.Phương pháp lập kế hoạch

Một phần của tài liệu công tác kế hoạch hóa phát triển kinh tế - xã hội thị xã thái hòa, tỉnh nghệ an (Trang 42)

6- Đ/c Phạm Minh Thƣ.

2.1.2.Phương pháp lập kế hoạch

2.1.2.1 Phương pháp phân tích thực trạng trong lập kế hoạch

Trong phần đánh giá thực trạng phát triển KTXH trong các bản kế hoạch của thị xã Thái Hòa chủ yếu bao gồm:

- Đánh giá tổng quan tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong 5 năm 2009-2013. - Đánh giá tình hình thực hiện một số mục tiêu chính trong kế hoạch năm trước. Trong đó, có thế thấy nội dung chính là việc thống kê lại những kết quả đã thực hiện được của từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể trên địa bàn thị xã. Trong đó, chủ yếu liệt kê ra những kết quả đã thực hiện rồi tiến hành so sánh với những chỉ tiêu đưa ra ở đầu thời kỳ kế hoạch để thấy được những chỉ tiêu nào đã hoàn thành, những chỉ tiêu nào chưa hoàn thành. Đồng thời cũng tiến hành so sánh tình hình thực hiện các chỉ tiêu ở những thời kỳ kế hoạch trước đó để thấy việc thực hiện chỉ tiêu có tiến bộ hay không.

SVTH: Nguyễn Thị Yến – MSSV: 5014012046 Trang 38

- Đánh giá chung về tình hình thực hiện kế hoạch của thời kỳ trước. Nội dung chính của phần này là việc đưa ra những đánh giá chung, những thành tựu, hạn chế - yếu kém, nguyên nhân của những hạn chế - yếu kém.

● Các phương pháp sử dụng trong việc đánh giá thực trạng của thị xã chủ yếu là phương pháp liệt kê, mô tả, phân tích, tổng hợp thông qua các nguồn báo cáo, tổng kết hội nghị..

- Tổng hợp tình hình thông qua các báo cáo: đây là biện pháp quan trọng và hữu hiệu nhất. Thông qua các báo cáo có thể nắm được một cách đầy đủ và tương đối toàn diện tình hình công tác tại các phòng, ban ngành chuyên môn, các cấp xã cơ sở, những thuận lợi khó khăn, các kết quả đạt được, các kiến nghị, các dự kiến cho kỳ kế hoạch tiếp theo. Tuy nhiên phương pháp này có thể mang lại sự đánh giá không chính xác do các báo cáo không phản ánh đúng tình hình của các phòng, ban ngành chuyên môn, cấp xã cơ sở, do các cấp đều mắc bệnh “sính thành tích”. Mặt khác, hiện nay chưa có hệ thống bảng, biểu, mẫu báo cáo thống nhất giữa các cấp cơ sở, nên quá trình tổng hợp báo cáo gặp nhiều khó khăn , số liệu thu thập bị phân tán, độ chính xác không cao.

- Tổng hợp tình hình thông qua các hội nghị tổng kết, hội thảo, các cuộc họp chuyên môn, nghiệp vụ: đây là phương pháp bổ trợ quan trọng để tổng hợp, đánh giá tình hình tại các cuộc họp, hội nghị ngoài tình hình thực hiện kế hoạch, những kết quả đạt được, những thuận lợi cũng như khó khăn… nghe nhiều ý kiến khác nhau giúp các cán bộ lập kế hoạch có những nhận định, đánh giá sâu hơn về tình hình thực trạng tại cơ sở.

- Tổng hợp tình hình thông qua ý kiến nhận đinh,chỉ đạo của lãnh đạo các cấp cơ sở: thông qua những nhận xét, nhận định ý kiến của lãnh đạo các cấp cơ sở giúp cán bộ lập kế hoạch nắm bắt thực trạng một cách toàn diện và sâu sắc hơn.

- Tổng hợp tình hình thông qua đánh giá ý kiến của người dân tại các thôn xóm trong các chương trình lập kế hoạch phát triển xóm. Đây là nguồn cung cấp thông tin sát thực, tuy nhiên do trình độ dân trí chưa cao nên khi tiến hành điều tra, thu thập thông tin, tổng hợp thông tin thường gặp nhiều khó khăn, nhiều khi thông tin phản ánh từ người dân không thật sự chính xác.

Trong cách đánh giá này, phần đánh giá thực trạng của bản kế hoạch đã thiếu đi việc so sánh chéo giữa thị xã Thái Hòa với các huyện, thị khác trong tỉnh tại cùng

SVTH: Nguyễn Thị Yến – MSSV: 5014012046 Trang 39

một thời điểm để thấy được mức độ phát triển của thị xã cũng như tham chiếu với khả năng có thể đạt được. Đó là một trong những hạn chế làm cho phần đánh giá thực trạng chưa thực sự là cơ sở vững chắc cho việc xây dựng kế hoạch.

