CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN THẺ TẠI NGÂN HÀNG VPBANK – CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ
2.2.2 Thực trạng thanh toán thẻ tại VPBank Việt Nam nói chung và VPBank chi nhánh Đông Đô nói riêng
Ngân hàng VPBank đã tham gia thị trường thẻ 6 năm với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng đã đưa VPBank trở thành 1 trong những Ngân hàng hàng đầu Việt Nam về phát hành trên thị trường thẻ.
Việc đa dạng hóa sản phẩm không ngừng của VPBank không chỉ cho thấy chiến lược phát triển của ngân hàng mà còn thể hiện những nỗ lực nhằm hạn chế sử dụng tiền mặt trong lưu thông.
Tận dụng lợi thế về mạng lưới rộng khắp trên toàn quốc với rất nhiều chi nhánh và phòng giao dịch cùng đội ngũ nhân viên tận tâm, mặc dù VPBank không thực hiện nhiều chương trình miễn giảm phí phát hành thẻ nào nhưng tổng số lượng thẻ phát hành của VPBank trong năm 2010 vẫn đạt hiệu quả cao, tăng 51% so với cùng kỳ năm 2009. Tốc độ tăng trưởng những năm gần đây về số lượng và doanh số thanh toán qua thẻ của VPBank luôn tăng cao hơn so với tốc độ trung bình của thị trường. Bên cạnh việc tăng trưởng về mặt số lượng, các chỉ tiêu phản ánh về mặt chất lượng dịch vụ của VPBank cũng đạt mức tăng trưởng khá cao, đặc biệt cao hơn nhiều so với chỉ tiêu về mặt số lượng, cụ thể: doanh số và số món giao dịch tăng 112% so với năm 2009, cao hơn số lũy kế của các năm trước đó cộng lại; tỷ lệ các giao dịch không thành công chiếm tỷ lệ thấp, hệ thống ATM/EDC hoạt động ổn định, an toàn…
Để phát triển thị trường thẻ, thì sự thuận tiện trong giao dịch thanh toán là yếu tố quan trọng hàng đầu trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ. Bởi vậy, ngay từ khi gia nhập thị trường thẻ, VPBank đã tập trung phát triển mở rộng mạng lưới chấp nhận thanh toán để dần dần tạo lập thói quen sử dụng thẻ của người dân. Tính đến tháng 12/2010, VPBank là ngân hàng có mạng lưới ATM rộng khắp tại Việt Nam với 100% máy ATM được trang bị chức năng phòng chống sao chép trái phép thông tin chủ thẻ và mã hóa thông tin bàn phím.Cùng với mạng lưới hơn
2.000 EDC/POS đã góp phần không nhỏ nhằm tạo sự tiện lợi và tiết kiệm thời gian giao dịch cho khách hàng, phục vụ không chỉ cho các chủ thẻ của VBBank mà còn phục vụ cho hàng triệu khách hàng của các ngân hàng thành viên trong liên minh Banknetvn, Smartlink, VNBC… Bên cạnh việc mở rộng phát triển mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ, VPBank còn tập trung đẩy mạnh tăng trưởng doanh số thanh toán tại EDC/POS (năm 2010 tăng 62% so với cùng kỳ năm trước). Ngoài ra, VPBank còn liên tục kết nối thanh toán với nhiều tổ chức chuyển mạch thẻ, như: JCB, China Union Pay, Smartlink…
Là chi nhánh VPBank Việt Nam, Ngâng hàng VPBank chi nhánh Đông Đô tuy mới hoạt động được 4 năm nhưng nhờ uy tín của thương hiệu VPBank cũng đã bước đầu đạt được những kết quả đáng ghi nhận về doanh số phát hành thẻ, cụ thể như sau:
Bảng 2.7 Doanh số phát hành thẻ của VPBank chi nhánh Đông Đô trong 3 năm 2009 – 2011
(Đơn vị: thẻ)
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Loại thẻ Thực trọngTỷ Thực trọngTỷ Thực trọngTỷ
hiện % hiện % hiện %
Thẻ ghi nợ nội địa
Autolink 6474 97.4 6675 96.7 9552 94.5
Thẻ ghi nợ quốc tế
Thẻ tín dụng quốc tế
Mastercard mc2 Credit 50 0.79 70 1.05 190 1.8
Tổng số thẻ phát hành 6644 100 6900 100 10112 100
