Định hướng sử dụng tài nguyên đất và bảo vệ môi trường trên cơ sở phân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo thổ nhưỡng phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đất khu vực núi Ba Vì và lân cận (Trang 111)

phân tích đặc điểm địa mạo – thổ nhưỡng

3.3.2.1 Phân vùng không gian định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên đất và bảo vệ môi trường

Trên cơ sở phân tích bản đồ địa mạo – thổnhưỡng, khu vực núi Ba Vì và lân

cận được chia thành 3 tiểu vùng cảnh quan địa mạo – thổ nhưỡng và có 28 đơn vị

khác nhau. Sự phân hóa lãnh thổ từ miền núi thấp, đồi gò xuống thung lũng với các hình thái sử dụng tài nguyên đa dạng: 1. Cảnh quan địa mạo – thổnhưỡng núi trung bình và thấp: Mục đích chính là bảo tồn rừng phòng hộ và phát triển các hoạt động du lịch sinh thái, du lịch tâm linh, du lịch văn hóa lịch sử; áp dụng các biện pháp giảm thiểu xói mòn đất và phòng chống trượt lởđất trên các sườn núi; 2. Cảnh quan

địa mạo – thổ nhưỡng đồi và gò thoải: Là nơi thích hợp cho sản xuất lương thực và

tập trung dân cư trong vùng, phát triển các mô hình kinh tế nông lâm kết hợp, bảo

vệđất chống xói mòn thoái hóa đất; 3. Cảnh quan địa mạo – thổnhưỡng thung lũng: Thích hợp cho phát triển sản xuất nông nghiệp.

1. Tiểu vùng cảnh quan địa mạo – thổnhưỡng núi trung bình và thấp:

Tiểu vùng cảnh quan này có 15 đơn vị cảnh quan địa mạo – thổnhưỡng trên các bề mặt san bằng bóc mòn và các bề mặt sườn dốc. Toàn bộ cảnh quan này nằm trong diện tích Vườn Quốc gia Ba Vì nên lớp phủ rừng được bảo vệ nghiêm ngặt. Tuy nhiên, với sự phân hóa khác nhau về các loại đất do sự khác nhau vềđịa hình và các quá trình địa mạo có thể định hướng sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi

trường như sau:

- Bề mặt san bằng:

Các bề mặt san bằng được hình thành chủ yếu trên đá phun trào từ axit gồm

104

phiến sét, cuội kết, cát kết của hệ tầng Viên Nam (T1 vn). Các bề mặt này có độ dốc thoải từ 8 – 200, tầng đất dày 50 – 70cm, có diện tích tương đối rộng trên núi cao có khí hậu mát mẻ, vì vậy thích hợp cho việc phát triển du lịch sinh thái. Đặc điểm địa mạo – thổnhưỡng ở các bề mặt san bằng có các đơn vị sau:

 Đất mùn nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính trên bề mặt đỉnh núi Ba

Vì (cao 1000 – 1200m) (Bs1 Hk).

 Đất mùn nâu đỏtrên đá macma bazơ và trung tính trên bề mặt san bằng cao

800 – 900m (Bs2 Fk).

 Đất vàng đỏ trên đá macma bazơ và trung tính trên bề mặt san bằng cao

400 – 600m (Bs3 Fk).

Ngoài việc bảo vệ rừng phòng hộ, tôn tạo cảnh quan sinh thái, tổ chức các

hoạt động phát triển du lịch tâm linh và du lịch văn hóa lịch sử. Đặc biệt trên các bề

mặt này có lịch sửkhai thác lâu đời gắn liền với các nền văn hóa trong lịch sử. + Trên bề mặt đỉnh núi cao 1000 – 1200m có cụm du lịch văn hóa lịch sửđền

Thượng và đền thờ Bác Hồ.

+ Trên bề mặt cao 800 – 900m là điểm du lịch tham quan dấu tích nhà thờđổ

của Pháp, đánh dấu bước chân xâm lược của Pháp trên vùng đất này.

