- Quốc phòng, an ninh và công tác thanh tra, tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo
CHƢƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CÔNG TÁC KẾ HOẠCH HÓA PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA THỊ XÃ THÁI HÕA
HÓA PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA THỊ XÃ THÁI HÕA 3.1. Sử dụng phƣơng pháp lập kế hoạch có sự tham gia của nhiều bên trong lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở địa phƣơng.
Việc sử dụng sự tham gia của các bên trong lập kế hoạch chiến lược phát triển kinh tế xã hội sẽ tập trung được sự quan tâm của nhiều bên, nhiều ý kiến với nội dung có thể trái ngược nhau nhưng sau khi thống nhất, sẽ tạo nên được một bản kế hoạch chiến lược với sự thoả thuận được nhất trí cao nhất, cac mục tiêu đặt ra đảm bảo sự dung hòa ở mức độ hợp lí nhất lợi ích của những người hưởng lợi. Có sự tham gia của nhiều bên trong lập kế hoạch sẽ là một biện pháp hữu hiệu để đặt ra cac câu hỏi, thảo luận vấn đề, đặt ra các ưu tiên, dự kiến trước được nhiều phát sinh có thể xảy ra trong quá trình phát triển của địa phương, một bản kế hoạch chiến lược có sự lồng ghép toàn diện, có sơ sở thực hiện chắc chắn được ra đời, và điều đó là cơ sở quan trọng để biến các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trở thành hiện thực.
Hiện nay, công tác lập kế hoạch cấp quốc gia đã có sự tham gia tích cực của nhiều bên liên quan như: khu vực hành chính công, khu vực doanh nghiệp, các tổ chức đoàn thể, các chuyên gia…làm bản kế hoạch cấp quốc gia thêm hợp lý và toàn diện. Tuy nhiên, việc lấy ý kiến của các bên liên quan mới chỉ dừng lại ở các đợt tham vấn cộng đồng, lấy ý kiến chuyên gia để hoàn thiện bản kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm và hàng năm. Hơn thế, bản kế hoạch cấp huyện, thị xã phụ thuộc quá nhiều vào các chỉ tiêu được giao của Sở Kế hoạch và Đầu tư làm nó mất đi tính mềm dẻo và phù hợp với địa phương. Hiện tại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang triển khai một số dự án tại các tỉnh thí điểm nhằm nâng cao sự tham gia của các bên liên quan trong việc lập kế hoạch chiến lược.
Để nâng cao hiệu quả trong việc lập kế hoạch cấp thị có sự tham gia của nhiều bên chúng ta cần chuẩn bị 1 số bước sau:
-Thành lập nhóm nòng cốt :
+Vai trò nhóm nòng cốt : trước khi công việc lập kế hoạch bắt đầu, phải thành lập nhóm nòng cốt bao gồm người chủ trì và các thành viên trong nhóm nòng cốt.Việc hình thành nhóm nòng cốt đóng vai trò quan trọng nhất trong khâu chuẩn
SVTH: Nguyễn Thị Yến – MSSV: 5014012046 Trang 86
bị, bởi vì lập kế hoạch chiến lược phát triển kinh tế xã hội ở địa phương đòi hỏi sịư thống nhất và liên kết, phối hợp của rất nhiều bên liên quan với những ý kiên, quan điểm có thể bất đồng sâu sắc trước nhiều vấn đề then chốt.
+Tiêu chuẩn lựa chọn: Những người thuộc nhóm nòng cốt cần có 1 số yêu cầu sau
Thứ nhất giỏi về chuyên môn lập kế hoạch, đóng vai trò trụ cột trong việc khởi xướng và duy trì quá trình lập kế hoạch.
Thứ 2 có khả năng tổ chức, tạo nên sự nhất trí cao và hợp tác được nhiều đối tượng có liên quan. Thông thường những người đủ tiêu chuẩn ở trên là những cán bộ đòng vai trò quan trọng trong chính quyền và ban ngành ở địa phương.
+Nhóm hỗ trợ viên cho nhóm nòng cốt: trên thực tế, đối với các địa phương mới bắt đầu thực hiện lập kế hoạch chiến lược cần thiết phải có các hỗ trợ viên từ bên ngoài tham gia trong nhóm nòng cốt. Vai trò của họ rất quan trọng. Nhóm hỗ trợ viên có 3 chức năng chính:
Thứ nhất: hỗ trợ nhóm trong quá trình ra các quy chế và thủ tục cho quá trình lập kế hoạch.
Thứ 2: đảm bảo sự giao tiếp giữa các bên liên quan một cách cởi mở hiệu quả và công bằng.
