- Quốc phòng, an ninh và công tác thanh tra, tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo
3.5.1. Đối với cơ quan kế hoạch cấp quốc gia
- Tiếp tục đổi mới công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội theo những xu hướng hiện nay, nghiên cứu bổ sung và hoàn thiện các phương pháp đổi mới để hướng dẫn và áp dụng các phương pháp đó trên toàn bộ các tỉnh thành.
- Đẩy nhanh tiến độ thí điểm phương pháp lập kế hoạch đổi mới tại các tỉnh được áp dụng thí điểm và rút ra đánh giá, bài học kinh nghiệm nhằm hướng dẫn và chỉ đạo các tỉnh lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội dựa trên điều kiện và mục tiêu phát triển của tỉnh phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội quốc gia.
- Hoàn thiện và đổi mới hành lang pháp lý nhằm tạo điều kiện thuận lợi thực hiện bản kế hoạch màn tính hướng dẫn, định hướng, dự báo và mềm dẻo phù hợp với điều kiện hiện tại.
- Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực quản lý, lập kế hoạch ở các cấp độ 2 và 3.
3.5.2.Đối với cơ quan kế hoạch cấp thị
- Nâng cao năng lực quản lý, lập kế hoạch của các cán bộ nhằm tạo tiền đề nâng cao năng lực quản lý, lập kế hoạch ở các xã, thị trấn, xây dựng bản kế hoạch phát triển kinh tế xã hội phù hợp với điều kiện nguồn lực, mục tiêu phát triển của thị và thực hiện tốt nhiệm vụ định hướng.
- Xây dựng bản kế hoạch dựa trên những đánh giá nhận xét về thực trạng phát triển kinh tế xã hội của thị xã, các điểm mạnh điểm yếu, các cơ hội và thách thức trong từng giai đoạn.
- Thực hiện nhiều đợt tham vấn cộng đồng cũng như lấy ý kiến chuyên gia nhằm tạo sự khách quan và chính xác cho bản kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của thị.
- Nâng cao năng lực của các cán bộ lập kế hoạch cấp huyện thông qua các đợt tập huấn của tỉnh và Bộ Kế hoạch và Đầu tư
SVTH: Nguyễn Thị Yến – MSSV: 5014012046 Trang 97
KẾT LUẬN
Kế hoạch hóa là vấn đề quan trọng hàng đầu góp phần phát triển thị xã. Việc đổi mới và hoàn thiện công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi phải giải quyết nhiều mối quan hệ của nhiều cấp, ngành và các đơn vị có liên quan mà trong phạm vi đề tài này em không đề cập hết được.
Chương I: Lý luận chung về kế hoạch hóa phát triển kinh tế - xã hội
Chương II: Thực trạng công tác kế hoạch hóa phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Thái Hòa
Chương III: Các giải pháp để nâng cao công tác kế hoạch hóa phát triển kinh tế - xã hội của Thị xã Thái Hòa
Với đề tài này, em hy vọng góp một phần nhỏ vào việc hoàn thiện hơn công tác kế hoạch hóa phát triển kinh tế xã hội ở thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An, để kế hoạch thực sự là công cụ quản lý, định hướng giúp kinh tế thị xã phát triển xứng với tiềm năng của mình.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Ái Liên đã trực tiếp hướng dẫn em, đồng thời em cũng cảm ơn sự tận tình giúp đỡ của cán bộ, chuyên viên trong phòng Tài chính – Kế hoạch thị xã Thái hòa, tỉnh Nghệ An đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này!
SVTH: Nguyễn Thị Yến – MSSV: 5014012046 Trang 98