+ Trên bề mặt cao 600m là điểm du lịch tham quan di tích lịch sử Cách mạng Quốc gia và dấu tích khu biệt thự cổ của Pháp.

+ Trên bề mặt cao 400m là nơi phát triển hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ

dưỡng.

+ Trên các bề mặt 200 – 300m đất feralit vàng đỏ trên đá riolit trên bề mặt san bằng cao 200 – 300m (Bs4 Fa). Đất có thành phần cơ giới thịt trung bình, dày 70 – 100cm, dốc 8 – 120. Quá trình hình thành đất tiếp tục phát triển, cân bằng với quá trình tạo hình thái. Vì vậy cần trồng rừng sản xuất để bảo vệ lớp đất mặt tránh bị xói mòn đất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các bề mặt sườn:

Các bề mặt sườn có độ dốc khá lớn, thường từ 12 – 300 và nhiều nơi sườn dốc trên 450 như trên bề mặt sườn trọng lực. Quá trình địa mạo động lực diễn ra ở

105

tầng đất mặt bị xói mòn rửa trôi nên tầng đất rất mỏng. Sườn dốc ven các suối, quá

trình xâm thực đào lòng là chủ yếu.

 Đất feralit vàng đỏtrên đá riolit trên sườn trọng lực núi Ba Vì dốc trên 450

(S7 Fa).

Trên sườn có độ dốc lớn trên 350, quá trình trọng lực gây ra bóc mòn trượt

lở, tầng đất mỏng do bị rửa trôi từ 30 – 50cm, thành phần cơ giới thịt trung bình.

Quá trình rửa trôi, xói mòn tầng đất mặt mạnh mẽ và bị trẻ hóa liên tục.

 Đất mùn nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính trên sườn bóc mòn cao trên 1000m, dốc trên 300 (S8 Hk).

Quá trình mùn hóa diễn ra nhưng sản phầm của quá trình này bị vận chuyển xuống chân sườn do sườn dốc trên 250 nên tầng đất mỏng khoảng 30 – 60cm phát

triển trên đá macma bazơ và trung tính. Phát triển quá trình sườn trọng lực nhanh.

 Đất feralit vàng đỏsườn bóc mòn cao dưới 1000m, trên đá riolit dốc trên

300 (S8 Fa).

Hình thành trên các sản phẩm thô của sườn trọng lực dốc trên 250, trên đá

phun trào riolit thuộc hệ tầng Viên Nam, phân bốở sườn núi Ba Vì trên độ cao 300

đến dưới 1000m. Phát triển quá trình sườn trọng lực nhanh. Đất bị xâm thực rửa trôi, trẻ hóa liên tục. Tầng đất mặt bị cắt cụt nên rất mỏng chỉ 30 – 50cm, có đá lẫn 25 – 50%, thành phần cơ giới thịt trung bình.

 Đất feralit vàng đỏ trên đá riolit trên sườn xâm thực – bóc mòn, dốc 20 –

300 (S9 Fa).

 Đất feralit vàng đỏ trên đá phiến sét trên sườn xâm thực – bóc mòn, dốc

20 – 300 (S9 Fs).

Phân bố trên sườn dốc 20 – 250 ở khu vực sườn núi Đồng Dơi xã Yên Bài, thành phần vật chất cấu tạo bởi đá phiến sét thuộc hệ tầng Cò Nòi. Phát triển quá trình xâm thực – bóc mòn. Đất bị xâm thực, nhiều nơi bị rửa trôi, xói mòn trơ đá

gốc. Độ dày tầng đất rất mỏng chỉ 30 – 50cm có đá lẫn 25 – 50% do vật liệu lăn từ

đỉnh núi xuống, thành phần cơ giới thịt trung bình.

