ĐƢA VÀO CƠ SỞ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC
3.1. Sự cần thiết của việc chuyển đổi từ biện pháp xử lý hành chính đƣa vào cơ sở chữa bệnh sang biện pháp đƣa vào cơ sở cai nghiện bắt đƣa vào cơ sở chữa bệnh sang biện pháp đƣa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong giai đoạn hiện nay
Biện pháp đưa vào CSCB là một trong bốn biện pháp xử lý hành chính được quy định tại Pháp lệnh XLVPHC 2002, áp dụng đối với người nghiện ma túy và người bán dâm với mục đích là bắt buộc cai nghiện, chữa bệnh, lao động, học văn hóa, học nghề dưới sự quản lý của các cơ sở chữa bệnh. Biện pháp đưa vào CSCB nói riêng và các biện pháp xử lý hành chính khác nói chung là những biện pháp hạn chế quyền tự do của công dân, do người đứng đầu cơ quan hành chính ở địa phương quyết định. Việc trao thẩm quyền cho những người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương để đưa phán quyết ảnh hưởng đến các quyền hiến định về bất khả xâm phạm về thân thể, được bảo vệ về danh dự, nhân phẩm, tự do đi lại, tự do cư trú của công dân… là chưa phù hợp với Hiến pháp năm 2013 “Người bị buộc tội được coi
là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật” [38, Điều 31]. Bên cạnh đó,
Báo cáo quốc gia về thực hiện nhân quyền của Việt Nam đã khẳng định các ưu tiên quốc gia và cam kết đối với vấn đề bảo đảm quyền con người. Đồng thời, tiếp tục thực hiện Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 và Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Các văn bản này nhấn mạnh đến những giải pháp xây dựng cơ chế pháp lý để thực hiện quyền yêu cầu xem xét, xử lý bằng thủ tục
tư pháp đối với mọi vi phạm nghiêm trọng được phát hiện trong quá trình quản lý, tổ chức thi hành pháp luật và xây dựng hệ thống tư pháp trong sạch, vững mạnh, bảo vệ công lý, tôn trọng và bảo vệ quyền con người tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia tố tụng, bảo đảm sự bình đẳng của công dân và cơ quan công quyền trước Tòa án; hoàn thiện các thủ tục tố tụng tư pháp, bảo đảm tính đồng bộ, dân chủ, công khai, minh bạch, tôn trọng và bảo vệ quyền con người.
Mặt khác, thực tiễn áp dụng biện pháp này trong thời gian qua đã bộc lộ một số điểm hạn chế, bất cập cần được sửa đổi, bổ sung, như: quy trình xem xét áp dụng biện pháp này chưa thật sự đảm bảo minh bạch, là những biện pháp hạn chế quyền tự do của công dân nhưng quá trình xem xét áp dụng lại không có sự tham gia của người bị áp dụng cũng như luật sư, người bảo vệ quyền và lợi ích của họ. Trong bối cảnh định hướng của Đảng và Nhà nước về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, đặc biệt nhấn mạnh đến việc bảo đảm quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân; quan điểm về tệ nạn xã hội và các biện pháp phòng, chống tệ nạn xã hội đã có những thay đổi nhất định; cũng như yêu cầu thực hiện các công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Ví dụ như Công ước về các quyền dân sự và chính trị 1966 quy định:
Tất cả mọi người đều bình đẳng trước Toà án và cơ quan tài phán. Bất kỳ người nào đều có quyền đòi hỏi việc xét xử công bằng và công khai do một Toà án có thẩm quyền, độc lập, không thiên vị và được lập ra trên cơ sở pháp luật để quyết định về lời buộc tội trong vụ án hình sự hoặc xác định quyền và nghĩa vụ của người đó trong tố tụng dân sự [30, Điều 14, Khoản 1]…
Chính vì vậy, việc quy định về các biện pháp XLHC nói chung và việc chuyển đổi từ biện pháp XLHC đưa vào CSCB sang biện pháp đưa vào cơ sở
cai nghiện bắt buộc nói riêng tại Luật XLVPHC 2012 sẽ bảo đảm tính công khai, minh bạch và dân chủ, công bằng.
