+ Giá trị tài sản đảm bảo “bốc hơi”
Khi nợ xấu xảy ra, có rất nhiều biện pháp để có thể thu hồi nợ xấu đang được áp dụng trong toàn hệ thống ngân hàng. Hiện nay, những biện pháp được các ngân hàng thực hiện để thu hồi nợ chủ yếu là thanh lý tài sản đảm bảo nợ hoặc khởi kiện ra tòa án. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia tài chính ngân hàng cho rằng, trên thực tế, việc thực hiện xử lý nợ xấu, nhất là nợ nhóm 5, thông qua việc xử lý tài sản đảm bảo nợ gặp không ít khó khăn, tiến trình xử lý mất rất nhiều thời gian và thủ tục, giá trị thu hồi thấp do nhiều nguyên nhân. Tình trạng phổ biến hiện nay là nhiều giá trị tài sản đảm bảo nợ đã “bốc hơi” rất mạnh so với thời điểm vay vốn, ví dụ như giá trị các cổ phiếu, giá trị BĐS giảm mạnh như hiện nay. Đây chính là nguyên nhân đầu tiên còn rất nhiều vướng mắc trong việc xử lí, thu hồi các khoản nợ xấu. Điều này khiến chi nhánh rất khó xử lý tài sản đảm bảo nợ, nếu xử lý thì chỉ thu hồi được một phần nợ.
Ngoài ra, một khó khăn khác mà chi nhánh thường gặp phải là khi tài sản đảm bảo được thanh lý thì số tiền thu được lại được ưu tiên chi trả trước cho những khoản nợ theo phân chia theo thứ tự ưu tiên, ví dụ như khi thanh lý được tài sản đảm bảo phải ưu tiên thực hiện nghĩa vụ nộp thuế nhập khẩu, vì hầu hết các thiết bị này đều được miễn thuế nhập khẩu do thường được coi là tài sản cố định khi thành lập công ty...
Không chỉ có vậy, nếu tài sản đảm bảo chính là các dự án đầu tư, hay một số BĐS khác thì việc phân chia quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ trả nợ sẽ rất khó khăn. Ví dụ như BIDV Quang Trung cho vay một phần tại dự án Khu đô thị mới Ecopark. Khi chủ đầu tư về hạ tầng của dự án không đủ khả năng trả nợ buộc ngân hàng siết nợ, nhưng khách hàng là những nhà đầu tư nhỏ lẻ cũng đã bỏ 70% vào tài sản của từng cá nhân, chờ đến ngày giao nhà sẽ trả nốt 30% còn lại. Nếu ngân hàng siết nợ trên số tiền vay của chủ đầu tư, chắc chắn toàn bộ giá trị tài sản sẽ bị thu hồi phong tỏa, và rất có thể các khách hàng sẽ mất trắng. Điều này dẫn đến việc thực hiện xử lý nợ xấu thông qua xử lý tài sản đảm bảo nợ thường kéo dài, tốn kém về tài chính.
Trên thực tế nhiều tài sản đảm bảo do thiếu hợp tác từ phía khách nợ khiến ngân hàng gặp không ít khó khăn trong việc xử lý tài sản đảm bảo nợ khi khách nợ không hợp tác, cố tình kéo dài thời gian trả nợ, thời gian bàn giao tài sản... Nếu không đạt được sự thoả thuận với khách hàng ngân hàng chỉ còn cách chuyển hồ sơ khởi kiện ra tòa án, thậm chí yêu cầu tòa mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp. Nhưng với cách
49
làm này thời gian xử lý mất từ 3 - 4 năm cũng là một khó khăn đối với ngân hàng. Cái khó của ngân hàng đối với xử lý nợ xấu không phải là thanh lý được tài sản đảm bảo mà là phải đưa được số tài sản, dây chuyền, máy móc đó hoạt động, sản xuất trở lại. Đây mới là cái gốc của xử lý nợ xấu bởi nếu chỉ bán nợ xấu từ chủ nợ này sang một chủ nợ khác thì cũng chỉ là hình thức. Tuy nhiên, để thực hiện được điều này phụ thuộc rất nhiều vào sự hồi phục của nền kinh tế.
+ Chưa cập nhật hết được những thông tin chính xác, tức thời về thị trường BĐS Việt Nam và ý thức cung cấp những thông tin chưa chính xác cho ngân hàng xin vay vốn.
