- Chi nhánh thực hiện các nghiệp vụ tín dụng và các dịch vụ ngân hàng chủ yếu là: + Cho vay dài hạn, trung hạn, ngắn hạn theo cơ chế hiện hành bằng VND và
2.4.1 Kết quả hoạt động kinh doanh tại NHTM cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV chi nhánh Quang Trung
Nam BIDV - chi nhánh Quang Trung
Theo báo cáo tài chính hợp nhất năm 2012 của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) thì tổng tài sản tăng 19,3%, huy động vốn tăng 26,1% so với năm 2011 trong khi tỷ lệ nợ xấu tại thời điểm cuối năm 2012 ở mức 2,9%, riêng nợ xấu trong cho vay kinh doanh BĐS chiếm 1,3%. Theo đó, năm 2012 ngân hàng đạt mức tăng tổng tài sản 19,3% so với năm 2011, lên 492.201 tỷ đồng và ở vị trí lớn thứ 2 trong toàn ngành, chỉ sau Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank). Huy động vốn của ngân hàng cũng tăng mạnh trong năm qua, với mức tăng lên tới 26,1% so với năm 2011 và vượt 30% so với kế hoạch đề ra, đạt hơn 360.000 tỷ. Mức tăng huy động này cũng vượt xa so với mức tăng huy động của toàn ngành (xấp xỉ 16%).
Mặc dù tình hình kinh tế trong nước và quốc tế trong năm 2012 có nhiều biến động, ảnh hưởng đến tình hình tài chính của khách hàng cũng như hoạt động kinh doanh của ngân hàng, song chất lượng tín dụng của BIDV vẫn được kiểm soát. Năm 2012, dư nợ đủ tiêu chuẩn (nợ nhóm 1) tăng cả về số tuyệt đối lẫn tỷ trọng trong tổng dư nợ của BIDV. Tỷ lệ nợ xấu của BIDV sau khi kiểm toán ở mức 2,9%. Trong giai đoạn 2010 - 2012, tỷ lệ nợ xấu của khối ngân hàng tiếp tục được kiểm soát ở mức dưới 3%. Để có được kết quả khả quan trên là do công tác quản lý chất lượng tín dụng và công tác xử lý nợ xấu tiếp tục được phát huy và chú trọng. BIDV chú trọng quan hệ tín dụng đối với những khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, đồng thời nỗ lực vừa
41
kiểm soát không để phát sinh nợ xấu, tìm mọi cách để giảm nợ xấu hiện hữu trong điều kiện nền kinh tế gặp khó khăn.
Nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, BIDV liên tục cải tiến, hoàn thiện các công cụ quản lý rủi ro theo thông lệ quốc tế. Sau 06 năm thực hiện phân loại nợ theo Điều 7 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, BIDV đang tiến hành nghiên cứu chỉnh sửa hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đáp ứng yêu cầu mới, đồng thời xây dựng các công cụ quản lý danh mục tín dụng và bộ các dấu hiệu cảnh báo sớm rủi ro tín dụng.
Trong giai đoạn 2010 - 2012, thực hiện tốt sự chỉ đạo của Hội sở chính, BIDV Quang Trung đã có kết quả kinh doanh tương đối tốt so với các chi nhánh khác của BIDV. Về tăng trưởng tín dụng, dù BIDV đạt mức tăng tín dụng năm 2012 lên tới 16,5% nhưng chi nhánh vẫn có mức tăng vượt trội hơn hẳn xấp xỉ 18%. Nếu loại trừ dư nợ cho vay bằng nguồn ADB và dư nợ đối với các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư ở nước ngoài, người không cư trú thì tăng trưởng thực tế đạt 17,1%.
Về chất lượng nợ, BIDV Quang Trung cho biết đã thực hiện đồng bộ các biện pháp kiểm soát nợ xấu bao gồm rà soát, phân loại khách hàng; giám sát chặt chẽ nợ cơ cấu; và quyết liệt xử lý rủ ro chuyển ngoại bảng, góp phần lành mạnh hóa bảng cấn đối kế toán, bên cạnh việc miễn giảm lãi cho khách hàng có thiện chí trả nợ, nên nợ xấu của chi nhánh đến thời điểm cuối năm 2012 chỉ ở mức 0,015% . So với tổng nợ xấu của cả BIDV là 2,9% thì nợ xấu của BIDV Quang Trung chỉ chiếm một phần rất nhỏ chứng tỏ chất lượng tín dụng của chi nhánh và năng lực quản trị rủi ro tín dụng khá tốt.
Tuy nhiên, nếu xét về tổng thế thì nợ nhóm 2 do các khoản nợ này được chuyển sang nợ nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5 tức là các khoản nợ có rủi ro rất cao. Năm 2011, so với tổng dư nợ cho vay tính đến thời điểm trên (không tính cho vay bằng vốn ODA và cho vay ủy thác), các nhóm nợ trên chiếm tỉ lệ 2,84%. Đây là tổng các nhóm nợ dưới tiêu chuẩn, nghi ngờ và có khả năng mất vốn của BIDV tính đến thời điểm 31/12/2011 theo báo cáo tài chính riêng lẻ đã được công bố. Trong đó nợ dưới tiêu chuẩn là gần 4.970 tỉ đồng, nợ nghi ngờ là 406 tỉ đồng và nợ có khả năng mất vốn là 2.348,9 tỉ đồng. Trong khi đó, năm 2012 do nền kinh tế vẫn chưa có những dấu hiệu khởi sắc đáng kể nên tỉ lệ nợ xấu giảm không đáng kể là khoảng 2,9%..
