hạt và chất lượng hạt tạo thành.
Mục đích của thí nghiệm:
Xác định ảnh hưởng của nồng độ polymer đến khả năng tạo hạt của nhũ tương và chất lượng hạt tạo thành.
Chọn được nồng độ polymer thích hợp nhằm: - Tăng khả năng tạo hạt
- Giúp hạt tạo thành có chất lượng cao nhất
Sơ đồ 2.3 Thí nghiệm thăm dò ảnh hưởng của nồng độ polymer đến khả năng tạo hạt
Tạo hạt vi nang Đồng hóa Khuấy từ
Polymer (Gelatine kết hợp carrageenan) Dầu gấc Span 80 (10%)
Nước
Đánh giá cảm quan
Phơi khô ở nhiệt độ thường ……..
Đánh giá cảm quan hạt vi nang và xác định hiệu quả bao gói Carrageenan
0.1% 0.5% Gelatin
Thuyết minh:
Thí nghiệm được tiến hành với 8 mẫu ở 8 nồng độ polymer khác nhau. Mỗi mẫu tạo hạt với thể tích là 2ml và được dùng pipet 5000 để hút rồi nhỏ từng giọt vào cốc chứa nước đá lạnh. Các mẫu được tạo hạt ở các nồng độ polymer là:
Mẫu 1 (M1) nồng độ polymer là gelatin 20% kết hợp carrageenan 0.1%
Mẫu 2 (M2) nồng độ polymer là gelatin 15% kết hợp carrageenan 0.1%
Mẫu 3 (M3) nồng độ polymer là gelatin 10% kết hợp carrageenan 0.1%
Mẫu 4 (M4) nồng độ polymer là gelatin 5% kết hợp carrageenan 0.1%
Mẫu 5 (M5) nồng độ polymer là gelatin 20% kết hợp carrageenan 0.5%
Mẫu 6 (M6) nồng độ polymer là gelatin 15% kết hợp carrageenan 0.5%
Mẫu 7 (M7) nồng độ polymer là gelatin 10% kết hợp carrageenan 0.5%
Mẫu 8 (M8) nồng độ polymer là gelatin 5% kết hợp carrageenan 0.5% Tiến hành đánh giá cảm quan hạt tạo thành sau khi tạo hạt và xác định hiệu quả bao gói của sản phẩm.
Mỗi mẫu ta lặp lại thí nghiệm 3 lần và lựa chọn ra nồng độ polymer thích hợp nhất.