Giới thiệu tổng quan về huyện Đông Anh và phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Đông Anh thành phố Hà Nội.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện đông anh thành phố hà nội giai đoạn 2009 - 2013 (Trang 27)

2.1.1. Tổng quan về huyện Đông Anh – Thành phố Hà Nội.

* Đặc điểm tự nhiên, dân số của huyện.

Huyện Đông Anh là một huyện ngoại thành cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 15 km về phía Bắc bao gồm 24 đơn vị hành chính 23 xã và 1 thì trấn. Trước đó, Huyện Đông Anh vốn là huyện Đông Khê( thành lập năm 1901) thuộc phủ Từ Sơn của tỉnh Bắc Ninh, được nhập phần lớn vào tỉnh Phù Lỗ. Ngày 10 tháng 4 năm 1903, huyện Đông Khê đổi tên thành huyện Đông Anh. Đến năm 1904, tỉnh Phù Lỗ đổi tên thành tỉnh Phúc Yên thì huyện Đông Anh thuộc tỉnh Phúc Yên. Thời kỳ 1913 - 1923 thuộc tỉnh Vĩnh Yên. Thời kỳ 1923 -1950 thuộc tỉnh Phúc Yên. Thời kỳ 1950 - 1961 thuộc tỉnh Vĩnh Phúc. Ngày 20 tháng 4 năm 1961, huyện Đông Anh gồm 16 xã được sáp nhập vào thành phố Hà Nội, đến ngày 31 tháng 5 năm 1961 thành lập huyện Đông Anh mới gồm 23 xã. Phía đông, đông bắc huyện giáp với huyệnvà thị xã Từ Sơn thuộc tỉnh Bắc Ninh, phía nam Giáp sông Hồng giáp với quận Tây Hồ và quận Bắc Từ Liêm, phía đông nam giáp Sông Đuống giáp giới quận Long Biên và huyện Gia Lâm, phía tây giáp huyện Mê Linh, phía bắc giáp huyện Sóc Sơn.

Ở vị trí cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô, có 33,3 km đường sông (sông Hồng, sông Đuống, sông Cà Lồ) và 20 km sông nội Huyện (sông Thiếp – Ngũ Huyện khê); 33 km đường sắt, 4 ga thuộc các tuyến Hà Nội đi Lào Cai; Hà Nội - Thái Nguyên với các tuyến đường QL3, quốc lộ Thăng Long – Nội Bài, QL23, đường vành đai 3 huyện Đông Anh là đầu mối giao thông quan trọng

21

nối các tỉnh phía Bắc với Thủ Đô Hà Nội và cũng là cửa ngõ giao lưu quốc tế của đất nước.

Huyện có diện tích 18.230 ha với 42% diện tích là đất nông nghệp, diện tích phi nông nghiệp là 57,82% trong đó có 2,51% là đất đô thị, còn lại đất chưa sử dụng của huyện chiếm 0,18%. Dân số huyện có 373.499 người ( tính đến ngày 31/12/2012) trong đó dân số trong độ tuổi lao động khoảng 65%. Là một huyện có xuất phá điểm là nông nghiệp nên dân cư trên địa bàn huyện đại bộ phận vẫn quen với nếp sống làng xã, tuy nhiên huyện có quá trình đô thị hóa tương đối nhanh, hiện dân cư đô thị của huyện đang tăng dần chiếm khoảng 11%.

*Đặc điểm về kinh tế

Cơ cấu kinh tế huyện Đông Anh ngay từ đầu đã được xác định là: Công nghiệp - Thương mại - Dịch vụ - Nông nghiệp. Về Công nghiệp Đông Anh có 2 khu công nghiệp lớn: Khu công nghiệp Đông Anh và khu công nghiệp Bắc Thăng Long đã góp phần tạo công ăn việc làm cho hàng chục nghìn lao động trên địa bàn huyện và còn thu hút cung cấp việc làm cho lao động ở các vùng khác. Ngoài ra, trên địa bàn Huyện còn có một số làng nghề truyền thống đang được đầu tư và phát triển mạnh tại các xã Liên Hà, Vân Hà, Dục Tú…. hàng năm đã đem lại cho nhân dân làng nghề hàng nghìn tỷ đồng, nhưng nhìn chung các ngành nghề thủ công ở các làng nghề vẫn mang tính chất rời rạc, chưa được tổ chức chặt chẽ, chủ yếu là sản xuất quy mô hộ gia đình nên sản lượng và khả năng cạnh tranh chưa cao.