Về cơ bản, quy định về biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc tại Luật XLVPHC 2012 được xây dựng theo hướng kế thừa các quy định của biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh XLVPHC 2002. Mục đích của biện pháp này vẫn được quy định như Pháp lệnh là đưa người vi phạm vào cơ sở để chữa bệnh, lao động, học văn hóa, học nghề dưới sự quản lý của cơ sở. Thời hạn áp dụng biện pháp này được quy định là từ một năm đến hai năm. Về hình thức, cơ cấu các điều luật được thể hiện giống như Pháp lệnh XLVPHC 2002. Về nội dung, có hai điểm sửa đổi lớn là (1) hạn chế đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh chỉ bao gồm người nghiện ma túy; (2) sửa đổi trình tự, thủ tục áp dụng theo hướng công khai, minh bạch hơn nhằm bảo đảm quyền và lợi ích của công dân.
Luật XLHC 2012 đã quy định theo hướng bỏ việc áp dụng biện pháp này đối với người bán dâm. Biện pháp đưa vào CSCB chỉ áp dụng đối với người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định. Việc không đưa người bán dâm vào CSCB xuất phát từ những nguyên nhân mang tính định hướng chung về một hệ thống pháp luật vì con người và đảm bảo tính nhân quyền hơn.
Có hai loại ý kiến về việc không hay giữ nguyên quy định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh đối với người bán dâm [12]:
Loại ý kiến thứ nhất cho rằng, cần tiếp tục duy trì biện pháp đưa vào cơ
sở chữa bệnh đối với người bán dâm như quy định hiện hành, vì trong thời gian qua, mặc dù pháp luật quy định biện pháp xử lý hành chính nghiêm khắc đối với người bán dâm (ngoài việc xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm lần đầu thì đối với người bán dâm thường xuyên cũng có thể bị
áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh) nhưng trên thực tế, tệ nạn mại dâm vẫn không giảm, thậm chí càng diễn biến phức tạp . Trong tình hình như vậy , nếu Luật không quy định đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh là người bán dâm thì sẽ có ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả của công tác đấu tranh phòng , chống tệ nạn mại dâm hiện nay.
Ý kiến khác đề nghị không quy định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở
chữa bệnh đối với người bán dâm, vì các lý do sau:
Thứ nhất, theo quy định của Pháp lệnh XLVPHC 2002, biện pháp này
được áp dụng đối với người bán dâm có tính chất thường xuyên, thực chất là xử lý về nhân thân, chứ không phải là bắt buộc chữa bệnh đối với người bán dâm mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, nói cách khác là đưa họ vào cơ sở chữa bệnh vì hành vi vi phạm của họ, chứ không phải vì bị bệnh.
Thứ hai, mục đích của việc áp dụng biện pháp này đối với người bán
dâm là cách ly họ khỏi cộng đồng, buộc họ chữa bệnh, lao động, học văn hóa, học nghề, song về bản chất vẫn hạn chế quyền tự do của công dân. Quy định này được đánh giá là quá nghiêm khắc, vì hành vi vi phạm của người bán dâm không gây nguy hiểm cho xã hội đến mức phải bị hạn chế tự do.
Thứ ba, đối tượng bị áp dụng biện pháp này bao gồm người bán dâm từ
đủ 16 tuổi trở lên, tức là cả người chưa thành niên dưới 18 tuổi. Đối với đối tượng này, Công ước quốc tế về quyền trẻ em và các nghị định thư liên quan không coi là đối tượng vi phạm pháp luật mà coi là nhóm đối tượng bị tổn thương, cần có sự bảo vệ của xã hội và được đối xử như nạn nhân.
Thứ tư, thực tiễn cho thấy mại dâm là vấn đề xã hội, cần được giải
quyết chủ yếu bằng các giải pháp kinh tế - xã hội như: xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm, dạy nghề… thì mới đạt hiệu quả thực sự. Với các lý do này, cần thiết phải có sự đổi mới trong thái độ đối xử đối với người bán dâm phù hợp
với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn phát triển mới và tính chất của hiện tượng xã hội này.
Về vấn đề này, chúng ta thấy rằng việc quy định biện pháp đưa vào CSCB tại Pháp lệnh XLVPHC 2002 là vấn đề mang tính chất lịch sử. Trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội hiện nay và thực hiện các chủ trương cải cách của Đảng theo hướng ngày càng bảo đảm tốt hơn quyền tự do, dân chủ của công dân, cũng như trong xu thế hội nhập quốc tế, thì việc bỏ quy định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh đối với người bán dâm là phù hợp. Người bán dâm không bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, song vẫn bị xử phạt vi phạm hành chính (cảnh cáo hoặc phạt tiền) theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính.