Phân chia các khoản chi NSNN một cách hợp lý cho các đơn vị sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Đông Anh.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện đông anh thành phố hà nội giai đoạn 2009 - 2013 (Trang 74)

vị sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Đông Anh.

Chiến lược, kế hoạch phát triển ngành giáo dục của huyện giai đoạn 2011-2015 đã xác định những định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể cho từng năm đối với từng cấp học. Với vai trò chủ đạo, chi NSNN cho giáo dục cũng phải từng bước hoàn thiện việc sắp xếp lại cơ cấu chi cho từng lĩnh vực, từng phân ngành cho phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ của từng năm. Đảm bảo gắn liền việc đầu tư, quản lý cấp phát kinh phí với việc nâng cao chất lượng giáo dục và việc chuẩn hóa, hiện đại hoá các cơ sở Giáo dục trên địa bàn huyện. Cơ cấu chi NS cho giáo dục đào tạo một mặt phải đảm bảo cân đối nguồn tài chính phù hợp với cơ cấu giáo dục đào tạo hiện có. Mặt khác thông qua cơ cấu chi NSNN có tác dụng trong việc điều chỉnh cơ cấu giáo dục phát triển theo định hướng chung của Nhà nước. Chỉ có trên cơ sở một cơ cấu chi hợp lý thì mới tạo điều kiện cho việc quản lý nguồn vốn đầu tư từ NSNN cho giáo dục có hiệu quả.

Mặc dù đã có các định mức chi cụ thể cho từng mục chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục theo hướng dẫn của BTC, song với nguyên tắc sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả các nguồn chi thì cần phải kiểm tra, kiểm soát các khoản chi sao cho sát thực với tình hình củachi tiêu các đơn vị để việc chi tiêu đạt hiệu quả, tránh gây thất thoát, lãng phí là yêu cầu cấp thiết nhất. Hình thức thể hiện chính của tăng cường quản lý chi NSNN thông qua cơ cấu phân chia các khoản chi tiêu cho sự nghiệp giáo dục hợp lý.

Vẫn duy trì mức chi thường xuyên về NSNN cho các đơn vị sự nghiệp giáo dục ở mức cao như đã thực hiện những năm qua nhưng tùy thuộc vào điều kiện, nhu cầu cần thiế thực tế của các đơn vị để có thể điều tiết các khoản chi phù hợp hơn trong cơ cấu tổng chi tiêu. Có thể điều chỉnh lại cơ cấu chi NS cho

68

các phân ngành trong khối giáo dục một cách hợp lý hơn là: quan tâm hơn đến việc chi NS cho giáo dục Mầm non, nâng dần hơn nữa mức chi cho khối Tiểu học vì “ trẻ em là búp trên cành “ cần được phát triển mạnh mẽ trong môi trường tốt làm nền tảng cho những bước tiến tiếp theo như vậy sẽ phù hợp với xu hướng giáo dục tiên tiến của thế giới.

Giữ vai trò quan trọng cũng như có quy mô và tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu chi NSNN cho giáo dục là nhóm chi cho con người, trong đó: Chi lương là khoản chi cố định theo định mức, hệ số chung của cả nước. Tuy nhiên so với các sự nghiệp khác thì mức lương cho cán bộ giáo viên trong ngành giáo dục khá thấp, đời sống của phần nhiều giáo viên còn khó khăn so với nhu cầu phát triển chung của xã hội. Bởi vậy cần có sự khuyến khích, linh động từ khoản phụ cấp, phúc lợi cho đội ngũ cán bộ giáo viên để phần nào giảm bớt được những khó khăn nhất định trong cuộc sống. Khoản chi khen thưởng cũng nên được tăng chi lớn hơn để khuyến khích mạnh hơn nữa tinh thần thi đua dạy tốt, học tốt của thầy và trò hướng đến phát triển nâng cao chất lượng của giáo dục trên địa bàn huyện. Đối với nhóm chi MS – SC – XDN là nhóm chi rất quan trọng để nâng cấp, phát triển cơ sở hạ tầng của ngành giáo dục, cải hiện môi trường giáo dục hiện đại hơn để phù hợp với xu thế, sự phát triển của ngành. Nhu cầu mua sắm, sửa chữa ở các trường học luôn phát sinh hàng năm, nhưng mức độ ở các năm và ở từng trường học là khác nhau, thực tế là có giảm dần ở 2 năm 2012 và 2013 do cơ sở vật chất trong ngành đã qua đà phát triển và đang trong quá trình dần hoàn thiện đã tương đối đầy đủ hiện đại.. Mặc dù trong những năm qua, cơ sỏ vật chất tại các trường trên địa bàn đã đầy đủ, song vẫn tồn tại một thực tế đáng buồn do sự xuống cấp nhanh chóng của các tài sản cố định trong ngành giáo dục. Bởi vậy vẫn phải duy trì mức chi cao hàng năm cho nhóm chi này là điểu khó kiềm chế khi các đơn vị chưa thực sự quan tâm đến bảo vệ của công nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng, tiết kiệm nguồn NSNN mà chỉ quan tâm đến chuyện thay mới

