Một sốphương pháp được sử dụng để thực hiện đề tài:
+ Phương pháp thu thập tổng hợp và xử lý thông tin: Mục tiêu là hệ thống
hóa các tài liệu, số liệu rời rạc sẵn có theo định hướng nghiên cứu, phân tích và
đánh giá chung. Dựa vào các nguồn tài liệu, số liệu thu thập được để xây dựng cơ
sở lý luận và thực tiễn cho việc phân tích đặc điểm địa mạo – thổ nhưỡng vận dụng vào khu vực nghiên cứu.
+ Phương pháp khảo sát thực địa, điều tra: Để kiểm tra mức độ chính xác của
tài liệu, số liệu thu thập và bổ sung những số liệu còn thiếu và tìm hiểu sự phân hóa lãnh thổ, cũng như hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường của một số loại hình sản xuất chính. Thông qua việc khảo sát thực địa, điều tra xã hội học để đánh giá hiện trạng sử dụng đất và hiện trạng môi trường ở khu vực nghiên cứu. Phương pháp
khảo sát thực địa sẽ giúp cho việc tìm hiểu sự phân hóa của các điều kiện tự nhiên, sự chia cắt của địa hình, hướng chảy của các con sông, ranh giới của các loại đất,…
+ Phương pháp phân tích hệ thống: Các đối tượng của tự nhiên tồn tại trong
một hệ thống thống nhất hoàn chỉnh, vì vậy sử dụng phương pháp phân tích hệ
thống để nhận thức được đối tượng và mối quan hệ giữa các đối tượng trong một
địa hệ sinh thái. Từđó giúp con người có biện pháp bảo vệ và khai thác hợp lý. Áp
dụng phương pháp này để nghiên cứu, đưa ra các giải pháp phục vụ cho việc định
hướng phát triển sản xuất nông – lâm nghiệp huyện Ba Vì.
+ Phương pháp địa lý so sánh: Đất có mối quan hệ chặt chẽ với các nhân tố
36
thể tiến hành khảo sát đất và các nhân tố hình thành đất tại các điểm khác nhau, sau
đó phân tích mối tương quan giữa chúng và có thể nhận biết được sự khác hoặc
giống nhau giữa các loại đất cũng như quy luật hình thành và phân bố không gian của chúng.
+ Phương pháp bản đồ và hệthông tin địa lý (GIS) đã được khẳng định là có
hiệu quả trong nghiên cứu tai biến thông qua khảnăng phân tích không gian và tích
hợp dữ liệu. Cơ sở dữ liệu không gian sử dụng cho đánh giá xói mòn đất huyện Ba
Vì gồm các lớp thông tin bản đồđịa hình, các hợp phần tự nhiên, kinh tế xã hội. Với sự hỗ trợ của các phần mềm GIS (ILWIS, ArcGIS, Envi) và Mapinfo, đề tài tiến hành biên tập, bổ sung các bản đồ hợp phần; Phân tích tổng hợp, chồng ghép các lớp thông tin, thực hiện các phép phân tích không gian trong tính toán mức độ xói mòn tiềm năng, đánh giá độ nhạy cảm của những không gian xói mòn đất trong khu vực nghiên cứu.
37
CHƯƠNG 2: CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT SINH
THỔ NHƯỠNG Ở KHU VỰC NÚI BA VÌ VÀ LÂN CẬN