Phân tích tình hình sử dụng NSNN chi cho sự nghiệp giáo dục của huyện Đông Anh theo cơ cấu chi tiêu.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện đông anh thành phố hà nội giai đoạn 2009 - 2013 (Trang 46)

của huyện Đông Anh theo cơ cấu chi tiêu.

Thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước cũng như của HĐND, UBND thành phố Hà Nội và huyện Đông Anh, nguồn NSNN cấp cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện có độ tăng trưởng hàng năm và ngày càng thực hiện tốt hơn công tác giáo dục của huyện.

Để đáp ứng các yêu cầu thực tế của chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Đông Anh đạt kết quả cao nên số chi NSNN luôn giữ được nhịp độ tăng trưởng ổn định và ngày càng tăng lên: năm 2009 có số chi là 174,236 tỷ đồng; năm 2010 có số chi đạt 220,501 tỷ đồng ( tăng 46,265 tỷ đồng hay 26,55% so với năm 2009 ); năm 2012 có số chi là 361,473 tỷ đồng ( tăng 96,183 tỷ đồng so với 2011); năm 2013 số chi là 402,568 tỷ đồng ( tăng 41,095 tỷ đồng hay 10,2% so với năm 2012).

Xét về tính chất, hình thức hoạt động của các đơn vị sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện và để tiện lợi cho quá trình quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục, cơ cấu chi tiêu được chia ra làm bốn nhóm chính là:

+ Chi cho con người

+ Chi cho hoạt động chuyên môn + Chi quản lý hành chính

+ Chi mua sắm, sửa chữa, xây dựng nhỏ.

Cơ cấu các nhóm chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục của huyện Đông Anh được cụ thể qua bảng 2.4 dưới đây:

41

Từ bảng số liệu nhìn chung mức chi ở các nhóm chi NSNN của huyện cho sự nghiệp giáo dục đều có sự biến đổi theo chiều hướng gia tăng, thể hiện sự quan tâm của các cấp, ngành có liên quan đến sự phát triển sự nghiệp giáo dục của huyện.

Chi cho con người: là khoản chi lớn nhất trong cơ cấu chi thường xuyên cho sự nghiệp giáo dục. Khoản chi này bao gồm: Tiền lương, phụ cấp, bảo hiểm, học bổng, thưởng, phúc lợi, y tế, vệ sinh...khoản chi này nhằm đảm bảo và nâng cao đời sống cho đội ngũ giáo viên, tạo môi trường học tập tốt, khích lệ tnh thần học tập của học sinh. So với năm 2009 thì chi cho con người năm 2010 tăng cả về số tuyệt đối và số tương đối. Do số lượng giáo viên tăng lên hàng năm nên chi cho lương, phụ cấp, bảo hiểm, phúc lợi...cũng tăng lên, do đó mức chi cho con người từ năm 2009 đến năm 2013 không ngừng tăng từ 102,925 đến 246,961 tỷ đồng. Tuy nhóm chi này luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu chi của giáo dục hàng năm đạt khoảng 60% nhưng thực tế vẫn chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu đời sống của cán bộ giáo viên. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng việc dạy học của giáo viên tại các trường, số lượng giáo viên nhiều nhưng dàn trải, số giáo viên có kinh nghiệm dạy thêm ngoài giờ còn phổ biến.

Chi cho nghiệp vụ chuyên môn: bao gồm sách giáo khoa, tài liệu dùng cho ngành, dụng cụ giảng dạy, thiết bị thí nghiệm...khoản chi này tạo ra phương tiện dạy và học, giúp cho việc học tập gắn liền giữa lý thuyết với thực tế, nó có tác động trực tiếp đến kết quả giảng dạy và học tập. Chi cho nghiệp vụ chuyên môn năm sau cao hơn năm trước, từ 2009 đến 2013cùng với sự tăng lên của số trường và lớp học mà chi cho thiết bị, đồ dùng giảng dạy cũng tăng lên nên đạt mức chi là 41,142 tỷ đồng.

Chi quản lý hành chính: bao gồm chi thanh toán dịch vụ công cộng, chi văn phòng phẩm, chi hội nghị...Các khoản chi này cũng tăng dần qua các năm

42

2009 là 16,080 tỷ đồng đến 2013 đã đạt 47,392 tỷ đồng với tỷ trọng trong cơ cấu các nhóm chi hằng năm sấp sỉ khoảng trên dưới10%.

Chi cho hoạt động chuyên môn và chi quản lý hành chính là hai nhóm chi tương đối đồng đều nhau. Thực tế thì việc chi tiêu cho hai nhóm này có tính tương đồng nhau, tăng của nguồn này là giảm của nguồn kia tùy thuộc vào tình hình cụ thể của các đơn vị sự nghiệp giáo dục.

