Thổ nhưỡng là khoa học đã được nghiên cứu từ rất lâu đời, tuy nhiên khoa học thổnhưỡng trước kia chỉ nghiên cứu ở mức độ phân chia thành các loại đất theo thành phần vật chất, độđá lẫn và tầng dày của các loại đất.
Nghiên cứu hệ thống đất hay cảnh quan địa mạo – thổ nhưỡng đã có từ lâu
(cuối thế kỷ19) đối với các nước trên thế giới , đặc biệt là đối với các nước có nền
khoa học phát triển như: Liên Xô cũ, Mỹ… Ngay từ khi V.V.Dokuchaev đặt nền móng cho thổnhưỡng học hiện đại, ông đã phân biệt rõ hai nhóm qui luật của địa lý
thổnhưỡng. Đặc biệt trong nhóm qui luật thứ hai của ông đã xác định rõ sựthay đổi
của thổnhưỡng liên quan với các điều kiện của địa hình và ông đã đặt tên cho nhóm qui luật này là:"địa hình học thổ nhưỡng". Sau V.V.Dokuchaev, N.M.Xibirtxev đã
đưa ra quan niệm của mình đó là:"địa hình là nhân tố chủ đạo tạo nên tổ hợp đất".
Tiếp đó là G.N.Vưxotxki đã tiến thêm một bước trong nghiên cứu của
N.M.Xibirtxev đó là việc ông đã đưa ra các sơ đồ điển hình của kết cấu lớp phủ thổ
nhưỡng trong sự phụ thuộc vào địa hình đối với 4 đới: rừng, thảo nguyên rừng, thảo nguyên và thảo nguyên khô. Công lao lớn của G.N.Vưxotxki là đã phát hiện ra mối quan hệtương hỗ về mặt phát sinh giữa các đất nằm ở các vị trí khác nhau nhưng
hoàn toàn xác định trên địa hình.
Những năm 60 của thế kỷ XX, thổ nhưỡng đã được nhiều nhà nghiên cứu
trên thế giới chú trọng nghiên cứu dưới góc độ nguồn gốc phát sinh và lịch sử phát triển. Những năm gần đây địa mạo – thổnhưỡng ngày càng được nghiên cứu nhiều
hơn. Có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực này như một số công
trình: “Soils geomorphology” của Raymond Bryant Daniels, Richard D. Hammer
xuất bản năm 1992. Daniel và Hammer đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của mối
quan hệ giữa địa mạo và thổ nhưỡng. Ông cho rằng độ dốc địa hình và bề mặt địa mạo có ý nghĩa đến quá trình di chuyển vật chất, ảnh hưởng đến tốc độ tiến hóa của
31
dạng cảnh quan bóc mòn, do đó tác động làm biến đổi lớp thổ nhưỡng phía trên
mặt. Đã có nhiều công trình nghiên cứu và thành lập bản đồ địa mạo – thổ nhưỡng
cho một vùng cụ thể trên thế giới như ông trình nghiên cứu và thành lập bản đồđịa mạo – thổ nhưỡng vùng TouBa (Bờ biển Ngà) của M.Viennot. Một số công trình nghiên cứu về khoa học này như: “Soils geomorphology: an integration of pedology and geomorphology” của John Gerard xuất bản năm 1992; “Soils genesis and classification” của S.W. Buol, R.J. Southard, R.C. Graham, P.A.Mc Daniel xuất bản
năm 2003; “Soils: Genesis and geomorphology” của Randall J. Schaetzl, Sharon
Anderson xuất bản năm 2005 và nhiều bài báo và tạp chí khác của nhiều nhà khoa học trên thế giới.
Phương pháp địa mạo – thổ nhưỡng được ứng dụng lần đầu ở các nước
phương Tây trong quá trình tìm kiếm sự lý giải về tính phân hóa đa dạng và phức
tạp của lớp vỏ thổ nhưỡng. Ban đầu, các nhà khoa học đã dành phần lớn thời gian
và công sức cho việc phân tích trong phòng thí nghiệm mà quên việc liên hệ với các yếu tố của tổng hợp thể tự nhiên, đặc biệt là mối liên hệ giữa địa mạo và thổ
nhưỡng, do đó, những nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất chưa có tính thực thi cao.
Các công trình nghiên cứu đầu tiên đưa ra khái niệm về catena (dãy thổ nhưỡng);
sau đó, khái niệm địa mạo môi trường ra đời với công trình điển hình của
J.Hubchmann nghiên cứu so sánh các nhóm đất được hình thành trên những thành tạo aluvi cổ với đất trên thành tạo aluvi Đệ tứ. Cuối cùng, vào thập niên 70 của thế
kỷ XX, khái niệm địa mạo – thổnhưỡng ra đời sau những nghiên cứu của các nhà khoa học Pháp J.Tricart và các nhóm các nhà thổ nhưỡng của Viện Nghiên cứu Nông học Nhiệt đới. Các tác giảđã xem xét một cách đặc biệt mối quan hệ giữa hai quá trình tạo hình thái – tạo thổnhưỡng và cán cân của mối tương quan giữa chúng.
Ngoài các nhà khoa học trên, theo trường phái Pháp còn có những nghiên cứu nhằm lý giải khái niệm Địa mạo – Thổ nhưỡng như nghiên cứu của G.Bourgeon.