Thứ 3: duy trì tiến độ để bảo đảm được mục tiêu đã được nhóm thống nhất. Về tiêu chuẩn lựa chọn các hỗ trợ viên, những người lựa chọn thường không liên quan đến lợi ích từ kết quả của quá trình, điều đó bảo đảm họ sẽ không đặt lợi ích của mình lên trên. Trong trường hợp ấy, ý kiến của họ trở lên khách quan hơn, họ có thể mạnh dạn ứng xử, trình bày quan điểm của mình trước ý kiến của những cá nhân có quyền lực trong địa phương.
-Xác định các thành phần tham gia trong lập kế hoạch: + công việc thứ nhất là xem xét thành phần tham gia
SVTH: Nguyễn Thị Yến – MSSV: 5014012046 Trang 87
Bảng 3: Các thành phần tham gia trong lập kế hoạch
Khu vực công Khu vực quản lý và tổ
chức kinh doanh
Các tổ chức cộng đồng và tổ chức phi chính phủ -Chính quyền địa phương.
-Chính quyền cấp trên địa phương.
-Chính quyền địa phương lân cận.
-Các cơ quan quản lý hoạt động cung cấp dịch vụ công : y tế, giáo dục, giao thông
-Các cơ sở cung cấp dịch vụ công: các trường giáo dục, đào tạo; các cơ sở phục vụ công cộng.
-Các tổ chức viện tợ phát triển chính thức(ODA).
-Cơ quan quản lý
ngành(sở, phòng): công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ.
-Các đơn vị sản xuất kinh doanh quy mô lớn.
-Các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ. -Ngân hàng, tổ chức tín dụng, bảo hiểm. -Các cơ sở giáo dục y tế và dịch vụ tư nhân khác. -Các hiệp hội nghề nghiệp -Các nhóm hỗ trợ kinh doanh -Tổ chức công đoàn.
-Các hiệp hội của những người lao động.
-Các tổ chức hiệp hội xã hội : phụ nữ, đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh,hội nông dân.
-Nhóm đại diện cộng đồng dân cư. -Nhóm các dân tộc thiểu số, những người khuyết tật và kém vị thế. -Các tổ chức phi chính phủ, các nhà tài trợ, kiều bào…
Nhóm 1: khu vực quản lý công là bên đảm bảo cho tính pháp lý quá trình triển khai lập kế hoạch, giải trình báo cáo có liên quan đến lập kế hoạch ở những nơi cần thiết và trong trường hợp cần thiết, mặt khác các cơ quan quản lý công còn tham gia với tư cách là nhà cung ứng dịch vụ công, một yếu tố quan trong trong quá trình phát triển kinh tế địa phương.
SVTH: Nguyễn Thị Yến – MSSV: 5014012046 Trang 88
trực tiếp thực hiện chức năng cung ứng sản phẩm và dịch vụ kinh tế trên địa bàn và tạo thu nhập chính cho kinh tế địa phương.
Nhóm 3: người lao động và tổ chức cộng đồng, các tổ chức phi chính phủ, tham gia với tư cách là những động lực mạnh mẽ về mọi mặt kinh tế, xã hội, tăng cường tính minh bạch , bảo vệ quyền lợi cho cộng đồng.
+ công việc thứ 2 là xác định mức độ tham gia : sau khi xác điựnh cụ thể các bên tham gia, cần phân định cụ thể mỗi đối tượng sẽ đảm nhận các vấn đề gì, bao gồm : mức độ tham gia của từng bên, phạm vi và cơ cấu nhóm đối tác, xác định các thủ tục và điều khoản quy định định chế cho các nhóm đối tác. Quan điểm chung quá trình lập kế hoạch chiến lược phát triển kinh tế địa phương là nên lồng ghép sự tham gia vào tất cả các khía cạnh của công tác lập kế hoạch, từ việc đánh giá thực trạng, tiềm năng đến xác định tầm nhìn, mục tiều và cuối cùng là theo dõi và đánh giá thực hiện. Có nhiều cách khác nhau đề tạo cơ hội cho các bên tham gia vào quá trình lập kế hoạch chiến lược phát triển kinh tế xã hội địa phương, với các mức độ khác nhau. Có 2 hướng chủ yếu:
Thứ nhất: sự tham gia rộng rãi của mọi người đề tìm luồng thông tin 2 chiều. Hướng này đuợc triển khai mang tính đơn lẻ, không thường xuyên, chủ yếu thực hiện bằn cách tổ chức một cuộc điều tra khảo sát với mẫu bảng hỏi thiể kế trước yêu cầu mọi người cung cấp thông tin, hoặc tổ chức các cuộc họp cộng đồng đề nhận được ý kiến của cộng đồng.
Thứ 2: Sự tham gia của đại diện các bên liên quan được tổ chức 1 cách hệ thống trong toàn bộ tiến trình lập kế hoạch. Sự tham gia của đại diện các bên, các tổ chức được thực hiện thông qua nhiều cuộc họp, sự tham gia này mang tính cụ thể và đi vào chiều sâu, các bên tham gia được bày tỏ quan điểm, tư vấn, gắn với chức trách cụ thể và có nhiệm vụ rõ ràng.