● Cuối cùng, những kết luận về những thành tựu, những tồn tại - yếu kém cũng như nguyên nhân gây ra các tồn tại, yếu kém được đưa ra một cách chung chung, không nói rõ vào từng vấn đề tồn tại cụ thể, chưa đi sâu vào tìm nguyên nhân cốt lõi gây ra nó dẫn đến chưa đưa ra được khắc phục cho thời kỳ kế hoạch kế tiếp. Chẳng hạn, đưa ra vấn đề tồn tại rất chung chung : “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chưa vững chắc, giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh tác còn thấp” thì chưa thể hiện rõ tốc độ chuyển dịch cơ cấu chậm qua các năm, chưa tìm ra được nguyên nhân chủ yếu gây ra tồn tại trên.

Với phương pháp đánh giá thực trạng này phần đánh giá thực trạng của bản kế hoạch đã bao quát tất cả các mặt kinh tế - xã hội, phần nào cũng đã phản ánh đúng thực trạng phát triển kinh tê – xã hội của thị xã. Tuy nhiên, có một hạn chế lớn trong phần đánh giá thực trạng của bản kế hoạch là chưa chỉ ra được “điểm xuất phát” của thị trong thời kỳ kế hoạch tiếp theo.

2.3.1.2 .Phương pháp lập kế hoạch

2.3.1.2.1 Phương pháp phân tích thực trạng trong lập kế hoạch

Trong phần đánh giá thực trạng phát triển KTXH trong các bản kế hoạch của thị xã Thái Hòa chủ yếu bao gồm:

- Đánh giá tổng quan tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong 5 năm 2009-2013. - Đánh giá tình hình thực hiện một số mục tiêu chính trong kế hoạch năm trước. Trong đó, có thế thấy nội dung chính là việc thống kê lại những kết quả đã thực hiện được của từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể trên địa bàn thị xã. Trong đó, chủ yếu liệt kê ra những kết quả đã thực hiện rồi tiến hành so sánh với những chỉ tiêu đưa ra ở đầu thời kỳ kế hoạch để thấy được nzhững chỉ tiêu nào đã hoàn thành, những chỉ tiêu nào chưa hoàn thành. Đồng thời cũng tiến hành so sánh tình hình thực hiện các chỉ tiêu ở những thời kỳ kế hoạch trước đó để thấy việc thực hiện chỉ tiêu có tiến bộ hay không.

- Đánh giá chung về tình hình thực hiện kế hoạch của thời kỳ trước. Nội dung chính của phần này là việc đưa ra những đánh giá chung, những thành tựu, hạn chế - yếu kém, nguyên nhân của những hạn chế - yếu kém.

SVTH: Nguyễn Thị Yến – MSSV: 5014012046 Trang 40

● Các phương pháp sử dụng trong việc đánh giá thực trạng của thị xã chủ yếu là phương pháp liệt kê, mô tả, phân tích, tổng hợp thông qua các nguồn báo cáo, tổng kết hội nghị..

- Tổng hợp tình hình thông qua các báo cáo: đây là biện pháp quan trọng và hữu hiệu nhất. Thông qua các báo cáo có thể nắm được một cách đầy đủ và tương đối toàn diện tình hình công tác tại các phòng, ban ngành chuyên môn, các cấp xã cơ sở, những thuận lợi khó khăn, các kết quả đạt được, các kiến nghị, các dự kiến cho kỳ kế hoạch tiếp theo. Tuy nhiên phương pháp này có thể mang lại sự đánh giá không chính xác do các báo cáo không phản ánh đúng tình hình của các phòng, ban ngành chuyên môn, cấp xã cơ sở, do các cấp đều mắc bệnh “sính thành tích”. Mặt khác, hiện nay chưa có hệ thống bảng, biểu, mẫu báo cáo thống nhất giữa các cấp cơ sở, nên quá trình tổng hợp báo cáo gặp nhiều khó khăn , số liệu thu thập bị phân tán, độ chính xác không cao.

- Tổng hợp tình hình thông qua các hội nghị tổng kết, hội thảo, các cuộc họp chuyên môn, nghiệp vụ: đây là phương pháp bổ trợ quan trọng để tổng hợp, đánh giá tình hình tại các cuộc họp, hội nghị ngoài tình hình thực hiện kế hoạch, những kết quả đạt được, những thuận lợi cũng như khó khăn… nghe nhiều ý kiến khác nhau giúp các cán bộ lập kế hoạch có những nhận định, đánh giá sâu hơn về tình hình thực trạng tại cơ sở.

