Nâng cao năng lực quản lý của Phòng TC-KH huyện Đông Anh cho sự nghiệp giáo dục.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện đông anh thành phố hà nội giai đoạn 2009 - 2013 (Trang 68)

Anh cho sự nghiệp giáo dục.

Thực hiện nâng cao năng lực quản lý về chi NSNN của Phòng TC - KH huyện Đông Anh đối với sự nghiệp giáo dục là việc hướng dẫn của Phòng TC - KH huyện đi sâu vào công tác chi tiêu của các đơn vị sự nghiệp giáo dục sao cho có hiệu quả cao, tạo điều kiện cho các hoạt động giáo dục trên địa bàn huyện phát triển có chất lượng cao; trong khi đó vẫn đảm bảo cho Phòng TC - KH là một cấp NSNN hoàn chỉnh theo quy định về phân cấp NSNN hiện hành.

Với trình độ, kinh nghiệm quản lý NSNN của các cán bộ thuộc Phòng TC - KH huyện Đông Anh có thể giúp cho các cán bộ đi sâu tìm hiểu đặc thù và yêu cầu thực tế của từng đơn vị sự nghiệp giáo dục trên địa bàn, cùng với sự giúp đỡ của các cán bộ thuộc Phòng GD huyện.

Hiện nay, Nhân sự tại Phòng TC - KH chỉ có 10 người bao gồm một trưởng phòng, hai phó phòng, còn lại 7 cán bộ làm công tác hành chính, kế toán,

62

quản lý nguồn NSNN cho khối xã và các đơn vị sự nghiệp trên toàn huyện. Phòng TC - KH có nhiệm vụ quản lý khối lượng thu - chi NSNN hàng năm rất lớn: năm 2012 quy mô thu – chi NSNN của huyện là 912,497 –-1.636,013 tỷ đồng, quy mô này năm 2013 là 796,038 - 1.592,058 tỷ đồng ( Phụ lục 01 ) với cơ cấu các khoản thu - chi rộng. Như vậy quy mô nhân sự hiện tại chưa đảm bảo thực hiện được đầy đủ các nhiệm vụ trong công tác quản lý NSNN cho toàn huyện cũng như cho sự nghiệp giáo dục sẽ đạt hiệu quả cao. Thực tế cho thấy nguồn chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục rất lớn, nó là mục chi lơn chất trong cơ cấu chi thường xuyên của NSNN trên địa bàn huyện nên nó cũng đòi hỏi số lượng lớn nghiệp vụ chuyên môn trong công tác quản lý, nhưng hiện chỉ có một cán bộ trực tiếp quản lý cho sự nghiệp này như vậy sẽ khó đảm bảo được chất lượng của công tác này. Bởi vậy, để triệt để hiệu quả của công tác quản lý NSNN nói chung cũng như NSNN cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Đông Anh nói riêng, thì vấn đề cấp bách nhất mà Phòng TC - KH huyện Đông Anh cần thực hiện là tăng cường thêm nhân sự cho phòng và bố trí thêm cán bộ cùng làm công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục của huyện. Có như vậy thì công tác này sẽ được thực hiện hoàn chỉnh hơn và đạt những kết quả tối ưu nhất.

Và trong chu trình NSNN, yêu cầu các cán bộ phụ trách quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục của huyện cần phải thực hiện đầy đủ các khâu và đáp ứng các nhu cầu thực tế phù hợp của đơn vị.

Về lập dự toán:

Đây là khâu đầu tiên, nó định hướng và xuyên suốt trong quy trình cấp phát, thực hiện quy trình quản lý NS theo luật. Căn cứ lập dự toán phải dựa trên định hướng nhiệm vụ kinh tế - chính trị - xã hội, các cơ chế, chính sách của Nhà nước trong từng năm để tính ra dự toán cần thiết cho ngành trong năm kế hoạc mà cụ thể là trên cơ sở định hướng phát triển giáo dục của thành phố, định hướng này sẽ xuyên suốt quá trình xây dựng dự toán, làm cơ sở cho việc quản lý,

63

điều hành ngân sách giáo dục, đầu tư có trọng tâm, hiệu quả đó là yêu cầu đặt ra. Dự toán được lập phải đảm bảo tính khách quan, trung thực, tính đủ và đúng trong năm ngân sách.