69

để được sử dụng và tranh thủ phần chênh lệch thực hiện so với quyết toán NS của cấp trên. Nhóm chi này chiếm số chi tương đối lớn nên trong công tác quản lý chi NSNN cần tăng cường kiểm tra, giám sát thực tế chứ không nên giao chỉ tiêu, định mức hàng năm, cần phải giám sát chất lượng các công trình xây dựng nhỏ, trách nhiệm bảo vệ trang thiết bị giáo dục tại các đơn vị. Như vậy nguồn NS được sử dụng đúng mục đích, đáp ứng đủ các nhu cầu từng đơn vị trường học, đạt hiệu quả sử dụng cao mà không gây lãng phí.

Về nhóm chi cho NVCM là không thể thiếu ảnh hưởng trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng, hiện đại hóa mô hình của ngành giáo dục trên địa bàn huyện, tuy nhiên vẫn có khoản chi không rõ ràng phòng TC - KH không biết được khoản chi có bị các đơn vị khai khống không như chi phí bồi dưỡng , đổi mới phương pháp giảng dạy cho đội ngũ giáo viên, nâng cấp các thiết bị đồ dùng dạy học mới và thanh lý các thiết bị cũ,... Những khoản chi khó kiểm soát dễ bị lợi dụng gây ra tình trạng lãng phí, sử dụng bừa bãi nên cần phải xem xét giảm chi và cần thiết nên có hạn mức chi đối với từng đơn vị trường học, xác định cụ thể các mục trong nhóm chi này để các đơn vị thực hiện chi tiêu đúng mục đích,tiết kiệm và có hiệu quả hơn tránh được sự thất thoát với những khoản chi chưa rõ ràng và bị khai khống ngoài mục đích sử dụng.

Tương tự với nhóm chi QLHC - một khoản chi không thể thiếu để duy trì sự hoạt động về quản lý hành chính ở các trường học. Hiện tại nó đang chiếm một tỷ trọng không cao nhưng vẫn có số chi tương đối lớn, cần cắt giảm các khoản chi về quản lý hành chính tránh lãng phí nguồn lực đối với bộ phận naỳ, giảm bớt sự rườm rà, phiền hà trong việc quản lý và cấp xét thủ tục hành chính của ngành giáo dục thu gọn được nguồn kinh phí hoạt động . Như vậy sẽ nâng cao hiệu quả của vốn đầu tư, tiết kiệm ngân sách, tăng chi cho những vấn đề cần thiết hơn. Trong nhóm chi này có khoản chi thanh toán dịch vụ công cộng chiếm tỷ trọng và số chi lớn nhất, nó dễ bị các đơn vị, cá nhân dựa dẫm sử dụng vào

70

mục đích riêng không đúng với mục đích của khoản chi. Do vậy, cần kiểm soát, xây dựng địnhnh mức chi khắt khe hơn cho nhóm chi này để việc sử dụng đúng mục đích, đạt hiệu quả hơn tránh gây thất thoát lãng phí ở các khoản chi chưa rõ ràng như: công tác phí, chi hội nghị,...có thể bị khai man

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện đông anh thành phố hà nội giai đoạn 2009 - 2013 (Trang 74)