Chi mua sắm- sửa chữa - xây dựng nhỏ: Đây là một khoản chi không thể thếu đối với các đơn vị sự nghiệp giáo dục dùng để mua sắm thêm các tài sản cố định, sửa chữa nâng cấp hệ thống,...Khoản chi này có cơ cấu giảm dần tỷ trọng trong các nhóm chi từ 2009 là 22,86% đến 2013 xuống còn 16,68%, nhưng nó vẫn tăng dần qua các năm về số tuyệt đối.

Để hiểu rõ hơn về thực trạng chi NSNN tỉnh cho sự nghiệp giáo dục của huyện ta xem xét việc thay đổi quy mô và tỷ trọng của từng nhóm, mục chi cụ thể:

Chi cho con ngƣời:

Khoản chi này bao gồm: chi lương, phụ cấp, bảo hiểm, phúc lợi tập thể...Đây là mục chi quan trọng nhất bởi nó đảm bảo đời sống của đội ngũ giáo viên, họ là nhân tố quyết định đến chất lượng giáo dục. Do vậy, để nâng cao chất lượng sự nghiệp giáo dục phải nâng cao đời sống của đội ngũ giáo viên, đảm bảo cho họ có cuộc sống ổn định cả về vật chất lẫn tinh thần. Từ năm chi NSNN cho con người trong sự nghiệp giáo dục của huyện dao động trong khoảng 60%. Thực tế cho thấy chi cho con ngươi năm nào cũng tăng về mặt quy mô nhưng vẫn chưa đảm bảo đời sống cho đội ngũ giáo viên. Vì vậy tình trạng giáo viên dạy thêm ngoài giờ còn phổ biến, điều này khiến làm giảm chất lượng giờ học chính khoá. Việc chi trả lương và các khoản khác cho giáo viên được thể hiện qua bảng 2.5:

44

Chi lương là khoản chi lớn nhất luôn chiếm khoảng sấp sỉ 69% qua các năm 2009-2013 trong tổng chi cho con người. Nhưng trên thực tế số chi này vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu đời sống của đội ngũ giáo viên vì vậy ngoài ra đội ngũ giáo viên còn có khoản thu nhập thêm từ phụ cấp, thưởng...

Tiền lương:

Năm 2009 số chi lương thực tế là 71,05 tỷ đồng chiếm 69,03% tổng chi cho con người; năm 2010 số chi tăng lên là 93,131 tỷ đồng chiếm 69,03% tổng chi cho con người; đến năm 2013 số chi đạt 169,406 tỷ đồng chiếm 68,61% tổng chi cho con người.Ta thấy tỷ trọng chi về tiền lương qua các năm tương đối ổn định, không có sự biến động lớn. Nhưng xét về số tuyệt đối thì số tiền lương năm 2013 tăng so với năm 2009 là 98,22 tỷ đồng, số chi này tăng lên do đội ngũ giáo viên tăng, hệ số lương có sự thay đổi và mức lương tối hiểu tăng từ 650.000 đồng/tháng (2009) đến tháng 7/2013 là 1.150.000 đồng/tháng.

Phụ cấp:

Chi phụ cấp hàng năm thường đạt khoảng gần 23%.Năm 2009 chi phụ cấp là 23,393 tỷ đồng, năm 2010 chi phụ cấp là 30,735 tỷ đồng tăng 7,341tỷ so với 2009, đến năm 2013 chi phụ cấp là 56,704 tỷ đồng tăng so với năm 2009 là 33,31 tỷ. Số phụ cấp ngày càng tăng thêm do cán bộ giáo viên lâu năm trong nghề ngày càng tăng theo từng năm, mặt khác phụ cấp tăng cùng với lương để đảm bảo hơn về đời sống cho đội ngũ cán bộ giáo viên.

Bảo hiểm:

Năm 2009 chi bảo hiểm là 6,889 tỷ chiếm 6,89% trong tổng chi cho con người;năm 2010 chi bảo hiểm là 8,795triệu chiếm 6,52% tổng chi cho con người.Mức chi này đến năm 2013 vẫn ở khoảng 6,7% và đạt 16,555 tỷ. Số chi bảo hiểm tăng hàng năm do lượng cán bộ giáo viên tăng lên và tất cả đều tham gia mua bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế để đảm bảo ổn định đời sống, hỗ trợ thêm để phòng khi xảy ra tình trạng ốm đau...