Dựa trên vị trí địa lý của huyện Đông Anh rất thuận tiện cho việc phát triển thương mại và dịch vụ mở rộng giao lưu hàng hoá với các tỉnh, các huyện và vùng lân cận. Tuy nhiên, các hoạt động thương mại - dịch vụ mới phát triển bước đầu, huyện chưa có các trung tâm thương mại, dịch vụ lớn hoạt động. Tuy nhiên quá trình này chưa được quan tâm, định hướng đúng mức để phát triển một cách đồng bộ, có chọn lọc.

22

Đóng trên địa bàn Huyện có trên 700 công ty TNHH, 355 công ty cổ phần, 105 doanh nghiệp tư nhân, gần 30 công ty nhà nước, 11 công ty TNHH nhà nước một thành viên và trên 13.000 hộ kinh doanh cá thể hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất và thương mại dịch vụ.

Huyện có hơn 80% dân số nông thôn nhưng nông nghiệp không được chú trọng, phần lớn dân cư chọn con đường buôn bán, tiểu thương và làm tiểu thủ công nghiệp. Tỷ trọng ngành nông nghiệp của huyện không cao hàng năm chỉ đạt khoảng 2%-3% trong tổng giá trị kinh tế của huyện và sản suất nông nghiệp cũng đang ngày một thu hẹp.Đây cũng là một thách thức lớn trong quá trình phát triển của huyện, do diện tích đất nông nghiệp lớn nhưng chưa được tận dụng triệt đẻ gây lãng phí nguồn tài nguyên đất.

Về cơ sở hạ tầng kỹ thuật nhìn chung hiện đại hơn so với các huyện ngoại thành khác trong thành phố và đã được củng cố nâng cao mọi mặt, giao thông đường bộ đã được sửa chữa và xây mới, cơ sở sản xuất của nhân dân được phát triển liên tục, đời sống nhân dân đã được cải thiện, nhiều bộ phận dân cư có mức sống cao. Trong đó, ngành công nghiệp khá phát triển, hàng năm các nhà máy công nghiệp có doanh thu tốt, góp phần quan trọng tạo việc làm cho người dân và làm cho kinh tế của huyện phát triển, không ngừng tạo điều kiện thuận lợi cho NS huyện tăng lên hàng năm.

Bên cạnh đó các cơ sở phúc lợi xã hội như hệ thống trường học, cơ sở khám chữa bệnh được hoàn thiện , nâng cấp hiện đại theo kịp xu thế chung của thành phố. Nhưng các trung tâm văn hoá - thể dục thể thao, vườn hoa, công viên, các khu vui chơi giải trí,…còn rất thiếu. Một số xã vẫn tồn tại phận khá lớn lao động chưa có việc làm. Công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị còn diễn biến phức tạp.

*Đặc điểm văn hóa – xã hội

Huyện có 23 xã, 1 thị trấn; 156 thôn,làng và 62 tổ dân phố; đến nay huyện đã có 85 làng văn hóa trong đó 35 làng đạt làng văn hóa cấp thành phố.Cùng với các thành tựu về kinh tế, văn hóa- xã hội của huyện cũng luôn

23

được quan tâm củng cố và phát triển.Phong trào “ toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” không ngừng được triển khai thực hiện và luôn có sự tham gia hưởng ứng nhiệt tình của nhân dân, bộ mặt văn hóa nông thôn được dần được cải thiện đổi mới. Kinh tế phát triển, đời sống văn hóa tinh thần được nâng cao, các họat động văn thể mỹ diễn ra ngày càng tăng cường và sôi nổi trong các khu dân cư như tổ chức giao lưu văn nghệ, thi đấu thể thao,...

Xây dựng cơ bản, quản lý đô thị, quản lý đất đai có nhiều tiến bộ. Đã đầu tư hàng nghìn tỉ kịp xây dựng cơ sở hạ tậng đô thị, sửa chữa nâng cấp các công trình giao thông, trường học, nhà văn hoá, trạm y tế, trụ sở làm việc, cấp thoát nước, điện chiếu sáng, hệ thống chợ…tạo nên bộ mặt đô thị ngày một khang trang, đời sống kinh tế văn hoá tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ nét. Huyện Đông Anh đã phát huy, bảo tồn các di sản văn hoá truyền thống của nhân dân như múa rối nước làng Đào Thục, hát ca trù làng Lỗ Khê,...và tổ chức các hoạt động văn hoá nghệ thuật trong những ngày lễ lớn; những nét đặc sắc văn hoá truyền thống của địa phương đã được phát triển ngày càng tiến bộ hơn.

