Kiến nghị với NHNN và các cơ quan chức năng

Một phần của tài liệu iải pháp hạn chế nợ xấu trong cho vay kinh doanh bất động sản tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam - chi nhánh quang trung (Trang 74)

- Tác động đến khách hàng của ngân hàng

3.3.2 Kiến nghị với NHNN và các cơ quan chức năng

 NHNN nên có cơ chế cho NHTM có quyền chủ động trong việc xử lý phát mại tài sản thu hồi nợ. Với nhiều trường hợp, khách hàng vay vốn thế chấp bằng chính dự án bất động sản đang xây dựng, khi khách hàng mất khả năng trả nợ, ngân hàng tiến hành xử lý tài sản đảm bảo thì vấp phải khó khăn. Một trong những khó khăn đó là theo Luật dân sự.

73

 NHNN cần tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động tín dụng của các NHTM. Hoạt động này đóng một vai trò quan trọng trong việc phát hiện các dấu hiệu nợ quá hạn, nợ xấu để ngăn chặn và xử lý rủi ro tín dụng trong cho vay kinh doanh bất động sản của hệ thống ngân hàng. Vì sự hoạt động bất ổn của một ngân hàng cũng sẽ dẫn tới ảnh hưởng đến cả hệ thống ngân hàng. NHNN cần bám sát thực tế hoạt động của từng NHTM để sớm phát hiện và ngăn chặn các sai phạm.

 NHNN cho phép các NHTM được đầu tư hoàn chỉnh thêm vào các tài sản đã được gán nợ còn xây dựng dở dang hoặc bị hư hỏng, xuống cấp; thực hiện các chi phí bảo hiểm bắt buộc để góp phần bảo quản tốt tài sản, hạn chế thiệt hại và có khả năng xử lý được. Nguồn vốn lấy từ vốn kinh doanh để đầu tư, sau đó hạch toán tăng giá trị tài sản nhận gán nợ. Ngân hàng Nhà nước cần hướng dẫn việc hạch toán tài sản đã nhận gắn nợ phù hợp nguyên tắc trả nợ bằng tài sản.

 NHNN cần tiếp tục nghiên cứu kinh nghiệm thực tế, theo dõi và đánh giá hiệu quả các giải pháp cụ thể ở các nước trong khu vực và thế giới để rút kinh nghiệm chủ động ban hành hoặc đề xuất với Chính phủ các cơ chế, quy định nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý thông thoáng và an toàn trong việc giải tỏa, phát mại tài sản thế chấp.

 Chính phủ và NHNN cần tạo hành lang pháp lý để các NHTM có quyền tự chủ đứng ra tổ chức bán tài sản cầm cố, thế chấp để thu hồi vốn đối với các khoản nợ quá hạn, đặc biệt có thể có các chính sách ưu tiên đối với những khoản nợ khó thu hồi phát sinh như miễn thuế, doanh thu, thuế chuyển quyền sử dụng đất, chi thu phí dịch vụ bán đấu giá một lần khi bán được tài sản cầm cố, thế chấp trong trường hợp phát mại tài sản qua các trung tâm bán đầu giá.

 Các cơ quan chức năng cần phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp ra đời của một doanh nghiệp ngoài quốc doanh bằng “vốn ảo”. Mạnh dạn cho giải thể, phá sản doanh nghiệp làm ăn thua lỗ không có khả năng trả nợ ngân hàng quá lâu. Các cơ quan hữu quan nhất là các cơ quan pháp luật cần giúp đỡ ngân hàng trong việc quản lý nợ quá hạn thu hồi vốn cho Nhà nước, xử lý cán bộ ngân hàng nghiêm minh, đúng người đúng tội khi có vi phạm liên quan.

 Đối với các cơ quan thực thi pháp luật như Tòa án, Viện Kiểm sát, Công an, Chính quyền địa phương các cấp cần phối hợp với ngân hàng trong việc xử lý và giải quyết các khoản nợ xấu không có khả năng thu hồi.

 Chính quyền các cấp cùng các cơ quan chủ quan các doanh nghiệp cần nâng cao trách nhiệm của mình trong việc đôn đốc con nợ thực hiện nghĩa vụ thanh toán với ngân hàng.

