lý hành chính đƣa vào cơ sở chữa bệnh
Qua quá trình tổ chức, triển khai áp dụng các quy định về biện pháp XLHC đưa vào CSCB trên thực tiễn đã tạo ra những chuyển biến tích cực trong công tác đấu tranh, phòng chống các tệ nạn xã hội nói chung, cũng như công tác phòng, chống tệ nạn mại dâm và cai nghiện ma túy nói riêng, góp phần cảm hóa nhiều đối tượng người nghiện ma túy, người bán dâm trở thành công dân tốt, có ích cho xã hội, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội.
*) Giai đoạn 2006 - 2010
- Về công tác phòng, chống mại dâm
Theo báo cáo Tổng kết 05 năm thực hiê ̣n Chương trình phối hợp liên ngành phòng , chống ma ̣i dâm theo Quyết định 52/2006/QĐ-TTg ngày 8 tháng 3 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội báo cáo [13]: Cả nước có trên 73.000 cơ sở kinh doanh dịch vụ trong đó: 5.690 khách sạn, 9.490 nhà nghỉ, 34.258 nhà trọ, 799 nhà hàng, 48 vũ trường, 5.104 quán karaoke, 3.049 quán cà phê giải khát, 805 cơ sở xông hơi,
mát xa, 1.027 cơ sở hớt tóc máy lạnh, 6.971 cơ sở kinh doanh dịch vụ khác có nhân viên nữ phục vụ. Tổng số nhân viên nữ phục vụ trong các cơ sở này là trên 47.000 người, trong đó có 2.234 cơ sở và trên 3.643 nữ nhân viên nghi hoạt động mại dâm.
Các lực lượng chức năng đã thanh tra, kiểm tra 182.656 lượt cơ sở kinh doanh dịch vụ (tăng 21,17% so với giai đoạn 2000- 2005); phát hiện 68.249 cơ sở vi phạm (chiếm 37,4% số cơ sở được kiểm tra); xử lý cảnh cáo 12.563 lượt cơ sở (chiếm 18,4% cơ sở vi phạm), phạt tiền 37.130 lượt cơ sở (chiếm 54,4%), đình chỉ kinh doanh 1.886 cơ sở (chiếm 2,9%), thu hồi giấy phép kinh doanh 397 cơ sở (chiếm 0,05%). Tổng số tiền xử phạt hơn 103 tỉ đồng.
Công tác truy quét, triệt phá ổ nhóm, đường dây tổ chức hoạt động mại dâm: lực lượng công an các cấp đã truy quét, triệt phá 4.219 vụ hoạt động mại dâm (giảm 19,1% so với giai đoạn 2000 - 2005), với 17.394 đối tượng (gồm 3.139 chủ chứa, môi giới; 7.479 gái bán dâm; 5.671 khách mua dâm). Đã XLHC 1.407 vụ với 13.206 đối tượng. Địa phương đã triệt phá được nhiều đường dây, ổ nhóm mại dâm với quy mô lớn, tính chất hoạt động phức tạp: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cần Thơ, Tây Ninh, Đồng Tháp, Đồng Nai,...[13].
- Về công tác phòng chống ma túy và cai nghiện ma túy:
Trong giai đoạn (2006-2010), cả nước đã tiếp nhận cai nghiện cho 250.000 lượt người, bằng 170,4% so với người nghiện có hồ sơ quản lý, tăng 43.090 người so với giai đoạn 2001 – 2005. Các Trung tâm cai nghiện trong cả nước đã tiếp nhận cai nghiện cho 169.007 lượt người, chiếm 67,6% tổng số người nghiện được cai, tăng 28.142 người so với giai đoạn 2001-2005. 34/63 tỉnh, thành phố áp dụng thời gian cai nghiện chữa trị cho người nghiện tại Trung tâm là 2 năm (mức cao nhất theo qui định của Luật phòng, chống ma tuý và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng chống ma tuý) [6].
