhưng như thế là chưa đủ so với nhu cầu hiện đại hóa, nâng cao chất lượng của ngành giáo dục. Vì vậy, việc tranh thủ, tăng cường huy động các nguồn tài chính trong nhân dân, các tổ chức để tạo ra nguồn thu bổ sung cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện là rất cần thiết, như:

Quỹ khuyến học: Là khoản tiền đóng góp hàng năm của học sinh do hội cha mẹ học sinh thu và quản lý nhằm tặng, thưởng cho học sinh có thành tích học tập cao hay các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn để khuyến khích tinh thần học tập của học sinh. Quỹ này có vai trò quan trọng trong việc khích lệ tinh thần học tập, nâng cao kết quả học tập của học sinh, động viên tinh thần các em học sinh nghèo vượt khó góp phần thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu phát triển của ngành giáo dục đã đề ra.

Các đơn vị sự nghiệp giáo dục của huyện vẫn có nguồn thu hàng năm, các nguồn thu này có thể giải quyết được nhu cầu bổ sung một phần chi tiêu tại các đơn vị. Nguồn thu của các đơn vị giáo dục trên địa bàn huyện chủ yếu từ học phí, cho thuê địa điểm: hiện tại các nguồn thu được tăng lên hàng năm trung bình vào khoảng 7 tỷ đồng/năm. Để sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí này cần phải giải quyết các vấn đề như:

+ Các trường phải thực hiện theo đúng chế độ nhà nước quy định về thu và sử dụng quỹ. Số thu từ học phí và xây dựng các trường phải mở tài khoản tại KBNN để quản lý việc thu- chi. Các đơn vị được phép sử dụng nhưng phải lập

71

báo cáo thu- chi có xác nhận của KBNN nơi giao dịch gửi lên phòng TC - KH qua phòng Giáo dục của huyện.

+ Trong quá trình thu - chi phải tiến hành công khai minh bạch, sử dụng các khoản chi đúng mục đích. Người tham gia đóng góp kinh phí cần phải biết được số kinh phí đó được sử dụng cho mục đích gì và hiệu quả của quá trình sử dụng kinh phí tốt đến đâu.

+ Có thể tăng thu học phí tại những nơi mà thu nhập và đời sống của người dân có mức thu nhập cao, ổn định, ở đây người dân sẽ sẵn sàng trích thêm một khoản nhỏ trong thu nhập để ủng hộ sự phát triển của ngành giáo dục cũng là quan tâm đến chính cn em mình. Ở một xã nghèo trong huyện là xã Xuân Nộn, đời sống kinh tế chưa phát triển thì cần có chính sách khuyến khích đối với việc thu học phí và các khoản thu phụ khác để tạo sự động viên khích lệ tinh thần học tập. Tuy nhiên phòng TC - KH vẫn cần có sự kiểm tra, kiểm soát thường xuyên đối với việc sử dụng kinh phí và thu học phí tại các trường. Tuỳ theo quy mô, vị trí của từng trường để bố trí cơ cấu chi một cách hợp lý nhất.

+ Cũng cần xác định một cách rõ ràng các khoản thu cả về số lượng và mức thu cụ thể; thực hiện đúng, đủ các khoản thu có trong dự toán thu NSNN. Trên cơ sở được chủ động chi từ nguồn thu để lại, đơn vị phải có kế hoạch cụ thể cho các các mục chi này tránh lãng phí và không hiệu quả.

Nền kinh tế của huyện Đông Anh đang trên đà phát triển nhanh mạnh, đời sống nhân dân ngày càng đầy đủ, văn minh hơn nên các cá nhân, các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện ngày càng quan tâm đến đầu tư cho giáo dục của huyện nhà vậy có thể tranh thủ tận dụng nguồn thu này. Hằng năm, các trường học hay nhận được tài trợ từ các công ty, xí nghiệp sản xuất đóng gần địa bàn, các cựu học sinh có điểu kiện về thăm trường cũ, đóng góp của cha mẹ học sinh,...để đầu tư xây dựng các công trình nhỏ, nâng cấp môi trường giáo dục, hoàn thiện khung cảnh sư phạm phù hợp hiện đại hơn.

72

Thực hiện giải pháp này giúp cho các đơn vị dần chủ động thu và chi tiêu các khoản chi của mình; đồng thời góp phần thực hiện những quy định của yêu cầu về chủ động tài chính trong các đơn vị sự nghiệp có thu ( theo hướng dẫn của Nghị định 10/2002/NĐ-CP và Thông tư25/2002/TT-BTC) đã được ban hành, góp phần đẩy mạnh khuyến khích phát triển giáo dục – đào tạo.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện đông anh thành phố hà nội giai đoạn 2009 - 2013 (Trang 77)