Trong dự toán cần phải tính toán đầy đủ các khoản thu - chi trong từng đơn vị để lập ra được dự toán NS đáp ứng nhu cầu chi tiêu theo một tỉ lệ nhất định. Phần còn lại các đơn vị phải khai thác từ nguồn thu khác (học phí, thu xây dựng, đóng góp của các tổ chức, cá nhân...) nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của đơn vị mình. Cần đưa nguồn ngoài NS vào kế hoạch đầu tư cho giáo dục để tăng tinh thần trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp giáo dục và cũng góp phần tiết kiệm tránh gây thất thoát, lãng phí nguồn NSNN.

Dự toán phải được lập trên những căn cứ chính xác và chi tiết cho các đơn vị sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện theo mục lục NSNN, có sự kết hợp chặt chẽ giữa phòng TC - KH, phòng GD và UBND huyện Đông Anh.Việc lập dự toán NS cho giáo dục trên địa bàn huyện phải gắn liền với kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục của huyện Đông Anh dựa trên định hướng phát triển ngành giáo dục của Thành phố, trên cơ sở các căn cứ cụ thể và các văn bản pháp quy hướng dẫn lập dự toán của TW và Thành phố, dự toán được lập phải phù hợp với định mức chi, khoa học và có tính thuyết phục cao.

Định mức chi là căn cứ để lập dự toán, phân phối và quản lý ngân sách . định mức có chính xác thì việc quản lý và phân phối mới sát thực. Cần phải đảm bảo tính công khai trong các khoản chi, ví dụ về một phương án lập định mức chi NS như sau: định mức được phân chia phù hợp với từng đặc thù của từng khoản chi gồm phần cố định và phần dao động.

* Phần cố định: Tương ứng với các khoản chi như: lương, phụ cấp, Bảo hiểm xã hội - quản lý hành chính, giảng dạy học tập... Nguồn đảm bảo cho phần này được tính theo qui định của Nhà nước và bộ giáo dục đào tạo đã thống nhất

64

thực tế là nguồn NS từ thành phố giao theo định mức riêng của sở Tài chính Hà Nội, đơn vị: nghìn đồng/ học sinh/năm.

* Phần dao động, tương ứng với các khoảng là: hỗ trợ mua sắm trang thiết bị, bổ xung giảng dạy học tập, sửa chữa, tu bổ thường xuyên, hỗ trợ giáo viên, hỗ trợ chi khác. Nguồn đảm bảo lấy từ NS thành phố, NS huyện, học phí và một số nguồn khác (tài trợ - đóng góp), khi tính phần dao động này, chúng ta lấy định mức chi của phần cố định nhân với hệ số phù hợp đối với các loại trường lớp khác nhau - thì hệ số khác nhau).

Và định mức chi ngân sách chính là tổng hợp hai phần (phần dao động và phần cố định), theo cách tỉnh này thì mọi yếu tố liên quan sẽ được xem xét toàn diện, phù hợp hơn với tình hình thực tế và quyền hạn của các cấp NS. Điều đó sẽ khuyến khích tăng đầu tư cho giáo dục bằng việc huy động các nguồn lực của huyện, tránh tình trạng khi lập dự toán "tính chi cao để cấp trên cắt giảm là vừa".

Về chấp hành NS:

Chi cho sự nghiệp giáo dục từ NSNN là hết sức cần thiết, chi đúng, chi đủ và kịp thời đó là những gì mà chúng ta cần quan tâm thực hiện. Từ năm 1997, việc thực hiện phương án chi qua KBNN phần nào đã phát huy hiệu quả song cũng còn tồn tại một số vướng mắc. Vì KBNN chỉ là đơn vị trung gian thực hiện nghĩa vụ thu – chi NSNN theo lệnh nên vấn đề quan trọng vẫn là phụ thuộc vào lệnh chi của phòng TC - KH.

Ngay từ khi lập dự toán, các cán bộ phụ trách các đơn vị sự nghiệp giáo dục của Phòng TC - KH huyện tiến hành kiểm tra và xem xét thực tế tại đơn vị có phù hợp với những yêu cầu nêu trong dự toán của các đơn vị hay không. Ngoài ra, khi lập dự toán cần xác định lại số tổng hợp của các đơn vị sự nghiệp do Phòng GD - ĐT tạo chuyển lên, đảm bảo tính khách quan, trung thực, tính đúng và tính đủ.