Dựa vào bảng thống kê trên ta nhận thấy số lượng thẻ phát hành trong 3 năm từ 2009 đến 2011 liên tục tăng lên.Năm 2010 số lượng thẻ có tăng so với năm 2009 nhưng cũng không đáng kể, cụ thể tăng 256 thẻ ( chỉ tăng 3.85%), trong đó thẻ MasterCard mc2 Debit tăng 0.44%, thẻ MasterCard mc2 Credit tăng 1.45% Năm 2011 có số lượng thẻ phát hành tăng cao nhất, tăng 3212 thẻ so với năm 2010 (tương đương tăng 46.5%), trong đó thẻ ghi nợ quốc tế MasterCard mc2 Debit tăng 215 thẻ (tăng 1.45%), thẻ Mastercard mc2 Credit tăng 120 thẻ (tương đương 0.75%). Ta có thể thấy thẻ ghi nợ nội địa luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong các loại thẻ phát hành. Điều này thể hiện thói quen chi tiêu bằng thẻ đang dần hình thành trong tập quán tiêu dùng của KH. Bên cạnh đó phải kể đến quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc trả lương công nhân viên hưởng lương từ NSNN qua thẻ cũng góp phần làm tăng số lượng thẻ nội địa phát hành. Tuy qua 3 năm số lượng thẻ Autolink tăng lên nhưng tỷ trọng của nó lại giảm đi. Sở dĩ có điều này vì VPBank chi nhánh Đông Đô đã có những biện pháp quảng cáo, giới thiệu tích cực 2 loại thẻ ghi nợ quốc tế và tín dụng quốc tế đến KH làm chúng trở nên phổ biến hơn, nhờ đó mà số lượng phát hành 2 loại thẻ này cũng tăng lên. Nhìn chung thì thẻ ghi nợ quốc tế có số lượng phát hành lớn hơn thẻ tín dụng quốc tế vì loại thẻ này sử dụng trên cơ sở số dư trên tài khoản của khách hàng, ưu thế hơn hẳn thẻ tín dụng , phát hành bằng hình thức thế chấp, do đó đã thu hút nhiều khách hàng đến phát hành thẻ Mastercard mc2.
Đây là thách thức thật sự với hoạt động phát hành thẻ tín dụng của VPBank Việt Nam , đòi hỏi VPBank Việt Nam phải nghiên cứu, phát triển tính năng, công dụng của thẻ tín dụng Mastercard mc2. nhằm duy trì sự tăng trưởng trong hoạt động phát hành thẻ quốc tế.
Để có thể đánh giá một cách chính xác về tính hiệu quả của hoạt động thanh toán thẻ của VPBank chi nhánh Đông Đô, ta còn phải xem xét doanh số sử dụng thẻ của chi nhánh trong 3 năm vừa qua. Bởi thực tế số lượng thẻ phát hành tuy nhiều nhưng số lượng “thẻ rác” cũng không phải là ít. Nhiều thẻ được phát hành ra nhưng lại chẳng được duy trì sử dụng. Điều này gây lãng phí một khoản tiền rất lớn cho việc phát hành thẻ.
Bảng 2.8 Doanh số thanh toán thẻ tại VPBank chi nhánh Đông Đô trong 3 năm 2009 – 2011
( đơn vị: tỷ đồng)
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Loại thẻ Thực trọngTỷ Thực trọngTỷ Thực trọngTỷ
hiện % hiện % hiện %
Thẻ ghi nợ nội địa
Autolink 16.8 93.4 18.7 92.5 29.8 91.7
Thẻ ghi nợ quốc tế
Mastercard mc2 debit 0.9 5 1.1 5.4 1.9 5.8
Mastercard mc2 Credit
Tổng 18 100 20.2 100 32.5 100
Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy doanh số thanh toán thẻ tăng qua các năm, cụ thể năm 2010 tăng 2.2 tỷ so với năm 2009, năm 2011 tăng 12.3 tỷ so với năm 2010. Doanh số sử dụng thẻ nội địa vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất so với thẻ ghi nợ quốc tế và thẻ tín dụng quốc tế. Nguyên nhân của sự chênh lệch này là do thẻ Autolink vẫn được hầu hết người tiêu dùng ưa chuộng, phạm vi KH của loại thẻ nè rất rộng, tất cả các cá nhân thuộc mọi thành phần xã hội đều có thể sở hữu ít nhất 1 tấm thẻ loại này. Trong khi đó, đối tượng KH của thẻ ghi nợ quốc tế và thẻ tín dụng quốc tế tương đối hẹp, chỉ những người có tài chính lành mạnh, có nhu cầu đi ra nước ngoài mới sử dụng. Ngoài ra thực hiện các giao dịch bằng thẻ tín dụng thường mất một khoản phí lớn hơn so với thẻ Autolink.