Các lĩnh vực về y tế, giáo dục trên địa bàn huyện cũng phát triển mạnh mẽ theo hướng iên tiến hiện đại.Trên địa bàn huyện hiện có khoảng 100 trường học bậc giáo dục phổ thông từ bậc mầm non đến trung học phổ thông đáp ứng nhu cầu học tập và mục tiêu phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo của toàn huyện. Các trường học đều được xây dựng kiên cố với quy mô đạt chuẩn quốc gia, trang thiết bị trong trường học cũng được đầu tư mới và hiện đại theo chương trình giáo dục quốc gia.Trên địa bàn huyện có 2 bệnh viện đa khoa quy mô lớn với các trang thiết bị y tế, phòng khám hiện đại và có 24 cơ sở y tế tại 24 xã và thi trấn đáp ứng đầy đủ các nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân toàn huyện và còn phục vụ được cả dân cư của các vùng lân cận.

Công tác xóa đói giảm nghèo và thực hiện các chính sách xã hội trên địa bàn huyện diễn ra tích cực và hiệu quả. Tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm đến năm 2012 tỷ lệ hộ nghèo của huyện chỉ sấp sỉ 1,2%.Việc thực hiện

24

các công tác xã hội như chế độ cho các gia đình chính sách, người già neo đơn, trẻ em khuyết tật,... của huyện diễn ra rất sôi nổi và được sự quan tâm góp sức của đông đảo nhân dân.

* Đặc điểm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

An ninh chính trị trên địa bàn huyện luôn được tăng cường ổn định vững chắc . Trật tự an toàn xã hội trên toàn địa bàn huyện được củng cố ngày càng được đảm bảo ổn định hơn, các tệ nạn xã hội như mại dâm, ma túy,...đang được đẩy lùi với nhiều địa phương không có mại dâm và không có người nghiện ma túy. Các loại tội phạm về kinh tế, hình sự ,cờ bạc,trật tự giao thông...đang được kiềm chế và dần bị đẩy lùi. Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh trật tự phát triển sâu rộng, đã có sự kết hợp chặt chẽ giữa các ngành, địa phương ,các đơn vị kinh tế và quần chúng nhân dân cùng chống tệ nạn, bảo vệ trật tự xã hội trên địa bàn huyện.

Công tác quốc phòng an ninh thì được tăng cường, khả năng sẵn sàng chiến đấu trong tình hình mới được nâng cao. Cán bộ Đảng viên và quần chúng nhân dân đều được phổ biến quán triệt tinh thần sâu rộng về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong thời kì mới.

Tổ chức lực lượng nhân dân tự vệ, dự bị động viên trên địa bàn huyện được củng cố và kiện toàn theo hướng hợp lý về số lượng, nâng cao chất lượng. Chế độ luyện tập kỹ thuật, chiến thuật và phương án tác chiến được duy trì thường xuyên. Các chương trình quốc phòng luôn được triển khai thực hiện đầy đủ nhhằm nâng cao ý thức về vai trò an ninh quốc phòng ở địa phương cũng như trên phạm vi cả nước.

2.1.2.Giới thiệu phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Đông Anh. *Cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính của phòng TC - KH huyện.

Cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính của Phòng TC - KH huyện Đông Anh được thể hiện trong sơ đồ dưới đây:

25

Sơ đồ 1.1: Cơ câú tổ chức bộ máy hành chính của Phòng TC - KH huyện Đông Anh

*Vị trí, chức năng.

Phòng Tài chính - Kế hoạch là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện quản lý nhà nước về lĩnh vực tài chính, tài sản; kế hoạch và đầu tư; đăng ký kinh doanh; tổng hợp, thống nhất quản lý về kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân theo quy định của pháp luật.

Phòng TC - KH có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND huyện; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ thuộc lĩnh vực tài chính của Sở Tài chính, về chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực kế hoạch và đầu tư của Sở Kế hoạch và Đầu tư.