65

Ngoài việc kiểm tra chi NSNN cho các đơn vị sự nghiệp giáo đúng theo dự toán, Phòng TC - KH thực hiện lệnh chi NSNN đến cho các đơn vị trường học kịp thời, đầy đủ, thủ tục nhanh gọn. Nếu trong khi chấp hành chi NSNN có những đột biến, Phòng TC - KH cần chủ động đứng ra xử lý giúp các đơn vị thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Về quyết toán NS:

Quyết toán là công cụ quan trọng trong chi tiêu NSNN, được thực hiện qua việc theo dõi, kiểm tra hệ thống sổ sách chi tiêu và phương thức hạch toán kế toán của đơn vị. Vì vậy, quyết toán là trách nhiệm của phòng TC - KH để nhằm đánh giá chính xác việc thực hiện dự toán và hiệu quả sử dụng nguồn NSNN, tìm ra những ưu điểm và những tồn tại trong thực hiện dự toán từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho các năm sau.

Cũng như lập dự toán, thực hiện dự toán, quyết toán ngân sách cũng đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan chức năng, đặc biệt là KBNN. Các báo cáo quyết toán phải gửi cho cơ quan kiểm toán để kiểm tra tình hình sử dụng kinh phí và có biện pháp xử lý kịp thời đối với những trường hợp sử dụng không đúng mục đích, đối tượng chi. Sau khi phân bổ, KBNN phải sự quyết toán, nếu dư vốn phải chuyên trả ngân sách cấp trên theo chế độ kế toán.

Phòng TC - KH huyện Đông Anh đứng ra trực tiếp chỉ đạo vền ghiệp vụ đối với các đơn vị: hướng dẫn các đơn vị quyết toán theo đúng các chỉ tiêu, biểu mẫu thống nhất do BộTài chính quy định; đồng thời trực tiếp chỉ đạo các đơn vị xử lý kịp thời các khoản chi hạch toán sai mục chi theo hệ thống mục lục NSNN và thực hiện công khai NSNN theo yêu cầu của các cấp có thẩm quyền đối với các khoản thu chi NSNN. Trong quá trình kiểm tra quyết toán đối với các đơn vị, cán bộ Phòng TC - KH thực hiện kiểm tra một cách nghiêm túc không được kiểm tra qua loa, đại khái.

66

Trong những trường hợp đặc biệt, nếu khả năng NSNN không đáp ứng được (sau khi đã tìm kiếm các biện pháp bù đắp tạm thời), phòng TC - KH có quyền cắt giảm bớt nhu cầu chi tiêu của đơn vị để đảm bảo cân đối NS. Trong trường hợp này, phòng TC - KH cần phải thông báo xuống đơn vị biết để họ điều chỉnh dự toán chi sao cho phù hợp với điều kiện hiện có.

Ngoài ra cần phải đổi mới tư duy và nâng cao năng lực hoạch định và thực thi chính sách chi NSNN một cách bền vững. Việc đổi mới tư duy và nâng cao năng lực hoạch định và thực thi chính sách chi NSNN một cách bền vững là cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Để làm được điều này đòi hỏi các cấp, các ngành, các đơn vị sự nghiệp giáo dục cần phải có tầm nhìn mới, tư duy sánh tạo hơn để công việc hoạch định và thực thi chính sách về chi ngân sách được hiệu quả hơn cụ thể như là: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Áp dụng công tác dự báo chi NSNN, trong đó sẽ chú trọng lượng hoá tác động của những thay đổi về chính sách và biến động giá cả trên thị trường ảnh hưởng tới chi NSNN.

- Chú trọng hơn tới việc tăng cường tiềm lực tài chính của huyện, tăng dự phòng NS và dự trữ tài chính sao cho đủ để chủ động đối phó với các tình huống, các vấn đề bất thường, đột xuất,...

- Tiếp tục thực hiện các nguyên tắc thận trọng trong quản lý thu - chi NSNN, phải theo dõi kiểm soát để hạn chế mức thâm hụt ngân sách…

- Kiên quyết đổi mới phương pháp phân bổ ngân sách đầu tư, chống thất thoát, lãng phí.

Khi thực hiện giải pháp này, phòng TC - KH đưa công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục của mình sát với thực tế các hoạt động diễn ra của các đơn vị sự nghiệp giáo dục, góp phần tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa phòng với các đơn vị cơ sở, do vậy khả năng tiết kiệm và hiệu quả đối với các khoản chi

67

được bảo đảm, đồng thời Phòng TC - KH dễ kiểm soát giám sát được chi NSNN đối với các đơn vị cơ sở.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện đông anh thành phố hà nội giai đoạn 2009 - 2013 (Trang 68)