- Tổng hợp tình hình thông qua ý kiến nhận đinh,chỉ đạo của lãnh đạo các cấp cơ sở: thông qua những nhận xét, nhận định ý kiến của lãnh đạo các cấp cơ sở giúp cán bộ lập kế hoạch nắm bắt thực trạng một cách toàn diện và sâu sắc hơn.

- Tổng hợp tình hình thông qua đánh giá ý kiến của người dân tại các thôn xóm trong các chương trình lập kế hoạch phát triển xóm. Đây là nguồn cung cấp thông tin sát thực, tuy nhiên do trình độ dân trí chưa cao nên khi tiến hành điều tra, thu thập thông tin, tổng hợp thông tin thường gặp nhiều khó khăn, nhiều khi thông tin phản ánh từ người dân không thật sự chính xác.

Trong cách đánh giá này, phần đánh giá thực trạng của bản kế hoạch đã thiếu đi việc so sánh chéo giữa thị xã Thái Hòa với các huyện, thị khác trong tỉnh tại cùng một thời điểm để thấy được mức độ phát triển của thị xã cũng như tham chiếu với khả năng có thể đạt được. Đó là một trong những hạn chế làm cho phần đánh giá thực trạng chưa thực sự là cơ sở vững chắc cho việc xây dựng kế hoạch.

SVTH: Nguyễn Thị Yến – MSSV: 5014012046 Trang 41

● Cuối cùng, những kết luận về những thành tựu, những tồn tại - yếu kém cũng như nguyên nhân gây ra các tồn tại, yếu kém được đưa ra một cách chung chung, không nói rõ vào từng vấn đề tồn tại cụ thể, chưa đi sâu vào tìm nguyên nhân cốt lõi gây ra nó dẫn đến chưa đưa ra được khắc phục cho thời kỳ kế hoạch kế tiếp. Chẳng hạn, đưa ra vấn đề tồn tại rất chung chung : “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chưa vững chắc, giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh tác còn thấp” thì chưa thể hiện rõ tốc độ chuyển dịch cơ cấu chậm qua các năm, chưa tìm ra được nguyên nhân chủ yếu gây ra tồn tại trên.

Với phương pháp đánh giá thực trạng này phần đánh giá thực trạng của bản kế hoạch đã bao quát tất cả các mặt kinh tế - xã hội, phần nào cũng đã phản ánh đúng thực trạng phát triển kinh tê – xã hội của thị xã. Tuy nhiên, có một hạn chế lớn trong phần đánh giá thực trạng của bản kế hoạch là chưa chỉ ra được “điểm xuất phát” của thị trong thời kỳ kế hoạch tiếp theo.

2.3.1.2.2 Phương pháp xác định mục tiêu , nhiệm vụ và giải pháp thực hiện trong lập kế hoạch (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sau khi phân tích xong phần đánh giá thực trạng, thì một nội dung tiếp theo có ý nghĩa rất quan trọng đó là việc xác định các mục tiêu phát triển và lượng hóa thành các chỉ tiêu cụ thể.

• Xây dựng hệ thống mục tiêu

Hầu hết các mục tiêu trong bản kế hoạch được xác định trên cơ sở quán triệt đường lối và tư tưởng của Đảng, dựa trên những mục tiêu định hướng của Quốc gia. Việc xác định mục tiêu căn cứ vào định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội trong các bản kế hoạch của tỉnh, khung hướng dẫn của Sở KHĐT tỉnh Nghệ An, Sở Tài chính và đặc biệt là các chương trình, dự án hành động của thị ủy trong từng thời kỳ kế hoạch. Chẳng hạn, việc xác định mục tiêu trong kế hoạch 5 năm 2011-2015 dựa vào định hướng, nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2015 của tỉnh Nghệ An và 6 chương trình trọng điểm và 5 dự án ưu tiên đầu tư của thị.

Các mục tiêu được chia ra là nhiều cấp khác nhau: trước hết là việc xác định các mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế - xã hội của thị xã trong thời kỳ kế hoạch. Sau đó, các mục tiêu tổng quát này được cụ thể hóa thành các nhiệm vụ chủ yếu cần thực hiện. Đa số các nhiệm vụ chủ yếu là tương ứng với việc cần thực hiện quản lý

SVTH: Nguyễn Thị Yến – MSSV: 5014012046 Trang 42

một lĩnh vực cụ thể nào đó của thị xã, và cuối cùng các nhiệm vụ trọng tâm này sẽ được chi tiết hóa thành hệ thống chỉ tiêu của thời kỳ kế hoạch.

