Tăng cường công tác quản lý nợ ngắn hạn

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng TMCP Ngoại thương - Chi nhánh Thái Bình (Trang 41)

- Nâng cao chất lượng thu thập thông tin

3.2.3.Tăng cường công tác quản lý nợ ngắn hạn

- Quản lý nợ

• Tăng cường ngăn chặn nợ quá hạn phát sinh

Để ngăn chặn phát sinh nợ quá hạn, Chi nhánh cần tập trung làm tốt các công việc sau:

 Thực hiện nghiêm túc các quy chế cho vay , chế độ tín dụng hiện hành và giải quyết cho vay theo đúng quy trình công việc.

 Nâng cao công tác kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành thể lệ, chế độ tín dụng, có chế độ thưởng phạt nghiêm minh rõ ràng, điều này sẽ nâng cao nghiệp vụ các cán bộ tín dụng và góp phần nâng cao chất lượng tín dụng.

• Xác định kỳ hạn trả nợ hợp lý

Khi quyết định cho vay để tránh tình trạng nợ quá hạn xảy ra, để phù hợp hơn với tình hình hoạt động kinh doanh sử dụng vốn vay của doanh nghiệp. Ngân hàng cần xác định kỳ hạn trả nợ hợp lý với đặc thù sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Xử lý nợ quá hạn

• Cần xử lý nợ quá hạn triệt để và linh hoạt

Khi những biện pháp phòng ngừa không thực hiện được thì Ngân hàng phải có những biện pháp cụ thể để xử lý các khoản nợ quá hạn. Khả năng thu hồi nợ quá hạn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, các biện pháp của ngân hàng, trách nhiệm và khả năng tài chính của người đi vay, khả năng chi trả và thái độ của khách hàng trả nợ.

Cũng như nhiều NHTM khác, Vietcombank Thái Bình cũng gặp nhiều khó khăn trong vấn đề xử lý tài sản thế chấp ( đặc biệt là quyền sử dụng đất), cầm cố... bởi những lý do sau:

 Thủ tục xử lý tài sản thế chấp còn nhiều vướng mắc, qua nhiều khâu và công đoạn mất nhiều thời gian.

Để khắc phục những khó khăn trong việc xử lý tài sản thế chấp, Vietcombank Thái Bình nên phát triển dịch vụ cho thuê tài sản vì người vay vẫn có thể giữ nguyên quyền sở hữu tài sản, đồng thời nó cũng giải quyết được những khó khăn về hệ thống pháp lý đã và đang bị ách tắc. nên lựa chọn tài sản đảm bảo phù hợp với cả hai bên Ngân hàng và doanh nghiệp, dễ tìm được thị trường tiêu thụ khi có xảy ra nợ quá hạn.

• Tích cực xử lý các khoản nợ quá hạn đang tồn đọng cũng như các tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh.

Để giảm tỷ lệ nợ quá hạn, không phát sinh nợ quá hạn mới, Vietcombank Thái Bình nên:

 Tăng cường phối hợp cùng các cơ quan hữu quan để xử lý tài sản thế chấp cầm cố, một mặt tích cực học hỏi các Ngân hàng bạn có kinh nghiệm trong việc xử lý tài sản thế chấp, đặc biệt là xử lý tài sản thế chấp bằng quyền sử dụng đất.

 Tăng cường công tác thẩm định và quản lý món vay sau khi giải ngân để giảm sự gia tăng của nợ quá hạn.

 Khi phát sinh nợ quá hạn, Ngân hàng cần phân tích từng loại nợ quá hạn, nợ khó đòi để tìm nguyên nhân phát sinh, trên cơ sở đó phân thành nợ quá hạn có khả năng thu hồi và nợ quá hạn không có khả năng thu hồi. Có biện pháp xử lý thích hợp đối với từng loại nợ.

Đối với những khoản nợ có khả năng thu hồi, Ngân hàng không nên dùng những biện pháp quá mạnh làm cho doanh nghiệp đã khó khăn lại càng khó khăn thêm. Ngân hàng nên đôn đốc doanh nghiệp bán hàng, tìm nguồn trả nợ cho ngân hàng, làm sao thu hồi vốn được nhanh. Ngân hàng nên xem xét và đánh giá thực chất hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị đó còn triển vọng thì Ngân hàng nên nên áp dụng biện pháp khôi phục, mục đích của Ngân hàng là phải cùng

doanh nghiệp trải qua thời kỳ khó khăn tiếp tục cho doanh nghiệp vay vốn để khôi phục sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện trả nợ Ngân hàng.

Đối với các khoản nợ không có khả năng thu hồi mà phải dùng đến biện pháp xử lý bằng tài sản thế chấp, Ngân hàng nên phối hợp với Công ty quản lý nợ , các cơ quan chức năng để xử lý tài sản thế chấp theo đúng pháp luật.

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng TMCP Ngoại thương - Chi nhánh Thái Bình (Trang 41)