Hoạt động nguồn vốn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng VPBank chi nhánh Đông Đô – Hà Nội (Trang 27)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN THẺ TẠI NGÂN HÀNG VPBANK – CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ

2.1.2.1 Hoạt động nguồn vốn

Đánh giá chung về hoạt động nguồn vốn

Bảng 2.1: Bảng phân tích quy mô, cơ cấu nguồn vốn

Nội dung 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011 Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Vốn huy động 328,646 82,1 680,301 88,3 1030 90

Nợ phải trả khác 71,654 17,9 90,029 11,7 115,216 10 Tổng nguồn vốn 400,3 100 770,33 100 1145,216 100

Nhìn vào bảng 2.1 ta có thể thấy rất rõ rằng qua 3 năm hoạt động tổng nguồn vốn của chi nhánh qua các năm đều tăng lên với tốc độ tăng cao. Tổng nguồn vốn năm 2011 là 1145,216 tỷ đồng, tăng 374,886 tỷ đồng so với năm 2010 với tốc độ tăng 49% và tăng 774,916 tỷ đồng so với cùng kì năm 2009 với tốc độ tăng là 86,1%. Qua đó ta thấy được quy mô hoạt động cũng như tính hiệu quả trong kinh doanh của VPBank chi nhánh Đông Đô ngày càng được nâng cao.

Trong cơ cấu tổng nguồn vốn ta nhận thấy vốn huy động là thành phần chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn của chi nhánh( năm 2009, 2010 và 2011 vốn huy động lần lượt chiếm tỷ trọng là 82,1%, 88,3% và 90%). Nếu năm 2009 vốn huy động là 328,646 tỷ đồng thì sang đến năm 2010 con số này đã tăng lên 356,655 tỷ đồng( đạt 680,301 tỷ đồng) tương đương tăng 107%. Khi so sánh với cuối năm 2011 con số này còn tiếp tục tăng mạnh hơn nữa đạt 1030 tỷ đồng, tăng 701,354 tỷ đồng ( tương đương tăng 213%). Sở dĩ có điều này vì năm 2009 tình hình kinh tế xã hội nước ta vẫn đang diễn ra trong bối cảnh dư tích của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới còn khá nặng nề: sức sản xuất, xuất khẩu và đầu tư giảm, lạm phát co chiều hướng tăng, sức mua trong dân giảm nên VPBank chi nhánh Đông Đô còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn. Nhưng sau 3 năm hoạt động với nhiệt huyết và chuyên môn nghiệp vụ cao của đội ngũ

cán bộ nhân viên trẻ, chi nhánh ngày càng tạo được uy tín cao trên thị trường và trong lòng khách hàng. Điều này thể hiện rõ ràng ở việc số vốn huy động liên tục tăng và tăng cao qua các năm làm cho tổng nguồn vốn cũng tăng theo.

Nhìn trong bảng số liệu ta thấy khoản mục Nợ phải trả tuy tăng về số lượng nhưng lại giảm sút về tỷ trọng trong cơ cấu tổng nguồn vốn. Năm 2009 Nợ phải trả của VPBank chi nhánh Đông Đô là 71,654 tỷ đồng chiếm 17,9% tổng nguồn vốn. Sang năm 2010, con số này tăng lên 18,375 tỷ đồng tương đương tăng 25,6% làm cho nợ phải trả của chi nhánh là 90,029 tỷ đồng tuy nhiên lại chỉ chiếm 11,7% trong tổng nguồn vốn. Năm 2011 tiếp tục có sự sụt giảm về tỷ trọng trong tổng nguồn vốn( chỉ còn 10% tương đương giảm 1,7%).

