Chúng tôi tiến hành đánh giá hiệu quả bao gói của các hệ nhũ tương khác nhau đối với dầu gấc thông qua hàm lượng carotene được giữ lại trong sản phẩm hạt sau khi làm khô. Kết quả quét phổ được thể hiện trong Hình 3.14 và Bảng 3.6
Hình 3.13: Phổ hấp thụ UV-VIS của dịch chiết carotene các mẫu hạt tạo bởi các hệ nhũ tương khác nhau.
Bảng 3.6: Hàm lượng carotene các mẫu hạt tạo bởi các hệ nhũ tương khác nhau.
STT Mẫu Hàm lượng carotene (mg/g) Độ nhớt pha polymer (cP) 1 Gelatin 20% + Carrageenan 0.5% 0.058 80.5 2 Gelatin 15% + Carrageenan 0.5% 0.051 64.0 3 Gelatin 10% + Carrageenan 0.5% 0.036 34.6 4 Gelatin 15% + Carrageenan 0.1% 0.049 33.4 5 Gelatin 20% + Carrageenan 0.1% 0.055 59.8 6 Gelatin 20% 0.051 57.7
Thảo luận : Kết quả cho thấy, phổ dịch chiết carotene của các mẫu hạt không có sự thay đổi so với phổ của dầu gấc nguyên liệu ban đầu. Như vậy, quá trình tạo vi nang bảo toàn được cấu trúc của hoạt chất. Bên cạnh đó, hệ polymer sử dụng khác nhau cũng có hiệu quả bao gói khác nhau. Hiệu quả bao gói cao nhất đạt được với hệ polymer có độ nhớt cao nhất: gelatin 20% + carrageenan 0.5%. Hiệu suất bao gói giảm dần theo nồng độ của polymer tương ứng với độ nhớt của pha polymer. Cũng cần chú ý rằng, bản chất của polymer có ảnh hưởng tới hiệu quả bao gói. Điều này được nhận thấy khi so sánh hai mẫu gelatin 20% và gelatin 15% + carrageenan 0.5%. Hệ gelatin 20% có độ nhớt thấp hơn hệ gelatin 15% có bổ sung carrageenan. Tuy nhiên, hiệu quả bao gói của hệ gelatin 15% có bổ sung carrageenan lại thấp hơn hệ gelatin 20%. Điều này có thể do gelatin đóng vai trò quyết định hơn carrageenan trong quá trình đông tụ.
CHƯƠNG IV KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