Những yếu kém, hạn chế

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng TMCP Ngoại thương - Chi nhánh Thái Bình (Trang 36)

3 Phân theo đối tượng khách hàng

3.1.2.Những yếu kém, hạn chế

- Chất lượng tín dụng chưa cao, còn nhiều khoản vay phải gia hạn

Mặc dù hiện nay tỷ lệ nợ quá hạn của các khoản vay ngắn hạn ở mức trung bình nhưng hầu hết các khoản vay ngắn hạn đều phải gia hạn nợ, thậm chí có những khoản vay phải gia hạn nhiều lần. Điều này gây ảnh hưởng đến kế hoạch sử dụng vốn của Vietcombank Thái Bình và làm giảm vòng quay của vốn.

- Tình trạng thiếu thông tin

Do thiếu thông tin cần thiết nên việc xét duyệt cho vay nhiều khi chưa chính xác như: không biết rõ tình hình thực tế của doanh nghiệp, sản xuất kinh doanh thua lỗ nhưng vẫn cho vay, hoặc vay để trả nợ ngân hàng theo hình thức đảo nợ.

- Quy trình nghiệp vụ tín dụng phụ thuộc quá nhiều vào đánh giá chủ quan của cán bộ tín dụng

Thực tế hiện nay để thực hiện một món vay thì cán bộ tín dụng là người thực hiện tất cả các công đoạn từ thu thập thông tin, kiểm tra đánh giá, lập hồ sơ...Với quy trình thẩm định khá phức tạp thì trách nhiệm của cán bộ tín dụng là quá lớn và họ sẽ không thực hiện cho vay mà không tránh được mọi khiếm khuyết.

- Chất lượng công tác thẩm định chưa cao, trình độ cán bộ còn nhiều thiếu sót, chưa đáp ứng được những nhu cầu hiện tại

Do chưa có sự phân chia chưa hợp lý trong việc quản lý khách hàng đối với các cán bộ tín dụng nên công tác thẩm định chưa đạt được hiệu quả cao. Hơn nữa công tác thẩm định chưa theo một quy trình cụ thể. Ngân hàng chưa có một văn bản pháp lý cụ thể về các quy trình này dẫn đến việc cán bộ tín dụng phải thực hiện theo kinh nghiệm của mình. Điều này đôi khi dẫn đến nhiều bước trong quá trình thẩm định bị bỏ qua làm ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định tín dụng tại ngân hàng.

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng TMCP Ngoại thương - Chi nhánh Thái Bình (Trang 36)