Để có được sự tăng trưởng mạnh về nguồn vốn như vậy là do chi nhánh đã không ngừng đẩy mạnh công tác huy động vốn bằng nhiều biện pháp hiệu quả. Huy động vốn là hoạt động đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của ngân hàng vì khi ngân hàng càng dễ dàng huy động được nhiều vốn nhưng với chi phí thấp thì điều đó cho thấy ngân hàng đó là một ngân hàng có uy tín và có độ rủi ro thấp. Bất kỳ một ngân hàng nào khi bắt đầu hoạt động, nghiệp vụ đầu tiên cũng là mở các tài khoản tiền gửi để giữ hộ và thanh toán hộ cho khách hàng và sau đó thì mở rộng các dịch vụ khác ra, bằng cách đó ngân hàng huy động được tiền của các doanh nghiệp và các tổ chức dân cư.

Với mạng lưới chi nhánh rộng khắp, sản phẩm tiền gửi ngày càng đa dạng, đem lại nhiều tiện ích cho người gửi tiền, tổng nguồn vốn huy động của VPBank chi nhánh Đông Đô luôn tăng trưởng qua các năm. Là một chi nhánh của một ngân hàng có nhiều uy tín trong hệ thống ngân hàng Việt Nam về vốn, tài sản, nguồn nhân lực, mạng lưới hoạt động, số lượng khách hàng nên chi nhánh VPBank chi nhánh Đông Đô có nhiều thuận lợi trong việc huy động vốn, điều

này thể hiện ở sự gia tăng đáng kể trong tổng nguồn vốn huy động qua các năm. Để đánh giá được hiệu quả của công tác huy động vốn ta sẽ đi vào phân tích cơ cấu nguồn vốn huy động theo các tiêu thức sau:

- Tiêu thức kỳ hạn của đồng vốn: ngắn hạn, trung và dài hạn. - Tiêu thức thành phần.

- Tiêu thức về đồng tiền hạch toán: VND và USD

Phân tích cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn của đồng vốn.

Bảng 2.2: Cơ cấu vốn huy động phân theo kỳ hạn của đồng vốn

Chỉ tiêu 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011 Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tiền gửi 102,596 31,2 73,251 10,77 49,25 4,78

không kì hạn Tiền gửi có kì hạn 224,45 68,3 596,35 87,65 955,75 92,8 Tiền gửi khác 1,6 0,5 10,7 1,58 25 2,42 328,646 100 680,301 100 1030 100

Nhìn vào bảng trên ta thấy rõ ràng lượng tiền gửi không kì hạn qua các năm có sự sụt giảm đáng kể. Năm 2010 đạt 73,251 tỷ đồng, giảm 29,345 tỷ ( tương đương giảm 28,6%) so với năm 2009. Năm 2011 cũng giảm 53,346 tỷ đồng( tương đương giảm 51,9%) so với năm 2009. Tuy nhiên khoản mục tiền gửi có kì hạn tăng lên rất lớn. So với năm 2009, khoản mục này tăng 371,9 tỷ đồng vào năm 2010 và tăng 731,3 tỷ đồng vào năm 2011. Bên cạnh đó khoản mục Tiền gửi khác cũng có sự tăng lên về số lượng, cụ thể năm 2010 tăng 9,1 tỷ, năm 2011 tăng 23,4 tỷ. Như vậy tổng vốn huy động tăng là do Tiền gửi có kì hạn và Tiền gửi khác tăng, Tiền gửi không kì hạn giảm. Ngoài ra thì tỷ trọng Tiền gửi có kì hạn qua 3 năm đều cao hơn rất nhiều so với tỉ trọng Tiền gửi không kì hạn trong tổng vốn huy động. Thực tế thì trong vài năm trở lại đây do nền kinh tế lạm phát quá cao và không ổn định dẫn đến đồng tiền mất giá, lãi suất tiền gửi thay đổi nên hầu như khách hàng gửi tiền không thích gửi tiền có kì hạn. Tuy nhiên do những chính sách kiểm soát chặt thị trường tiền tệ của Nhà nước cũng như việc đặt mức lãi suất tiền gửi không kì hạn thấp, hoặc nếu khách hàng rút tiền trước hạn gửi tiền gửi có kì hạn thì sẽ chỉ được hưởng lãi suất không kì hạn nên khách hàng đành chọn giải pháp gửi tiền có kì hạn. Điều này giúp ngân hàng rất lớn trong việc chủ động hoạch định thời gian trả tiền chứ không

giống như việc chi trả các khoản tiền gửi không kì hạn là rất bất ngờ và khó dự tính trước vì khách hàng có thể đến rút tiền một cách đột xuất.