 Đất feralit nâu vàng trên đá vôi trên sườn xâm thực – bóc mòn, dốc 20 –

106

Trên thành tạo sườn dốc 20 – 250, thành phần vật chất cấu tạo bởi đá phiến sét vôi thuộc hệ tầng Bản Diệt phân bốở khu vực núi Gia Dê phía Tây xã Yên Bài. Phát triển quá trình xâm thực – bóc mòn. Đất bị xâm thực, nhiều nơi bị rửa trôi, xói mòn trơ đá gốc. Độ dày tầng đất rất mỏng chỉ 30 – 50cm, thành phần cơ giới thịt trung bình.

Định hướng sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường đất đối với các bề mặt

sườn ưu tiên cho trồng và phục hồi rừng phòng hộ, bảo vệmôi trường đất, nước ven (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

suối. Áp dụng các biện pháp giảm thiểu xói mòn đất, phòng chống trượt lở đất. - Trên bề mặt sườn bóc mòn trên các khối núi sót, dốc 12 – 200 phân bố của

yếu ở các đồi cao 80 – 120m, phân bố chủ yếu ở các xã Vân Hòa, Khánh Thượng,

một số ít ở Yên Bài, Minh Quang và Ba Trại với 3 đơn vị địa mạo – thổ nhưỡng sau:

 Đất feralit vàng đỏ trên đá riolit trên sườn bóc mòn trên các khối núi sót, dốc 12 – 200 (S10 Fa).

Loại đất này phân bốở các núi sót sườn dốc 12 – 200phía Đông xã Yên Bài,

Vân Hòa, hình thành trên loại đá phun trào riolit hệ tầng Viên Nam. Quá trình bóc mòn rửa trôi bề mặt theo sườn dốc, bào mòn mạnh tạo khe rãnh, đất bị rửa trôi tầng

mặt. Độ dày tầng đất mỏng chỉ 50 – 70cm, thành phần cơ giới thịt trung bình.

 Đất feralit đỏ vàng trên đá phiến sét trên sườn bóc mòn trên các khối núi

sót, dốc 12 – 200 (S10 Fs).

Hình thành trên đá cát bột kết, đá phiến sét của hệ tầng sông Bôi phân bố ở

phía Tây xã Ba Trại. Quá trình bóc mòn rửa trôi bề mặt theo sườn dốc, bào mòn mạnh tạo khe rãnh, đất bị rửa trôi tầng mặt. Độ dày tầng đất mỏng chỉ 50 – 70cm, thành phần cơ giới thịt trung bình.

 Đất feralit nâu vàng trên đá vôi trên sườn bóc mòn trên các khối núi sót,

dốc 12 – 200 (S10 Fn).

Trên núi sót được thành tạo bởi đá phiến sét vôi thuộc hệ tầng Bản Diệt phân

bốở phía Tây xã Khánh Thượng, các núi sót dốc 12 – 200. Do thảm rừng trồng thưa

thớt, quá trình bóc mòn rửa trôi bề mặt theo sườn dốc, bào mòn mạnh tạo khe rãnh,

đất bị rửa trôi tầng mặt. Độ dày tầng đất mỏng chỉ 50 – 70cm, thành phần cơ giới thịt trung bình.

107

Quá trình tạo hình thái diễn ra khá mạnh, quá trình bóc mòn bề mặt, rửa trôi

theo sườn dốc, bào mòn mạnh, tạo khe rãnh. Không gian ưu tiên trồng và phục hồi

rừng, trồng rừng sản xuất. Áp dựng các biện pháp giảm thiểu xói mòn rửa trôi lớp

đất bề mặt.

- Quá trình xâm thực diễn ra mạnh mẽ, suối khoét sâu vào sườn, nhìn chung

lớp đất rất mỏng, nhiều nơi lộ trơ đá gốc. Bao gồm 2 đơn vị địa mạo – thổnhưỡng:

 Đất feralit vàng đỏtrên đá riolit sườn xâm thực dọc khe suối, dốc 20 – 300

(S11 Fa).

