0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Về xây dựng biện pháp phòng ngừa rủi ro hiệu quả

Một phần của tài liệu IẢI PHÁP HẠN CHẾ NỢ XẤU TRONG CHO VAY KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH QUANG TRUNG (Trang 64 -64 )

- Tác động đến khách hàng của ngân hàng

3.2.1 Về xây dựng biện pháp phòng ngừa rủi ro hiệu quả

Chi nhánh đã xây dựng chiến lược quản lý rủi ro phù hợp với chiến lược kinh doanh của bản thân ngân hàng trong từng thời kỳ và có thể được điều chỉnh một cách linh hoạt tùy theo diễn biến thị trường tín dụng. Chiến lược quản lý rủi ro của ngân hàng nói chung nhằm hạn chế nợ xấu trong cho vay kinh doanh bất động sản phát sinh đã bước đầu phù hợp với những điểm mạnh điểm yếu của ngân hàng, các cơ hội cũng như các mối đe doạ từ môi trường kinh doanh.

Đối với thị trường bất động sản, các khách hàng hoạt động trong lĩnh vực này phần lớn sử dụng bất động sản là tài sản thế chấp. Khi thị trường xuống dốc, các ngân hàng đồng loạt siết nợ thì khách hàng buộc phải đẩy mạnh bán nhà đất khiến thị trường dư thừa nguồn cung. Trong khi đó, nếu cầu tăng chậm, thậm chí còn giảm khiến giá bất động sản liên tục giảm. Giá trị tài sản thế chấp theo đó cũng bị giảm mạnh, thậm chí xuống dưới mức giá được tính thế chấp khi vay, đồng thời ngân hàng cũng khó có thể bán tài sản đảm bảo để thu hồi nợ. Chính điều này càng khiến các

63

ngân hàng hiện nay hết sức thận trọng trong cho vay các khách hàng có liên quan đến lĩnh vực BĐS.

Ngoài ra, cho vay kinh doanh bất động sản dù lãi suất cao nhưng không có dịch vụ cộng thêm, thời gian cho vay dài, tiềm ẩn rủi ro lớn trong khi các ngân hàng bị khống chế tỷ lệ tín dụng trung, dài hạn. Tuy nhiên, chiến lược quản lý rủi ro của ngân hàng vẫn còn chưa được cụ thể hóa, chưa được quán triệt nhất quán cho tất cá các bộ phận trong ngân hàng. Mặt khác, chiến lược này chỉ được tiếp cận dưới góc độ quản lý rủi ro của các khoản cho vay riêng biệt mà vẫn chưa tiếp cận dưới góc độ quản trị danh mục tín dụng.

Bởi vậy, chi nhánh cần nhận thức rõ được những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra trước khi chấp nhận cho khách hàng vay vốn đặc biệt là trong lĩnh vực cho vay kinh doanh BĐS để phòng ngừa và hạn chế đến mức tối thiểu các khoản nợ xấu phát sinh trong lĩnh vực này gây ảnh hưởng xấu tới tình hình tín dụng của chi nhánh.

Bên cạnh đó, xây dựng và thực hiện quy trình quản lý tín dụng cũng là một nhiệm vụ rất quan trong trong ngân hàng. Chi nhánh đã thực hiện nghiêm ngặt quy trình quản lý tín dụng trong cho vay kinh doanh BĐS: từ khâu thẩm định, giải ngân cho vay đến các khâu kiểm tra trước và sau khi cho vay… Việc xây dựng, thực hiện và quản lý nghiêm ngặt quy trình quản lý tín dụng đã giúp cho chi nhánh tránh được rủi ro các khoản nợ xấu phát sinh, phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các sai phạm và các thiếu sót trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngoài ra, chi nhánh cùng cần thường xuyên tiến hành kiểm tra, giám sát tất cả các loại hình tín dụng theo định kỳ nhất định, xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung quá trình kiểm tra một cách thận trọng và chi tiết, kiểm soát và theo dõi thường xuyên những khoản cho vay lớn, quản lý chặt chẽ và thường xuyên các khoản tín dụng có vấn đề.

Ngoài ra, chi nhánh cần tiếp tục hoàn thiện khâu đánh giá rủi ro, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng và xếp hạng khách hàng. Khâu đánh gía rủi ro được đánh giá là khâu quyết định trong việc hạn chế rủi ro tín dụng. Mỗi một ngân hàng có một quy trình chấm điểm và xếp hạng riêng, tuy nhiên mỗi quy trình đáng giá đề mang tính chủ quan và nhiều khi chưa bao hàm được nhiều trường hợp xảy ra trong thực tế.

Đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng bao gồm: Xác định đúng nguồn thu, phân tích đánh giá khả năng thu, thời điểm thu nợ và làm cam kết cùng khách hàng thực hiện là việc làm rất quan trọng đảm bảo thực hiện được những cam kết đối với Ban lãnh đạo Chi nhánh đồng thời là cơ sở để thực hiện các cam kết trong hợp đồng tín dụng. Sau khi cùng tháo gỡ khó khăn, nếu khách hàng vẫn không thực hiện được, thì việc chấm dứt cho vay vừa đảm bảo tính pháp lý vừa đảm bảo văn hoá kinh doanh Chi nhánh.

64

Quy trình chấm điểm tín dụng khách hàng hiện nay chi nhánh đang sử dụng là quy trình khá chuẩn và được nhiều ngân hàng thương mại sử dụng. Thể hiện sự thành công ở những kết quả hoạt động hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng. Hệ thống này cho phép nhân viên tín dụng đánh giá trên các tiêu chí về tài chính, pháp lý, quy mô hoạt động. Việc xếp hạng dựa trên kết quả đánh giá rủi ro và đánh giá tài sản đảm bảo. Hệ thống này đã và đang giúp ích rất nhiều cho hoạt động của ngân hàng cho nên tiếp tục duy trì và hoàn thiện quy trình này là điều rất cân thiết.

Hiện nay ở chi nhánh cán bộ quá chú trọng tới nguồn thu nợ thứ hai (từ tài sản bảo đảm) trong khi nguồn thu nợ thứ nhất (từ phương án, dự án kinh doanh) ít được đề cập tới. Trong khi đây là nguồn trả nợ chính của khách hàng. Cán bộ tín dụng nên tiến hành đối chiếu phân tích tình hình sử dụng vốn vay, tính toán xác định nguồn thu, đánh giá khả năng trả nợ trên cơ sở đó làm cam kết và lộ trình trả nợ cụ thể với khách hàng. Cán bộ tín dụng phải xác định nguồn thu và đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng thông qua thứ tự ưu tiên: thu từ phương án, dự án kinh doanh (nguồn thu thứ nhất) tiếp đến thu từ phát mại tài sản bảo đảm (nguồn thu thứ 2 hay còn gọi là nguồn thu dự phòng) và cuối cùng là thu từ nguồn thu khác như: từ sản xuất kinh doanh, từ nguồn tài trợ, vốn khác... Trong quá trình xác định nguồn thu, đánh giá khả năng thu, làm cam kết với khách hàng về tiến độ trả nợ cán bộ cần kết hợp đánh giá, kiểm tra tính chính xác của các số liệu, xu hướng phát triển (xấu đi hay tốt dần) để có kế hoạch đầu tư đúng đắn đảm bảo an toàn, hiệu quả.

Ngoài ra, doanh nghiệp chỉ có thể lấy một phần lợi nhuận trả nợ còn vốn quay vòng tái sản xuất đảm bảo hoạt động bình thường. Đối với doanh nghiệp còn quan hệ tín dụng thì dùng để trả nợ cũ vay mới, đối với doanh nghiệp đã cắt quan hệ tín dụng với chi nhánh thì bằng mọi cách họ không thể trả nợ. Tuy nhiên, cán bộ vẫn phải tính toán để biết được doanh nghiệp còn sản xuất hay không và sản xuất có lãi hay lỗ ? Để đánh giá chính xác doanh nghiệp sản xuất lỗ hay lãi và khẳng định có lợi nhuận để trả nợ hay không ? Cần lưu ý một số khoản chi phí mà doanh nghiệp hay trốn như khấu hao tài sản cố định, lãi vay ngân hàng... Đặc biệt chú ý phải hạch toán, phân bổ số phải trích, phải trả theo quy định chứ không phải hạch toán, phân bổ số đã trích, đã trả như rất nhiều doanh nghiệp hiện đang làm vì mục đích làm sai lệch kết quả kinh doanh. Hình thức tiếp tục cho vay nuôi nợ, phải được thẩm định rất thận trọng cho từng phương án và khi đã cho vay cần phải tăng cường công tác quản lý để đạt mục đích giảm nợ.

Ngoài các khoản thu trên có thể doanh nghiệp còn một số khoản khác có thể thu được như các nguồn kinh phí hỗ trợ từ đơn vị chủ quản, các khoản đầu tư đến hạn, bán các tài sản khác, phát hành cổ phiếu... cần phải được thẩm định, đánh giá cụ thể cho từng trường hợp.

65

Một phần của tài liệu IẢI PHÁP HẠN CHẾ NỢ XẤU TRONG CHO VAY KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH QUANG TRUNG (Trang 64 -64 )

×