45

Khen thưởng:

Năm 2009 chi khen thưởng là 1,086 tỷ đồng chiếm 1,06% trong tổng chi cho con người. Năm 2010 chi thưởng là 1,597 tỷ chiếm 1,18% trong tổng chi cho con người.Đến năm 2013 tỷ trọng đạt 1,23% ứng với 3,031 tỷ đồng. Số chi này tăng đều hàng năm nhưng chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng chi cho con người. Đây là nguồn động viên đối với các học sinh, giáo viên và các tập thể có thành tích trong sự nghiệp giáo dục của huyện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phúc lợi:

Khoản chi này hỗ trợ cho giáo viên tiền tàu xe, nghỉ phép năm. Năm 2009 chi phúc lợi chiếm 0,39% trong tổng chi cho con người, năm 2010 chi phúc lợi chiếm 0,37% trong tổng chi cho con người. Đến năm 2013vẫn biến đổi xoay quanh 0,39% đạt 954,7 triệu do số giáo viên ngày càng tăng.

Y tế- vệ sinh:

Từ 2009-2013 mục chi này chỉ chiếm sấp sỉ 0,1% trong tổng chi cho con người, mục chi này đảm bảo hoạt động vệ sinh, phòng y tế của các trường, đáp ứng yêu cầu thuốc, vệ sinh phòng dịch và một số dụng cụ phục vụ việc chữa bệnh thông thường xảy ra trong trường học.

Khoản chi cho con người đã phần nào đáp ứng được đời sống của đội ngũ giáo viên. Muốn nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập cần phải tăng cường đầu tư chi cho con người hơn nữa trong những năm tới, bên cạnh đó cần tăng thêm các khoản như phúc lợi, thưởng để góp phần khuyến khích đội ngũ giáo viên.

Chi mua sắm, sửa chữa, xây dựng nhỏ:

Đây là nhóm chi nhằm đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật có vai trò khá quan trọng, ảnh hưởng đến công tác giảng dạy và học tập của học sinh và giáo viên. Khi số học sinh có xu hướng tăng lên đòi hỏi cơ sở vật chất cũng phải được

46

củng cố và phát triển. Nội dung của các khoản chi trong nhóm này được thể hiện trong bảng 2.6:

Mặc dù từ năm 2009 đến năm 2013 nguồn chi cho nhóm này tăng dần qua các năm từ 39,838 tỷ lên 67,168 tỷ đồng, nhưng tỷ trọng qua các năm lại giảm dần so với năm 2009 là 22,86% đến năm 2013 còn có 16,68%.

Chi mua sắm:

Chi mua sắm năm 2009 chiếm 39,15% hay 15,597 tỷ trong tổng chi cho MS- SC- XDN; năm 2010 chiếm 42,21% hay 21180 (trđ) trong tổng chi cho MS- SC- XDN.Tỷ trọng này có thay đổi lên xuống tùy từng năm, đến năm 2013 chỉ chiếm 32.37% ứng với 21.767,7 triệu đồng. Ta thấy nguồn chi này có thể thay đổi tăng- giảm theo từng năm do tùy từng nhu cầu của các đơn vị.

Chi sửa chữa - xây dựng nhỏ:

Khoản chi sửa chữa và xây dưng nhỏ cũng phụ thuộc vào tình hình hàng năm như nhu cầu nâng cấp, sửa chữa các phòng học, thiết bị hỏng hóc, xuống cấp, hay xây dựng thêm hệ thống vệ sinh, nước uống,...Từ năm 2009 đến 2013 tổng chi cho sửa chữa tăng từ 10,374 đến 21,876 tỷ đồng, tỷ trọng hàng năm ở

47

khỏang 26% đến 32%. Mục chi cho xây dựng nhỏ năm 2009 là 13,867 tỷ đến năm 2013 đạt 23,524 tỷ đồng. Trên thực tế thì chi này cũng khó trong việc kiểm soát, vì vậy trong thời gian tới cần tăng cường quản lý, cần tìm hiểu từ thực tế tại các cơ sở để xác định thứ tự ưu tiên hạng mục công trình cần được đầu tư.

Chi nghiệp vụ chuyên môn:

Nhóm chi này bao gồm: mua sắm trang thiết bị, đồ dùng giảng dạy, giáo trình, vật thí nghiệm, bồi dưỡng năng lực quản lý, gảng dạy cho cán bộ giáo viên,...giúp cho việc dạy và học được thiết thực hơn giữa lý thuyết và thực hành. Nhóm chi này nhiều hay ít phụ thuộc vào quy mô, chất lượng của từng trường trên địa bàn huyện.

Nhu cầu chi cho khoản chi này được tăng lên hàng năm từ 2009-2013 là 15,393 tỷ đến 41,142 tỷ đồng ứng với tỷ trọng hàng năm từ 8,83% đến 10,22% ( bảng 2.4 ), số chi này tăng lên do:

+ Đầu tư mở rộng hệ thống thư viện, mua thêm các loại đầu sách tham khảo để phục vụ học sinh và giáo viên tìm hiểu và nghiên cứu các vấn đề thuận tiện.

+ Nâng cấp trang thiết bị máy móc cho môn tin học, nâng cấp các thiết bj, phần mềm cho hoạt động quản lý của từng đơn vị sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện.