Nhìn chung, trong hệ thống mục tiêu phát triển KTXH của thị xã đã có sự phân định rõ ràng và xây dựng các nhiệm vụ chủ yếu trên cơ sở đảm bảo sự phát triển trên tất cả các lĩnh vực KTXH. Tuy nhiên, trong hệ thống các mục tiêu trong bản kế hoạch của thị xã chưa có sự phân cấp rõ ràng giữa bốn mục tiêu: Mục tiêu cuối cùng, mục tiêu trung gian, đầu ra và hoạt động. Giữa các mục tiêu chưa có sự gắn kết và logic, mà chủ yếu là các mục tiêu được đưa ra một cách dàn trải, không thấy có sự sắp xếp theo thứ tự ưu tiên. Chẳng hạn, trong bản KH phát triển KTXH 2011-2015 của thị xã, ta thấy ngoài mục tiêu tổng quát thì các nhiệm vụ chủ yếu cần thực hiện từ phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu, đầu tư phát triển, …được đưa ra một cách ngang hàng nhau, chưa thể hiện rõ nhiệm vụ nào cần có sự ưu tiên tập trung nguồn lực thực hiện trong thời kỳ kế hoạch. Chính từ việc không phân định rõ các loại mục tiêu là cho các nhà KH và các nhà lãnh đạo chưa có cái nhìn tổng thể về công việc của mình và các ban ngành khác.

• Xây dựng hệ thống chỉ tiêu

* Hệ thống chỉ tiêu kinh tế- xã hội

Hệ thống chỉ tiêu KH phát triển KTXH của thị xã có 67chỉ tiêu chính, trong đó 34 chỉ tiêu tổng hợp và 33 chỉ tiêu chuyên ngành. Trong 67 chỉ tiêu có 28 chỉ tiêu về kinh tế, 39 chỉ tiêu về xã hội môi trường.

Ngoài hệ thống chỉ tiêu chung của thị xã còn hệ thống chỉ tiêu KH chuyên ngành giao cho các phòng, ban( chủ yếu là chỉ tiêu về đầu tư, huy động vốn, xóa đói giảm nghèo) và các xã.

- Các chỉ tiêu kinh tế quan trọng:

• Giá trị gia tăng theo lãnh thổ, tốc độ tăng giá trị gia tăng theo lãnh thổ. • Giá trị sản xuất Nông, Lâm nghiệp – Công nghiệp, Xây dựng cơ bản – Thương mại, Dịch vụ

• Tổng thu ngân sách 5 năm trên địa bàn.

• Tổng vốn đầu tư toàn xã hội, tốc độ gia tăng vốn đầu tư… - Các chỉ tiêu xã hội môi trường:

• Tỷ lệ sinh tự nhiên.

SVTH: Nguyễn Thị Yến – MSSV: 5014012046 Trang 43

• Tỷ lệ số hộ đạt chuẩn gia đình văn hóa. • Độ che phủ của rừng

• Tỷ lệ xã, thị trấn, cơ quan, đơn vị, trường trạm, thôn xóm, tiểu khu đạt tiêu chuẩn không có ma túy và đạt tiêu chuẩn 4 không về ma túy….

Về cơ bản, hệ thống chỉ tiêu kế hoạch của thị xã đã phản ánh được tình hình phát triển KTXH của thị xã và có cụ thể hóa được các mục tiêu lớn về phát triển KTXH của thị xã trong giai đoạn KH. Tuy nhiên, hệ thống chỉ tiêu này vẫn còn một số tồn tại:

- Trong hệ thống chỉ tiêu về kinh tế, không có chỉ tiêu về giá trị gia tăng của từng ngành trong các ngành như: vận tải, xây dựng, thương nghiệp , khách sạn, y tế, giáo dục, ngân hàng tài chính…Vì vậy, chưa thể định hướng được tốc độ tăng trưởng của từng ngành này là bao nhiêu để xác định chính xác được tốc độ tăng trưởng chung về GDP của thị xã theo mục tiêu đã đề ra hay cũng như không tính được điểm đóng góp phần trăm của từng ngành vào tốc độ tăng trưởng GDP của thị xã.

- Thiếu một số chỉ tiêu về xã hội như số giáo viên đạt chuẩn cấp quốc gia, tỷ lệ phụ nữ tham gia cấp ủy đảng và chính quyền các câp, tỷ lệ trạm xá có bác sĩ, tỷ lệ xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia….

Một phần của tài liệu công tác kế hoạch hóa phát triển kinh tế - xã hội thị xã thái hòa, tỉnh nghệ an (Trang 42)