Trên sườn dốc của suối khoét sâu, phát triển quá trình xâm thực mạnh mẽ, dốc 20 – 250, tầng đất mỏng 30 – 50cm, thành phần cơ giới thịt trung bình. Sườn bị

xâm thực khoét sâu trên đá macma axit, phun trào riolit. Đất bị rửa trôi, xói mòn.

 Đất feralit đỏvàng trên đá phiến sét sườn xâm thực dọc khe suối, dốc 20 –

300 (S11 Fs). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trên sườn dốc của suối khoét sâu, phát triển quá trình xâm thực mạnh mẽ, dốc 20 – 250, tầng đất mỏng 30 – 50cm, thành phần cơ giới thịt trung bình. Sườn bị

xâm thực khoét sâu trên đá cát bột kết, đá phiến sét vôi hệ tầng Bản Diệt, đất bị rửa trôi, xói mòn.

Định hướng không gian ưu tiên bảo vệ rừng, trồng và phục hồi rừng phòng

hộ, bảo vệ môi trường đất, nước ven suối. Áp dụng các biện pháp giảm thiểu xói mòn đất, phòng chống trượt lởđất.

2. Tiểu vùng cảnh quan địa mạo – thổnhưỡng đồi và gò thoải:

Trong tiểu vùng cảnh quan này có 5 đơn vị địa mạo – thổnhưỡng hình thành trên các bề mặt pediment cao 40 – 50m và 60 – 120m. Quá trình bóc mòn, cắt cụt và rửa trôi bề mặt diễn ra mạnh mẽ ở đây, tạo cho địa hình dạng lượn thoải, độ dốc trung bình từ 8 – 120, một số nơi khoảng 3 – 80. Vì vậy, đất được hình thành ngay lập tức bị bóc mòn và vận chuyển xuống địa hình thấp hơn.

 Đất feralit vàng đỏ trên đá riolit trên bề mặt pediment cao 60 – 120m (P5

Fa)

Đất bị bào mòn, rửa trôi tầng đất mặt và trẻ hóa liên tục, độ dốc bề mặt từ 12

– 200, tầng đất bị cắt cụt còn khoảng 50 – 70cm. Hình thành trên đá phun trào axit

108

 Đất feralit đỏ vàng trên đá phiến sét trên bề mặt pediment cao 60 – 120m

(P5 Fs).

Đất có độ phì nhiêu trung bình thấp, thành phần cơ giới trung bình, độ dày 50

– 70cm, dốc từ 8 - 200. Đất này hiện tại đang bị xói mòn rửa trôi mạnh, tầng đất mặt bị trẻ hóa liên tục.

 Đất feralit vàng đỏ trên đá riolit trên bề mặt pediment cao 40 – 50m (P6

Fa).

Đất bị bào mòn, rửa trôi tầng đất mặt và trẻ hóa liên tục, độ dốc bề mặt từ 8 –

120, tầng đất bị cắt cụt còn khoảng 50 – 70cm. Hình thành trên đá phun trào axit với

thành phần chủ yếu là riolit, thành phần cơ giới thịt trung bình.

 Đất feralit đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước trên bề mặt pediment cao 40

– 50m (P6 Fl).

Đất bị bào mòn, rửa trôi tầng đất mặt và trẻ hóa liên tục, độ dốc bề mặt từ 3 –

80, tầng đất bị cắt cụt còn khoảng 50 – 70cm. Hình thành trên đá phun trào axit với

thành phần chủ yếu là riolit, thành phần cơ giới thịt trung bình.

Sản xuất nông nghiệp, trồng lúa và các cây hoa màu cần áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào canh tác nhằm giảm thiểu quá trình thoái hóa đất.

 Đất feralit đỏ vàng trên đá phiến sét trên bề mặt pediment cao 40 – 50m

(P6 Fs).