+ Đầu tư tăng cường thêm các thiết bị phục vụ giảng dạy

+ Số lượng giáo viên tăng, quy mô được mở rộng điều này đồng nghĩa với việc phải tăng chi cho nghiệp vụ chuyên môn để việc dạy và học được tốt hơn.

Chi quản lý hành chính:

Đây là nhóm chi nhằm duy trì sự hoạt động về quản lý hành chính ở các trường học, khoản chi này có tỷ trọng ổn định qua các năm 2009-2013 là 9% đến 11%. Tuy chiếm tỷ trọng không cao trong tổng chi ngân sách huyện cho giáo

48

dục, nhưng trong những năm tới cần giảm dần các khoản chi tiêu không cần thiết trong mục chi này, và cần xây dựng được một định mức chi hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý vì nếu mức chi thấp thì hoạt động không đem lại hiệu quả cao, nếu mức chi cao gây lãng phí nguồn vốn.

Nhóm chi này bao gồm: chi thanh toán dịch vụ công cộng, chi văn phòng phẩm, chi hội nghị, chi công tác phí,...Nhóm chi này mặc dù không ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục nhưng không thể thiếu trong quá trình hoạt động. Vì vậy đòi hỏi phải chi đúng, đủ, kịp thời và quán triệt nguyên tắc tiết kiệm- hiệu quả. Tình hình chi NSNN cho quản lý hành chính tại các trường PTTH thể hiện qua bảng 2.7:

Chi thanh toán dịch vụ công cộng:

Trong khoản chi này bao gồm: thanh toán tiền nước, điện, điện thoại, báo chí...chi thanh toán dịch vụ công cộng năm 2009 là 6.521,9 triệu đồng, năm 2010 là 7.034,5 triệu đồng, như vậy năm 2010 tăng so với năm 2009 là 512,6 triệu đồng.Đến năm 2013 số tiền chi cho mục này là 18.128,8 triệu tăng so với năm 2009 2,78 lần cho thấy đây là khoản chi khó kiểm soát nên dễ bị sự dụng vào (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

49

mục đích riêng. Cần yêu cầu các trường học có những biện pháp quản lý tốt hơn nữa để các khoản chi thật sự mang lại hiệu quả và đúng mục đích của khoản chi.

Chi văn phòng phẩm:

Khoản chi này năm 2009 là 2.830,9 triệu đồng chiếm 17,61% trong tổng chi quản lý hành chính, năm 2010 là 3.124,3 triệu đồng chiếm 19,97%. Đến năm 2013 tỷ trọng của mục chi này không thay đổi nhiều ở mức 19,72% nhưng mức chi tương đối lớn là 8.387,9 triệu đồng trong tổng chi quản lý hành chính. Nhìn chung, tỷ trọng khoản chi này giữ mức ổn định nhưng trong những năm tới cần được giảm hơn nữa, để dành nguồn kinh phí phục vụ các khoản chi hợp lý khác.

Chi hội nghị:

Khoản chi này dùng vào các dịp như: hội nghị sơ kết, tổng kết, tập huấn nghiệp vụ, tiếp đoàn ra, đoàn vào...Nhìn vào bảng số liệu năm 2009 chi hội nghị là 601,7 triệu đồng chiếm 3,74% trong tổng chi quản lý hành chính, đến năm 2013 chi hội nghị là 2.104,3 triệu đồng chiếm 4,45% trong tổng chi quản lý hành chính. Như vậy mục chi hội nghị trong 5 năm cũng tăng lên hơn 3 lần, có thể đây là một khoản chi dễ bị lạm dụng, dễ gây lãng phí, trên thực tế hầu như không có trường nào thực hiện nghiêm chỉnh chế độ quy định về chi hội nghị.

Chi công tác phí:

Khoản chi này phụ cấp tiền đi đường và hoạt động cho đội ngũ cán bộ giáo viên trong quá trình tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ...Năm 2009 chi công tác phí là 6,125 tỷ đồng chiếm 38,09% trong tổng chi cho quản lý hành chính, năm 2010 chi công tác phí là 6,578 tỷ chiếm 37,83% trong tổng chi cho quản lý hành chính. Năm 2013 khoản chi này đã tăng lên đến 18,710 tỷ đồng. Mục chi này chiếm tỷ trọng tương đối lớn và tăng đều qua các năm. Nguyên nhân do đội ngũ giáo luôn được tăng cường đi học bồi dưỡng nghiệp vụ, học cao học...Tuy vậy khoản chi này quản lý chưa được chặt chẽ, việc thanh toán chưa đúng với thực tế, thường là cao hơn thực tế. Trong những năm tới cần có sự kiểm soát chặt chẽ

50

hơn nữa khoản chi này, mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ tại huyện để nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện đông anh thành phố hà nội giai đoạn 2009 - 2013 (Trang 46)