Phân tích cơ cấu nguồn vốn huy động theo thành phần.

Bảng 2.3: Cơ cấu vốn huy động phân theo thành phần.

Chỉ tiêu 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011

Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng %

Tiền gửi của dân cư

Tiền gửi của TCKT 50,243 15,3 159,733 23,5 171,47 16,6 Phát hành giấy tờ có giá 10,967 3,3 13,675 2 22,783 2,3 328,646 100 680,301 100 1030 100

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy nguồn vốn huy động của VPBank chi nhánh Đông Đô tăng lên qua các năm là do sự tăng lên về số lượng của các thành phần: Tiền gửi dân cư, tiền gửi của TCKT và việc phát hành giấy tờ có giá. Trong đó tăng nhanh nhất là Tiền gửi dân cư, cụ thể năm 2010 đạt 506,893 tỷ đồng, tăng so với năm 2009 là 239,457 tỷ đồng( tương đương 89,5%). Năm 2011 đạt 835,747 tỷ đồng, tăng so với năm 2010 là 328,854 tỷ đồng( tương đương 64,8%). Sở dĩ việc huy động vốn từ dân cư đạt được kết quả tốt như vậy là do Ngân hàng đã thực hiện áp dụng những chính sách, chương trình khuyến mãi hấp dẫn, chăm sóc tốt khách hàng đặc biệt là các khách hàng tiềm năng để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi , khuyến khích người dân gửi tiền . Tiền gửi dân cư cũng là thành phần chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu nguồn vốn huy động( 3 năm 2009, 2010 và 2011 lần lượt là 81,4%, 74,5% và 81,1%).

Tăng nhanh thứ 2 là khoản mục Tiền gửi của TCKT. Năm 2009, tiền gửi của TCKT là 50,243 tỷ đồng chiếm 15,3% tỷ trọng trong tổng vốn huy động. Sang năm 2010, con số này đã tăng 109,49 tỷ và năm 2011 tăng 121,227 tỷ đồng. Để tăng thêm nguồn vốn huy động VPBank chi nhánh Đông Đô còn phát hành các loại giấy tờ có giá. Tuy thành phần này chiếm tỷ trọng rất ít trong tổng vốn huy động nhưng nó

cũng góp phần giải quyết phần nào những khó khăn khi ngân hàng bị thiếu hụt vốn.

Phân tích cơ cấu nguồn vốn huy động theo đồng tiền hạch toán

Bảng 2.4 Cơ cấu vốn huy động phân theo đồng tiền hạch toán.

Chỉ tiêu 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011

Nội tệ ( tỷ đồng) 125,7 482 893

Ngoại tệ ( Triệu USD)

16,989 18,963 15,499

Qua số liệu trên ta thấy nguồn vốn nội tệ huy động được qua các năm tăng rất nhanh và nhiều. Cụ thể năm 2010 đạt 482 tỷ đồng, tăng so với năm 2009 là 356,3 tỷ đồng và năm 2011 đạt 893 tỷ đồng, tăng so với năm 2010 là 411 tỷ đồng. Đây là những con số đáng mừng VPBank chi nhánh Đông Đô vì như thế chứng tỏ những chính sách huy động vốn trong nước của Ngân hàng đề ra là hiệu quả và uy tín của Ngân hàng ngày một tăng.

Tuy nhiên, ngược lại nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ lại có xu hướng giảm. Cụ thể năm 2010 vốn ngoại tệ huy động được đã giảm 3,464 triệu USD. Một trong những nguyên nhân đó là Nhà nước khuyến khích gửi tiền nội tệ vì thế nên lãi suất gửi ngoại tệ là rất thấp. Hầu như ngoại tệ chỉ được dùng trong hoạt động thanh toán là chủ yếu.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng VPBank chi nhánh Đông Đô – Hà Nội (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w