Quá trình thoái hóa đất – laterit hóa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo thổ nhưỡng phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đất khu vực núi Ba Vì và lân cận (Trang 75)

Quá trình phong hóa và quá trình laterit – đá ong xảy ra đồng thời. Chính quá trình phong hóa đã tạo nên lớp sét là nền cho quá trình tạo đá ong. Thành phần hóa

học của đá ong tùy thuộc vào đá mẹnhưng nhìn chung có hàm lượng Fe2O3 = 25 –

70%, SiO2 = 20 – 60%, Al2O3 < 10%.

Quá trình laterit hóa có thểchia thành các giai đoạn:

+ Giai đoạn đầu là giai đoạn phong hóa các khoáng silicat giải phóng các cation

(Ca2+, Na+, Mg2+, K+…) theo phương trình:

68

Các khoáng sau khi bị phân hủy không bền vững dễ bị rửa trôi xuống dòng

nước mạch. Những keo sắt, nhôm mang điện dương bị những ion OH- hút mạnh và tích lũy lại trong đất. Trong tự nhiên các Fe(OH)3, Al(OH)3 là keo dương kết hợp với keo âm SiO2 và được mang đến theo dòng nước ngầm để trởthành như xi măng

gắn kết, tạo khung xương cho laterit đá ong.

Nếu laterit – đá ong chứa các thể sót của cuội, thạch anh, cuội cát – bột kết và sự có mặt của kaolinit với hàm lượng lớn chứng tỏ laterit – đá ong được hình

thành trong môi trường axit pH ≈ 4 – 5 vì trong môi trường này Fe(OH)3 sẽ lắng

đọng, còn thạch anh không hòa tan (do SiO2 chỉ bị hòa tan trong môi trường kiềm).

+ Dưới tác dụng của chất hữu cơ hòa tan trong mùa mưa những chất sắt bị lôi

xuống các lớp dưới. Nếu đất xốp như đất phù sa cổ, vào mùa mưa sắt có thể xâm nhập vào tận nước mạch dưới sâu, trong lớp đất sâu sắt bị khử thành Fe2+ rất linh

động, vào mùa khô lại bị các dòng mao dẫn hút lên gặp oxi không khí bị kết tủa. + Khi bị khô hanh mạnh tích lũy sắt cao các kết von đó chuyển thành đá ong

chặt.

Nước ngầm ở tầng laterit đá ong luôn thay đổi do đó nồng độ của nước luôn

ở trong trạng thái chưa bão hòa nên dễ hòa tan các cation kiềm, làm cho Fe2+ dễ bị

hòa tan và trở nên linh động, tích tụ sắt cao làm cho tầng đá ong dày. Đây chính là

nguyên nhân giải thích cho sự phân bố laterit chủ yếu ở khu vực ven các mạch nước ngầm.

Sự hình thành đá ong không phải là giai đoạn cuối cùng của quá trình feralitic. Giữa chúng có mối liên hệcăn bản ở chỗ là quá trình feralitic giải phóng nhiều oxyt sắt và nhôm; một phần những oxyt này di động, rồi tích tụ trong điều

kiện nhất định nào đó để hình thành đá ong.

Trong quá trình feralitic có sự tích lũy tương đối R2O3 (SiO2 giảm còn R2O3 tích tụ). Đây là sự tích lũy sắt, nhôm tại chỗ. Còn trong quá trình hình thành đá ong

có sự tích lũy tuyệt đối R2O3 do R2O3 tích lũy tại chỗ và R2O3ởnơi khác đưa đến.

Đá ong được thành tạo ngoài hàm lượng sắt cao, còn cần đến điều kiện địa

hình thuận lợi và điều kiện khí hậu nóng ẩm định kỳ; chỉ có điều kiện tự nhiên địa hình ở vùng trung du, gò đồi tạo điều kiện thuận lợi cho đá ong phát triển.

69

Hình 2.9: Mắt cắt tổng hợp của vỏ phong hóa laterit đầy đủ [13]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo thổ nhưỡng phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đất khu vực núi Ba Vì và lân cận (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)