Tình hình nghiên cứu tạo vi nang dầu gấc ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình tạo vi nang dầu gấc bằng phương pháp đông tụ sử dụng polymer sinh học biển (Trang 34)

Công nghệ vi nang là một lĩnh vực rất được thế giới quan tâm và cũng đã có rất nhiều công bố khoa học về tạo vi nang các hợp chất tan trong dầu (tinh dầu, dầu cá, axit béo không no PUFA ...). Phương pháp phổ biến sử dụng là phương pháp sấy phun và phương pháp đông tụ. Tuy nhiên, vi nang dầu gấc thì hiện nay có rất ít công bố thế giới.

Công bố gần đây nhất là của Kha và cs nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện sấy đối với quá trình sấy màng gấc ở nhiệt độ từ 1200C đến 2000C với vật liệu trợ sấy là maltodextrin ở các nồng độ khác nhau (10%, 20%, 30%). Hiệu suất tạo vi nang đạt được từ 30 – 80% (Kha et al.2010)

Nghiên cứu của Vương và cs (Vuong et al. 2005), Viện Công nghiệp thực phẩm, thử nghiệm tạo vi nang beta – caroten thu được từ nấm sợi Blakeslea trispora

bằng phương pháp đông tụ với gelatin làm rắn bằng glutaraldehyde và phương pháp bay hơi dung môi sử dụng chitosan. Đối với phương pháp bay hơi dung môi, vi nang tạo thành có màu nâu đậm, hiệu suất tạo vi nang đạt được 27.27%, đồng thời hạt vi nang có kích thước dưới 100 µm. Đối với phương pháp đông tụ, nhóm tác giả đã tạo được hạt vi nang có màu vàng cam, có kích thước dưới 400 µm với hiệu suất tạo vi nang lên tới 80.68%. Tuy nhiên, sản phẩm vi nang tạo thành theo hai phương pháp này không có khả năng hòa tan vào trong nước.

Nghiên cứu của Đặng và cs (Dang et al. 2009), Đại học Dược Hà Nội, nghiên cứu tạo hạt nano dầu gấc với phương pháp khuếch tán nhũ tương và polymer hóa bề mặt. Nghiên cứu này sử dụng polyvinyl alcohol làm vỏ vi nang.

Ngoài ra, các công bố về sản xuất bột gấc mới chỉ quan tâm đến chế độ tách chiết và sấy để bảo quản hoạt tính của dầu gấc chứ chưa quan tâm tới biện pháp bảo vệ các hoạt tính đó (tạo vi nang) (Tran 2007).

CHƯƠNG II: NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình tạo vi nang dầu gấc bằng phương pháp đông tụ sử dụng polymer sinh học biển (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)