chữa bệnh
Các quy định có tính chất tương tự như biện pháp đưa vào CSCB của Việt Nam áp dụng đối với người nghiện ma túy trong pháp luật Thái Lan được thể hiện cụ thể tại Đạo Luật về phục hồi đối với người nghiện ma túy ở Thái Lan được ban hành ngày 27 tháng 09 năm 2002. Theo Đạo Luật này thì người nghiện ma túy được coi là thường xuyên dùng ma túy và ở trong tình trạng phụ thuộc và ma túy, tình trạng này có thể xác định trên cơ sở các tiêu chuẩn kỹ thuật. Biện pháp phục hồi cai nghiện ma túy được áp dụng cho người bị coi là đã sử dụng và sở hữu các chất ma túy; sử dụng và sở hữu các
chất ma túy để đem bán… nếu họ không có dấu hiệu phạm tội hoặc bị truy tố vì các tội khác có khung hình phạt tù giam hoặc bị phạt tù thì quan chức điều tra phải đưa họ ra tòa trong vòng 48 tiếng kể từ thời điểm họ đến văn phòng của nhân viên điều tra để tòa xem xét, quyết định kiểm tra bắt buộc nhằm xác định họ có phải là người nghiện hay đã sử dụng ma túy hay không. Trong trường hợp xác định họ là người chưa đủ 18 tuổi thì nhân viên điều tra xác định nhân thân của họ kể từ thời điểm người này đến cơ quan điều tra.
Sau đó Tòa án sẽ xem xét và quyết định tạm giữ người vi phạm để xác định việc sử dụng ma túy hoặc nghiện ma túy tại một cơ sở cai nghiện ma túy, hoặc tại một cơ cơ sở cai nghiện phục hồi được quy định cụ thể. Quyết định về việc đưa người nghiện ma túy đi cai nghiện cần phải được cân nhắc, tính toán về độ tuổi, giới tính và đặc điểm cá nhân đồng thời cũng cần phải thông báo cho Tiểu ban cai nghiện phục hồi biết.
Sau khi Tòa án ra quyết định đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện phục hồi thì Tiểu ban cai nghiện phục hồi ra quyết định tiếp nhận và xác minh người nghiện có các tiểu sử phạm tội không, nghiện loại ma túy gì. Sau khi xác minh các biện pháp trên Tiểu ban cai nghiện phục hồi sẽ đưa người đó vào cơ sở cai nghiện phục hồi và thông báo cho công tố viên biết.
Về thời gian cai nghiện phục hồi theo quy định của Đạo Luật về phục hồi đối với người nghiện ma túy được xác định là 6 tháng, sau khi trải qua thời gian này Tiểu ban cai nghiện phục hồi sẽ xem xét gia hạn thêm nếu người nghiện chưa cai nghiện thành công. Việc gia hạn có thể được tiến hành nhiều lần như không quá 3 năm kể từ ngày người nghiện ma túy đó vào trung tâm cai nghiện phục hồi [48, tr.215-217].
Như vậy, ta có thể thấy quy định về cai nghiện phục hồi đối với người nghiện ma túy của Thái Lan có tính chất tương tự như biện pháp đưa vào CSCB của pháp luật Việt Nam hiện nay. Điều này là cần thiết để cách ly
người nghiện khỏi xã hội, nhằm tránh tình trạng họ bị dụ dỗ, lôi kéo sử dụng ma túy trong quá trình cai nghiện. Đồng thời các cơ sở cai nghiện phục hồi có những phương tiện, các quy trình cai nghiện phù hợp nhằm đảm bảo việc cai nghiện thành công. Một điểm khác biệt về quy trình xem xét đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện phục hồi của Thái Lan đó chính là việc giao cho Tòa án có thẩm quyền trong việc xem xét có đưa người nghiện vào các cơ sở cai nghiện phục hồi hay không. Đây chính là việc tư pháp hóa các biện pháp xử lý đối với người nghiện ma túy, đảm bảo tính minh bạch, dân chủ và công bằng trong việc áp dụng biện pháp cưỡng chế bắt buộc này. Đó cũng là xu thế chung của các nước hiện nay, mà Việt Nam cần quan tâm khi áp dụng các biện pháp xử lý đối với người nghiện ma túy.
Ngoài ra, Đạo Luật về phục hồi đối với người nghiện ma túy ở Thái Lan còn quy định các thiết chế cần thiết cho việc thiết lập một hệ thống các cơ quan có thẩm quyền trong việc áp dụng các biện pháp cai nghiện phục hồi. Đầu tiên là Uỷ ban phục hồi người nghiện ma túy được quy định tại Điều 6 của Đạo luật với rất nhiều thành viên thuộc các cơ quan khác nhau, Uỷ ban phục hồi người nghiện ma túy sẽ thành lập ra Tiểu ban phục hồi người nghiện ma túy ở các nơi cần thiết để phụ trách việc xem xét, quyết định việc người nghiện có bị áp dụng biện pháp cai nghiện phục hồi hay không.
Về biện pháp xử lý đối với các đối tượng bán dâm, trước năm 1960 Thái Lan đã có một hệ thống mại dâm hợp pháp hóa. Theo Đạo Luật về bệnh lây nhiễm ra đời năm 1980 thì các nhà chứa và gái mại dâm phải đăng ký và nộp một khoản lệ phí nhất định cho nhà nước. Điều đó được xem như là một quy định đối với nạn mại dâm và kiểm soát sự tràn lan các bệnh hoa liễu. Hệ thống mại dâm có giấy phép đã thất bại trong sự kiểm soát sự gia tăng của nạn mại dâm có đăng ký. Vào năm 1960, Thái Lan đã ban hành đạo luật mới với tên gọi Đạo Luật kiềm chế nạn mại dâm. Đạo Luật này quy định các hoạt
động liên quan đến mại dâm đều là phạm pháp và phải trừng trị. Các hoạt động phạm tội bao gồm việc sở hữu, quản lý nhà chứa, gạ gẫm bán dâm nơi công cộng, bị phát hiện tại các nhà chứa, tham gia vào mại dâm tại các nhà chứa…[48, tr.207-208]. Vào năm 1996, Thái Lan tiếp tục ban hành Đạo Luật phòng chống tệ nạn mại dâm mới với các hình phạt nghiêm khắc hơn. Ở Thái Lan, mại dâm không còn là hiện tượng bất hợp pháp, nhưng người bán dâm có thể bị bắt vì gạ gẫm mua dâm ở nơi công cộng.
Hiện nay, tại Thái Lan cũng có các cơ sở phục hồi nhân phẩm cho người hành nghề mại dâm theo quy định của Đạo Luật phòng chống mại dâm. Các cơ sở này là nơi tiếp nhận, và quản lý những người bán dâm không có nơi cư trú rõ ràng, hoặc là người nhập cảnh bất hợp pháp vào Thái Lan với mục đích bán dâm. Sau khi được hỗ trợ bởi các trung tâm, các đối tượng này sẽ được đưa trở về quê hương để sinh sống với mục đích tái hòa nhập cộng đồng [48, tr.104-105].
Như vậy, nhìn chung pháp luật Thái Lan cũng đã có những quy định mang tính cưỡng chế hoặc hỗ trợ những người nghiện ma túy, người bán dâm trong việc cai nghiện hoặc học tập, lao động để tái hòa nhập cộng đồng. Các quy định này với mục đích đảm bảo các quyền con người cơ bản của nhóm đối tượng này. Đồng thời ngăn chặn tình trạng họ tiếp tục tái vi phạm nhiều lần.
Chương 2