74

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Chương 3 đã trình bày xu hướng của thị trường BĐS Việt Nam trong tương lai và định hướng về hạn chế nợ xấu trong cho vay kinh doanh BĐS của Chi nhánh BIDV Quang Trung. Bên cạnh đó, ở chương này cũng đã đề xuất và phân tích một số giải pháp hạn chế và quản lý nợ xấu trong cho vay kinh doanh BĐS tại ngân hàng thương mại cổ phần BIDV Việt Nam – chi nhánh Quang Trung liên quan đến xây dựng biện pháp phòng ngừa rủi ro hiệu quả và tăng cường quản lý nợ xấu tại BIDV Quang Trung. Thông qua đó, tác giá có một số đánh giá chung về công tác hạn chế nợ xấu trong cho vay kinh doanh BĐS tại chi nhánh BIDV Quang Trung và một vài kiến nghị với NHNN và các cơ quan chức năng.

KẾT LUẬN

Nền kinh tế Việt Nam đã có rất nhiều thay đổi tích cực từ khi ra nhập WTO. Sự thay đổi này vừa tạo cho nước ta nhiều cơ hội trong mở rộng thị trường, đẩy mạnh tiến bộ khoa học kĩ thuật… nhưng cũng gây ra không ít những thách thức như mức độ cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt hơn, sự ràng buộc của luật pháp quốc tế… cho các doanh nghiệp Việt Nam và các NHTM cũng không phải ngoại lệ. Bên cạnh đó, khi kinh tế thế giới có nhiều biến động sẽ ảnh hưởng rất lớn đến mọi mặt của nền kinh tế Việt Nam, trong đó có lĩnh vực BĐS. Tuy đây không phải là lĩnh vực quá mới mẻ với các nhà đầu tư Việt Nam nhưng sự thiếu chuyên nghiệp trong quản lí, điều hành thị trường BĐS, hay những “bong bóng BĐS” luôn đẩy thị trường còn non trẻ của nước ta vào khủng hoảng. Điều đó không chỉ ảnh hưởng tới các nhà đầu tư và các khách hàng trên thị trường mà còn tác động trực tiếp tới những “chủ nợ” là các NHTM tại Việt Nam.

Trong những năm gần đây, hệ thống NHTM Việt Nam đã có những bước chuyển mình đáng kể. Tuy nhiên, nợ xấu nói chung và nợ xấu trong cho vay kinh doanh BĐS hiện nay đang là vấn đề đáng lo ngại, gây nhiều khó khăn cho các NHTM và gây ra những bất ổn trong hệ thống tài chính quốc gia. Măc dù, nợ xấu trong cho vay kinh doanh BĐS phát sinh đa phần do những nguyên nhân khách quan như bất ổn kinh tế, chính trị… song không thể phủ nhận được một phần không nhỏ xuất phát từ sự chủ quan của các NHTM. Khi nợ xấu trong lĩnh vực cho vay kinh doanh BĐS xảy ra sẽ gây ra những thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế. Bởi BĐS là loại hàng hóa vô cùng đặc biệt, đóng vai trò cực kì quan trọng trong nền kinh tế, khi hàng hóa này được lưu thông tốt tất yếu nền kinh tế sẽ tăng trưởng tốt và ngược lại, khi thị trường này bị ngưng trệ sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều yếu tố khác của nền kinh tế như sản xuất vật liệu xây dựng, nhân công xây dựng, doanh thu của chủ đầu tư xây dựng, các khoản cho vay BĐS của NHTM… Bởi vậy, hiện nay hạn chế nợ xấu trong cho vay kinh doanh BĐS đang là một bài toán khó chưa có lời giải đáp.

Sau quá trình nghiên cứu tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) – Chi nhánh Quang Trung, trải qua việc phân tích thực trạng nợ xấu, nguyên nhân cũng như giải pháp quản lí nợ xấu trong cho vay kinh doanh BĐS tại chi nhánh. Em nhận thấy đây là một đề tài lớn, được nhiều ngân hàng và nhà chuyên môn nghiên cứu và phát triển đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế hiện nay. Trong khuôn khổ khóa luận không thể không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những đóng góp của các thầy cô để khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn.

Một phần của tài liệu iải pháp hạn chế nợ xấu trong cho vay kinh doanh bất động sản tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam - chi nhánh quang trung (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)