Pháp luật Trung Quốc có liên quan tới biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh

Một phần của tài liệu Từ biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh đến biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (Trang 36)

cơ sở chữa bệnh

1.6.1. Pháp luật Trung Quốc có liên quan tới biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh chữa bệnh

Các quy định về cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy ở Trung Quốc được thể hiện trong Luật Phòng, chống ma túy nước Cộng hòa

Nhân dân Trung Hoa được thông qua ngày 29 tháng 12 năm 2007 và các văn bản khác hướng dẫn thi hành. Luật Phòng chống ma túy Trung Quốc đã thể hiện “Nhà nước áp dụng các biện pháp giúp đỡ người nghiện ma túy từ bỏ ma

túy, giáo dục và phục hồi người nghiện ma túy. Người nghiện ma túy có trách nhiệm phải thực hiện điều trị cai nghiện…” [48, Điều 31]. Ngoài ra, Luật này còn quy định các biện pháp cai nghiện tại cộng đồng đối với người nghiện ma túy, Luật Phòng chống ma túy Trung Quốc quy định:

Đối với người nghiện ma túy, cơ quan công an có thể cho phép người nghiện thực hiện cai nghiện tại cộng đồng và gửi thông báo tới nơi quan lý hộ tịch hoặc chính quyền nhân dân xã, khu phố nơi người đó đang sinh sống. Thời hạn cai nghiện tại cộng đồng là 3 năm[48, Điều 33].

Hoặc người nghiện cũng có thể áp dụng biện pháp tự nguyện đến cơ sở y tế có điều trị cai nghiện để được điều trị cai nghiện.

Biện pháp cai nghiện bắt buộc được áp dụng đối với người nghiện theo quy định tại Điều 38 Luật Phòng, chống ma túy Trung Quốc, được gọi với tên cai nghiện cách ly bắt buộc, quy định như sau: “Người nghiện thuộc một trong các trường hợp sau thì cơ quan công an cấp huyện trở lên phải ra quyết định cai nghiện cách ly bắt buộc”:

1. Chống đối cai nghiện tại cộng đồng

2. Sử dụng ma túy trong thời gian cai nghiện cộng đồng

3. Vi phạm nghiêm trọng thỏa thuận cai nghiện tại cộng cộng đồng 4. Sau khi cai nghiện cộng đồng, cai nghiện cách ly bắt buộc vẫn tiếp tục sử dụng ma túy [48, Điều 38].

Ngoài ra Luật Phòng chống ma túy Trung Quốc còn quy định cụ thể đối tượng không được áp dụng biện pháp cai nghiện cách ly bắt buộc, đó là: người nghiện là phụ nữ mang thai hoặc có con nhỏ dưới 1 tuổi, người chưa thành niên dưới 16 tuổi.

Quy định về vấn đề trình tự thủ tục áp dụng biện pháp cai nghiện cách ly bắt buộc, theo đó cơ quan công an ra quyết định cai nghiện cách ly bắt buộc cho người nghiện phải cấp giấy quyết định cai nghiện cách ly bắt buộc, gửi cho người nghiện trước khi tiến hành. Người nghiện ma túy có thể không đồng ý với quyết định cai nghiện cách ly bắt buộc và khiếu nại hoặc khởi kiện ra tòa theo quy định. Về thời gian áp dụng biện pháp cai nghiện cách ly bắt buộc là 2 năm và có thể được kết thúc trước thời hạn sau khi đã được đánh giá chuẩn đoán là cai nghiện thành công [48, tr.106-108]. Luật Phòng chống ma túy Trung Quốc còn quy định cụ thể việc xây dựng các cơ sở cai nghiện cách ly bắt buộc, mô hình tổ chức và hoạt động của các cơ sở này.

Như vậy, biện pháp xử lý đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của pháp luật Trung Quốc có điểm tương đồng với biện pháp XLHC đưa vào CSCB của Việt Nam. Đối tượng áp dụng là những người nghiện chống đối cai nghiện tại cộng đồng; sử dụng ma túy trong thời gian cai nghiện cộng đồng; vi phạm nghiêm trọng thỏa thuận cai nghiện tại cộng cộng đồng; sau khi cai nghiện cộng đồng, cai nghiện cách ly bắt buộc vẫn tiếp tục sử dụng ma túy. Đây là các đối tượng mang tính nguy hiểm cho xã hội cao hoặc đã được áp dụng biện pháp cai nghiện tại cộng đồng nhưng lại tái phạm. Tương tự như quy định về XLHC đưa vào CSCB của Việt Nam, cũng là áp dụng đối với những người nghiện ma túy đã được áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn nhưng tái phạm hoặc không có nơi cư trú nhất định. Về chủ thể được quyền áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện cách ly bắt buộc theo Luật Phòng, chống ma túy Trung Quốc đó là cơ quan công an cấp huyện ra quyết định, điều này là khác biệt so với quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay, như: Luật Phòng chống ma túy, Pháp lệnh XLVPHC, theo đó thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý cai nghiện bắt buộc hoặc đưa vào CSCB đối với người nghiện ma túy thuộc về Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

Về biện pháp xử lý đối với người bán dâm, thì theo pháp luật Trung Quốc đã quy định nghiêm cấm mại dâm, đĩ điếm dưới mọi hình thức. Đối với các đối tượng bán dâm sẽ bị xử lý bằng biện pháp cưỡng chế tập trung nhằm tiến hành giáo dục pháp luật, đạo đức và lao động sản xuất để họ sửa bỏ thói xấu với thời hạn từ 6 tháng đến 2 năm. Nếu sau khi bị cơ quan công an xử lý về hành vi bán dâm mà vẫn tiếp tục bán dâm thì phải giáo dục, lao động đồng thời bị cơ quan công an phạt tiền theo quy định của pháp luật về XLHC của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ngoài hành vi bán dâm, nếu đối tượng có hành vi môi giới, cưỡng bức, giới thiệu mại dâm có thể bị xử phạt hết sức nghiêm khắc (có thể bị tử hình) [48, tr.212].

Như vậy, đối với người bán dâm, pháp luật Trung Quốc cũng có những quy định về việc áp dụng biện pháp giáo dục cưỡng chế tập trung để học tập, giáo dục pháp luật, đạo đức và lao động sản xuất nhằm loại bỏ thói xấu để trở thành người có ích cho xã hội với một khoảng thời gian nhất định. Điều này cũng tương tự như quan điểm về chính sách đối với người bán dâm của Việt Nam được thể hiện trong Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm cũng như Pháp lệnh XLVPHC.

Một phần của tài liệu Từ biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh đến biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (Trang 36)