Tín dụng là hoạt động then chốt đem lại phần lớn lợi nhuận trong hoạt động Ngân hàng. Vì vậy, trong định hướng hoạt động của mình, Ngân hàng TMCP BIDV Việt Nam nói chung và chi nhánh Quang Trung nói riêng luôn chú trọng đến công tác tín dụng. Tuy nhiên việc phát triển tín dụng đòi hỏi phải phát triển cả lượng và chất. Trong điều kiện nền kinh tế vừa trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính 2008- 2010 thì những năm vừa qua là thời điểm đặc biệt khó khăn với ngành ngân hàng cũng như là BIDV Quang Trung. Nhờ có việc thực hiện hiệu quả chính sách sử dụng vốn,
42
chính sách khách hàng mà BIDV Quang Trung vẫn đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tính đến 30/6/2013 thì dư nợ của chi nhánh đạt 3.590.000 tỷ đồng.
Doanh số cho vay của BIDV Quang Trung trong năm 2012 có sự tăng tương đối mạnh từ mức 1.810 tỷ năm 2011 lên tới 2.160 tỷ năm 2012 tương đương với mức tăng 19.34% (Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm BIDV Quang Trung ). Lý do của sự tăng mạnh này là do gói kích cầu của chính phủ trong thời gian khủng hoảng tài chính tiền tệ với chủ trương hạ lãi suất để các doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhiều cơ hội tiếp cận được với nguồn vốn. Nhưng bước sang tới quý 2 năm 2013 với gói hỗ trợ đã hết, các ngân hàng lại rơi vào cuộc cạnh tranh lãi suất mạnh mẽ nhằm huy động vốn do đó mà doanh số cho vay năm 2013 tụt giảm xuống còn 1.250 tỷ đồng tức giảm 72.80% so với năm 2012 và 44.80% so với năm 2011.
Biểu đồ 2.2 Tình hình tín dụng của BIDV Quang Trung
Đơn vị: tỷ đồng 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 31/12/2011 31/12/2012 30/06/2013
Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Dư nợ
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm BIDV Quang Trung ) Cùng với sự thay đổi của doanh số cho vay là sự thay đổi của doanh số thu nợ qua các năm với mức thay đổi tương đương. Tuy nhiên, từ cuối năm 2011 đến năm 2012, nền kinh tế thế giới cũng như tại Việt Nam đã dần phục hồi và phát triển vượt bậc, các doanh nghiệp đã bắt đầu làm ăn hiệu quả và thực hiện các nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng trong năm 2013 cũng như nợ quá hạn năm trước đó. Điều đó giải thích tại sao năm 2013 với doanh số cho vay khiêm tốn ở mức 1.250 tỷ đồng nhưng doanh số thu nợ lại ở ngưỡng 1.700 tỷ đồng với mức chênh lệch là 450 tỷ đồng.
43
Đầu năm 2011, đối mặt với lạm phát tăng cao, việc thắt chặt tiền tệ đã gây không ít khó khăn cho nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng. Các ngân hàng phải tăng lãi suất cho vay khiến càng ít doanh nghiệp vay vốn, làm cản trở đến việc kinh doanh của ngân hàng. Cũng bởi vì lãi suất cao nên khả năng trả nợ của các con nợ bị giảm sút, việc thu hồi nợ càng trở nên khó khăn hơn, các khoản nợ xấu gia tăng nhanh chóng, nhất là nợ xấu trong cho vay kinh doanh BĐS làm tăng rủi ro của các ngân hàng. Do đó ngân hàng dè dặt trong việc cho vay vốn.
Sang đến năm 2012, NHNN thực hiện điều chỉnh linh hoạt, thận trọng chính sách tiền tệ, lãi suất và tỷ giá để đảm bảo góp phần thực hiện một cách hài hòa giữa các mục tiêu đó là: ngăn ngừa suy giảm kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng kinh tế hợp lý; kiềm chế lạm phát; ổn định tỷ giá. Có thể nói, năm 2012 là năm đầy thách thức với việc điều hành chính sách tiền tệ trong bối cảnh tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu, kinh tế trong nước có phần suy giảm. Song NHNN đã điều chỉnh thành công chính sách tiền tệ và góp phần quan trọng trong mục tiêu kinh tế - xã hội năm 2012 đã được Quốc hội thông qua.
Bước sang năm 2013 với sự khởi sắc của nền kinh tế trong nước và khu vực. Tại Việt Nam, tăng trưởng kinh tế khả quan trong năm 2013, đáng lưu ý là sản xuất công nghiệp phục hồi ấn tượng, tăng trưởng gần 14% tuy nhiên với chất lượng tăng trưởng vẫn còn thấp. Áp lực lạm phát gia tăng gây bất ổn trong nền kinh tế mà nguyên nhân do cộng hưởng các yếu tố như thiên tai, giá cả hàng hóa thế giới tăng, tiền đồng bị mất giá và cung tiền tăng mạnh