26

*Nhiệm vụ và quyền hạn

 Về lĩnh vực tài chính:

- Trình UBND huyện ban hành các văn bản triển khai thực hiện chính sách, chế độ và pháp luật về lĩnh vực tài chính trên địa bàn huyện.

- Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị dự toán thuộc huyện, UBND xã, phường xây dựng dự toán ngân sách hàng năm; xây dựng dự toán ngân sách huyện theo chỉ đạo của UBND Thành phố và hướng dẫn của Sở TC thành phố, trình UBND để trình HĐND huyện.

-mLập dự toán thu NSNN đối với những khoản thu được phân cấp quản lý, dự toán chi NS cấp huyện và tổng hợp dự toán NS cấp xã, phương án phân bổ NS huyện trình UBND huyện để trình HĐND huyện quyết định;

- Lập dự toán điều chỉnh trong trường hợp cần thiết để UBND huyện trình HĐND huyện quyết định; tổ chức thực hiện dự toán NS đã được quyết định; lập quyết toán thu, chi NSNN trình UBND huyện để trình HĐND huyện phê chuẩn;

- Hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, thực hiện quyết toán NS cấp xã. - Hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý TC, NS, giá, thực hiện chế độ kế toán của chính quyền cấp xã, tài chính hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ, tổ hợp tác và các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp của Nhà nước thuộc huyện.

- Phối hợp với các cơ quan thu thuế trong việc quản lý công tác thu NSNN trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

- Thẩm tra quyết toán các dự án đầu tư do huyện quản lý; thẩm định và chịu trách nhiệm về việc thẩm định quyết toán thu, chi NS xã; lập quyết toán thu, chi NS huyện; tổng hợp, lập báo cáo quyết toán thu NSNN trên địa bàn huyện và quyết toán thu, chi NS cấp huyện trình Ủy ban nhân dânUBND

27

huyện xem xét gửi Sở TC thành phố; báo cáo bổ sung quyết toán ngân sách gửi Sở C thành phố sau khi được HĐND huyện phê chuẩn.

- Tổ chức thẩm tra quyết toán các dự án đầu tư hoàn thành, trình UBND huyện phê duyệt theo thẩm quyền; thẩm tra và phê duyệt quyết toán các dự án đầu tư bằng nguồn vốn sự nghiệp thuộc ngân sách huyện quản lý.

- Quản lý tài sản nhà nước tại các cơ quan hành chính sự nghiệp thuộc huyện theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ TC.

- Quản lý nguồn kinh phí được ủy quyền của cấp trên; quản lý các dịch vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

- Quản lý giá theo quy định của Ủy ban nhân dân thành phố; báo cáo tình hình giá cả thị trường trên địa bàn; kiểm tra việc chấp hành niêm yết giá của các tổ chức, cá nhân kinh doanh hoạt động trên địa bàn.

- Thực hiện chế độ thông tin báo cáo về TC,NS và giá theo quy định. - Chủ trì phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan kiểm tra, thanh tra việc thi hành pháp luật TC; giúp UBND huyện giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về tài chính theo quy định của pháp luật.

 Về lĩnh vực kế hoạch – đầu tư, đăng ký kinh doanh

- Trình UBND các quyết định, chỉ thị, văn bản hướng dẫn thực hiện cơ chế, chính sách, pháp luật và các quy định của ubnd thành phố, Sở Kh & ĐT thành phố về công tác kế hoạch và đầu tư trên địa bàn.

- Trình UBND huyện các quy hoạch, kế hoạch 5 năm và hàng năm về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư trên địa bàn; hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức thực hiện các quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt.

- Là đầu mối tổng hợp và trình Chủ tịch UBND huyện về các chương trình, danh mục, dự án đầu tư trên địa bàn; thẩm định và chịu trách nhiệm về dự án, kế hoạch đấu thầu, kết quả xét thầu thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch UBND huyện.

28

- Cung cấp thông tin, xúc tiến đầu tư, phối hợp với các phòng chuyên môn, nghiệp vụ có liên quan tổ chức vận động các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào địa bàn huyện; hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho xã, phường.

- Phối hợp với các phòng chuyên môn, nghiệp vụ khác của huyện hướng dẫn phát triển kinh tế hợp tác xã, kinh tế cá thể, kinh tế hộ gia đình; thực hiện cấp đăng ký kinh doanh cho hợp tác xã và các hộ kinh doanh cá thể

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện đông anh thành phố hà nội giai đoạn 2009 - 2013 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)