Quá trình feralit hóa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo thổ nhưỡng phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đất khu vực núi Ba Vì và lân cận (Trang 74)

Quá trình feralit hóa là một trong những quá trình hình thành đất liên quan

đến sự biến đổi thành phần khoáng. Đây là quá trình phổ biến nhất ở những miền có

khí hậu nóng ẩm, với tác động trực tiếp của nhiệt độcao, độẩm nhiều cũng như tác động của sinh vật, quá trình phong hóa xảy ra mạnh mẽ, các khoáng nguyên sinh và một số khoáng thứ sinh bị phá hủy, nhờ vậy mà các alumosilicat được phân hủy thành các oxit sắt, nhôm và silic.

Ví dụ: K2Al2Si6O16 + H2O + CO2 = H2Al2Si2O8.H2O + K2CO3 + 4SiO2 Về bản chất thì quá trình feralit hóa là quá trình tích lũy tương đối các hợp

chất của sắt và nhôm trong đất, đồng thời rửa trôi các chất dễ hòa tan trong đất gồm

các cation kiềm và kiềm thổ, silic. Các khoáng thứ sinh chủ yếu hình thành trong quá trình feralit là các khoáng kaolinit, gơtit, gipsit và hydroxit sắt nhôm ngậm

nước trong khi tỷ lệ SiO2/R2O3 ngày càng giảm, nói cách khác thì tỷ lệ này tỷ lệ

nghịch với cường độ quá trình phong hóa.

Chính vì vậy, khi khu vực có quá trình feralit phát triển, đất sẽ trở nên chua dần, sự có mặt của các hydroxi sắt, nhôm hóa trị cao sẽ làm cho đất có màu đỏ hay

đỏ vàng đặc trưng.

Cường độ của quá trình feralit phụ thuộc vào [26]:

- Khí hậu và độ cao địa hình: quá trình feralit diễn ra mạnh mẽở những khu vực có khí hậu nóng ẩm đặc trưng cho miền khí hậu nhiệt đới ẩm. Với những vùng

có độ chênh cao địa hình lớn, cường độ của quá trình feralit giảm dần theo độ cao

67

- Đá mẹ: những đá được cấu tạo bởi khoáng vật kém bền vững, dễ bị phá

hủy, thúc đẩy quá trình feralit phát triển sâu sắc, thành tạo ra đất có tầng dày lớn.

Cùng vùng gò đồi nhưng quá trình feralit sẽ phát triển mạnh ở đá magma kiềm hay trung tính còn ở đá magma axit thì yếu hơn.

- Tuổi của đất: thông thường tuổi của đất càng cao, mức độ feralit càng mạnh.

Đất Feralit là nhóm đất mà SiO2 và các chất bazơ bị rửa trôi còn ôxít sắt và

nhôm được tích lũy lại tương đối hoặc tuyệt đối. Nhóm đất này có các đặc tính chủ

yếu sau:

- Chất hữu cơ có nguồn gốc cây lá rộng và cây thân thảo. Tốc độ phân giải

nhanh tạo thành mùn chua fulvic.

- Chất khoáng bị phá hủy thành keo sét kaonilit. Sét có tỷ lệ SiO2/Al2O3 ≤ 2.

- Bazơ, SiO2 bị rửa trôi, oxit sắt và nhôm được tích lũy tương đối và tuyệt

đối.

- Hình thái phẫu diện thường có tầng tích tụ trong tầng này thường có kết

von, đá ong. Đó là hiện tượng tích lũy sắt, nhôm tuyệt đối (giai đoạn cuối của

feralit).

Với điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm điển hình, quá trình feralit diễn ra phổ

biến ở Ba Vì nói chung và ở khu vực nghiên cứu nói riêng. Các loại đất điển hình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

được hình thành do quá trình feralit trên khu vực nghiên cứu bao gồm: đất vàng đỏ

trên đá phiến sét, đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất vàng đỏtrên đá phun trào riolit,…

Đây là các loại đất chiếm ưu thế với diện tích lớn nhất tại khu vực 7 xã miền núi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo thổ nhưỡng phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đất khu vực núi Ba Vì và lân cận (Trang 74)