Nguyên nhân khách quan:

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng TMCP Ngoại thương - Chi nhánh Thái Bình (Trang 38)

• Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường ngân hàng như Agribank, BIDV, Viettinbank, ACB, Techcombank...

• Môi trường pháp lý

Hệ thống văn bản ban hành liên quan đến hoạt động ngân hàng chưa đồng bộ và chưa phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế. Hệ thống pháp luật ở nước ta tuy đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng vẫn chưa thực sự khoa học, vừa thiếu lại không đồng bộ, thậm chí còn nhiều điểm chồng chéo, mâu thuẫn với nhau giữa các văn bản luật và dưới luật, việc ban hành về cấp độ thì chưa phù hợp, gây khó khăn trong việc tổ chức và thực hiện, cụ thể là :

 Thể lệ tín dụng ngắn hạn là văn bản cốt lõi do thống đốc NHNN ban hành dưới dạng quyết định trong khi đó, thể lệ cho vay đối với hộ sản xuất chỉ là một bộ phận của tín dụng trung và dài hạn thì lại được ban hành dưới hình thức văn bản cao hơn là nghị định của chính phủ và NHNN ban hành thông tư hướng dẫn.

 Việc thực hiện pháp luật của các chủ thể kinh doanh chưa nghiêm, cơ chế đảm bảo thực thi pháp luật kém hiệu lực.

• Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp  Hạn chế về vốn

 Năng lực quản lý còn hạn chế

 Số liệu tài chính của doanh nghiệp không trung thực

3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn của Vietcombank Thái Bình

3.2.1. Nâng cao chất lượng thẩm định dự án

Một hạn chế rất lớn của các NHTM Việt Nam cũng như Vietcombank là năng lực thẩm định dự án. Thẩm định là đánh giá hiệu quả một dự án, một khoản tín dụng trên lý thuyết, đó là công việc mang tính định lượng cũng như tính định tính. Để nâng cao chất lượng thẩm định dự án thì Vietcombank Thái Bình cần phải thực hiện các giải pháp sau:

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng TMCP Ngoại thương - Chi nhánh Thái Bình (Trang 38)