Thị trường BĐS Việt Nam có tới 90% là các nhà đầu tư trong nước. Họ có lợi thế về nguồn đất nhưng bất lợi về nguồn vốn và thiếu tính chuyên nghiệp. Các doanh nghiệp BĐS đa số có vốn tự có thấp, hoạt động chủ yếu dựa vào các định chế tài chính tín dụng, vốn huy động ứng trước từ người mua.
Các doanh nghiệp tham gia vào thị trường BĐS chỉ chú trọng vào các tính toán ngắn hạn, kể cả tư duy về đầu tư, về cách tạo vốn phát triển thị trường, trong khi thị trường BĐS chính quy cần những chiến lược trung và dài hạn. Phần lớn các doanh nghiệp các doanh nghiệp không có hoặc có rất ít hoạt động marketing chuyên nghiệp, không giữ đúng cam kết, không đúng tiến độ thi công, sản phẩm không đạt chất lượng, tiến hành đầu tư các dự án tràn lan mà không có khả năng giám sát, quản lí, không có kinh nghiệm trong lĩnh vực BĐS, nguồn vốn không được sử dụng đúng mục đích.
Khi thực hiện dự án đầu tư, đa số doanh nghiệp không có những nghiên cứu thị trường để đưa ra chiến lược kinh doanh thích hợp. Nhiều doanh nghiệp do không am hiểu thị trường đã dẫn đến đầu tư tràn lan, lãng phí, thậm chí đầu cơ, tác động xấu đến thị trường. Nợ xấu trong cho vay kinh doanh BĐS đang gia tăng gây mối nguy hại lớn cho nền kinh tế và trực tiếp ảnh hưởng đến các doanh nghiệp, vấn đề hàng đầu được đặt ra vào lúc này làm sao xử lý giảm bớt tỷ lệ nợ xấu này. Thông điệp của Chính phủ gần đây cũng cho thấy rằng, giải quyết nợ xấu chủ yếu trong lĩnh vực BĐS là nhiệm vụ hàng đầu trong kế hoạch cải tổ hệ thống ngân hàng. Nợ xấu ngân hàng đã trở thành vấn đề của quốc gia, đặc biệt nợ xấu trong cho vay kinh doanh BĐS đang gây cản trở rất lớn đến sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, do đây là mặt hàng vô cùng nhạy cảm trên thị trường. Chính vì vậy cần Nhà nước bắt tay vào giải quyết chứ không nên để các NHTM tự xoay xở. Trong 20 năm qua, từ kinh nghiệm của các quốc gia từng gặp vấn đề nợ xấu như Hàn Quốc, Mỹ đều chọn cách xử lý thông qua việc mua bán nợ và đã thành công.
Bên cạnh khó khăn chung của nền kinh tế, nguyên nhân chính làm gia tăng nợ xấu xuất phát từ chính bên trong ngân hàng. Do đó, tìm kiếm giải pháp nhằm chặn đà tăng của nợ xấu trong lĩnh vực cho vay kinh doanh BĐS, giảm thiểu tác động bất lợi
50
của nợ xấu đối với chi nhánh nói riêng và toàn hệ thống ngân hàng nói chung. Nền kinh tế phải bắt đầu từ chính các ngân hàng, đồng thời không xem nhẹ nguyên nhân từ chính sách điều hành chung.
Đến thời điểm hiện nay nợ xấu đã tăng lên khá nhanh, do những lý do khác nhau, đặc biệt là tác động từ môi trường kinh doanh. Theo số liệu mà cơ quan Thanh tra giám sát của NHNN vừa công bố chính thức mới đây, con số nợ xấu hiện nay của Việt Nam 8,6%, tương đương 202 nghìn tỷ đồng, riêng bản thân BIDV Quang Trung theo con số mới được công bố gần đây nhất là khoảng hơn 500 triệu. Trong khi đó, khi thị trường biến động, các doanh nghiệp phải chịu áp lực tài chính rất lớn, có nguy cơ bị phá sản, không trả được nợ vay ngân hàng.
Một rủi ro khác là việc khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật về tình hình tài chính kinh doanh, tính thanh khoản, quản trị điều hành của doanh nghiệp, về tính khả thi của dự án, phương án vay vốn. Hoặc khách hàng có hành vi gian lân và tham nhũng, cố ý làm trái. Ví dụ như tạo hồ sơ giả và công chứng giả để đi thế chấp, dùng một tài sản để thế chấp và cầm cố ở nhiều ngân hàng, thuê nhà của chủ sở hữu khác để đưa đi thế chấp, mượn tài sản của người khác để cầm cố, sử dụng con dấu, giấy tờ của doanh nghiệp đã giải thể để cấu kết với cán bộ tín dụng làm thủ tục vay vốn.