Đất có độ phì nhiêu trung bình thấp, hàm lượng mùn, lân, kali dễ tiêu trong

đất trung bình, lượng magie, canxi thấp, thành phần cơ giới trung bình, độ dày 70 – 100cm, dốc dưới 30. Đất này hiện tại đang bị xói mòn rửa trôi mạnh nên trong quá trình canh tác cần có biện pháp chống xói mòn và bổsung lượng phân hữu cơ để cải tạo đất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Diện tích bề mặt chiếm phần lớn diện tích các xã trong khu vực nghiên cứu,

là nơi tập trung các quần cư nông thôn. Phát triển mô hình kinh tế nông lâm kết

hợp, trồng cây ăn quả và cây công nghiệp dài ngày như chè.

Với đặc điểm địa hình, độ cao, khí hậu và thổnhưỡng đã tạo nên sựđa dạng

sinh học của hệ thực vật Vườn quốc gia Ba Vì và vùng đệm, thuận lợi cho phép Ba Vì có thể phát triển đa dạng các loại cây trồng. Từ năm 2010, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Hà Nội đã chỉ đạo Trung tâm Khuyến nông Hà Nội xây dựng

109

mô hình Trồng thâm canh thanh long ruột đỏ Long Định 1 tập trung theo hướng GAP (quy trình sản xuất nông nghiệp tốt) tại vùng đất đồi gò của xã Cẩm Lĩnh,

huyện Ba Vì, với quy mô 20ha. Kết quả, mô hình này phát triển khá tốt, hứa hẹn nhiều triển vọng có thể mở rộng trên các diện tích đất đồi gò của Hà Nội trong

tương lai.

Đặc điểm địa hình thoát nước, tầng đất dày, thích hợp cho phát triển mô hình

trồng cây thanh long ruột đỏ, trồng cỏchăn nuôi bò sữa. Ở sườn Tây núi Ba Vì trên

địa bàn xã Minh Quang, Khánh Thượng trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày

như cây miến rong, sắn...

Ảnh 3.14: Mô hình trồng cây thanh long ruột đỏ ở xã Tản Lĩnh

3. Tiểu vùng cảnh quan địa mạo – thổnhưỡng thung lung:

Tiểu vùng cảnh quan địa mạo – thổnhưỡng thung lũng bao gồm 8 đơn vịđịa mạo – thổnhưỡng, chủ yếu là các bề mặt tích tụđa nguồn gốc tuổi Pleistocen giữa –

muộn đến Holocen và các bậc thềm sông, bãi bồi cao và bãi bồi không phân chia

của sông Đà.

 Đất feralit đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước trên bề mặt tích tụsườn tích

– lũ tích (Bt16 Fl).

Xảy ra quá trình rửa trôi bề mặt trên các vạt tích tụ. Tầng đất mặt mỏng do bị

xói mòn và thoái hóa đất khoảng 50 – 70cm, thành phần cơ giới thịt trung bình với

độ dốc dưới 30.

 Đất feralit đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước trên bề mặt tích tụ sông – lũ

110

Địa hình bị bào mòn, rửa trôi tầng đất mặt làm nhiều nơi lộđá ong, độ dốc từ

3 – 80, tầng đất dày 70 – 100cm, thành phần cơ giới thịt nhẹ. Đất bị xói mòn liên tục và thoái hóa và biến đổi do trồng lúa nước, đất chua nghèo dinh dưỡng.

 Đất nâu vàng trên phù sa cổ trên bề mặt tích tụ sông – lũ tích (Bt17 Fp). Địa hình bị bào mòn, rửa trôi tầng đất mặt làm lộ đá ong, độ dốc từ 3 – 80, tầng đất dày 70 – 100cm, thành phần cơ giới thịt nhẹ. Đất bị xói mòn liên tục và

thoái hóa, có nguy cơ bị bạc màu.

 Đất phù sa có tầng glây trên bề mặt tích tụ sông – hồ - đầm lầy (Bt18 Pg). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo thổ nhưỡng phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đất khu vực núi Ba Vì và lân cận (Trang 111)