*) Năm 2012
Theo số liệu Báo cáo tóm tắt tình hình, kết quả thực hiện công tác phòng, chống mại dâm, cai nghiện, quản lý sau cai nghiện năm 2012 và phương hướng nhiệm vụ trọng tâm năm 2013 do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội trình bày tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc Tổng kết công tác năm 2012 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2013 của Uỷ ban Quốc gia phòng chống AIDS và tệ nạn ma túy, mại dâm ngày 05 tháng 03 năm 2012 tại Hà Nội thì tình hình ma túy mại dâm diễn biến hết sức phức tạp. Cả nước hiện nay có 171.400 người nghiện ma túy, tăng 12.900 người so với năm 2011, trong đó số người nghiện ma túy đang ngoài cộng đồng là 111.410 người (chiếm 65%), cai nghiện tại cơ sở chữa bệnh là 41.136 người chiếm 24%, đang quản lý trong các Trại giam, Trại tạm giam là 18.854 người (chiếm 11%). Trong năm 2012 cả nước đã tổ chức quản lý, cai nghiện chữa trị cho 46.598 lượt người, trong đó tiếp nhận vào cai nghiện mới là 2.617 lượt người, cai nghiện bắt buộc tại Trung tâm là 23.413 lượt người. Về mại dâm trong năm 2012, đã phát hiện, bắt giữ tổng số 1.138 vụ với 4.746 đối tượng (tăng 165 vụ với 319 đối tượng so với năm 2011); xử lý hình sự 792 vụ với 1.033 đối tượng, XLHC 346 vụ với 3.713 đối tượng [8].
*) Năm 2013
Theo Báo cáo tình hình, kết quả thực hiện công tác phòng, chống mại dâm; cai nghiện, quản lý sau cai nghiện năm 2013 và nhiệm vụ năm 2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội [9]:
- Tình hình về tệ nạn mại dâm như sau: tình hình tệ nạn mại dâm tiếp tục diễn biến phức tạp; đối tượng hoạt động công khai hơn ta ̣i các cơ sở kinh doanh dịch vụ; xuất hiện trở lại một số tụ điểm mại dâm đường phố; hình thành các đường dây “gái gọi cao cấp” thông qua ma ̣ng internet, mại dâm có yếu tố nước ngoài, bán dâm nam , mại dâm đồng giới ... Số đối tượng tham gia hoa ̣t đô ̣ng
mại dâm có chiều hướng gia tăng , tổng số người bán dâm ước tính là 32.700 người (tăng 9,3% so với năm 2012), tuy nhiên theo quy đi ̣nh của Luật XLVPHC năm 2012, không áp dụng biện pháp đưa vào CSCB đối với người bán dâm nên số có hồ sơ quản lý giảm mạnh (từ 14.500 người, xuống còn khoảng 8.000 người). Tâ ̣p trung nhiều ở mô ̣t số khu vực như: Đồng bằng sông Hồng: số ước tính 5.878, số có hồ sơ quản lý 3.832 người; Bắc Trung Bô ̣: số ước tính 3.586, số có hồ sơ quản lý 704 người; Đông Nam Bô ̣: số ước tính 11.003, số có hồ sơ quản lý 858 người; Đồng bằng Sông Cửu Long: số ước tính 3.867, số có hồ sơ quản lý 1.278 người. Tình hình tội phạm liên quan đến mại dâm tăng (chứa ma ̣i dâm, môi giới ma ̣i dâm); năm 2013, cơ quan công an đã xử lý 1.317 vụ với 5.303 đối tượng (tăng 179 vụ, 557 đối tượng). Trong đó, chủ chứa, môi giới là 1.221 đối tượng; xử lý hành chính 459 vụ với 4.140 đối tượng. Số cơ sở kinh doanh di ̣ch vu ̣ có điều kiê ̣n lợi du ̣ng hoa ̣t đô ̣ng kinh doanh để tổ chức hoạt động mại dâm tăng 5,3% so với năm 2012. Trên toàn quốc hiện nay có 130.800 cơ sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện (tăng 132% cơ sở so với cùng kỳ năm 2012), với 83.200 nữ nhân viên phục vụ; trong đó có 7.400 cơ sở (0,5%) và 6.800 (0,8%) nữ nhân viên nghi hoa ̣t đô ̣ng ma ̣i dâm; lâ ̣p hồ sơ quản lý 1.302 đối tượng chứa ma ̣i dâm (giảm 86% so với 2012), 1.033 đối tượng có biểu hiện môi giớ i ma ̣i dâm (giảm 93% đối tượng so với 2012) và 7.562 người bán dâm chuyên nghiệp (tăng 113% so với năm 2012).
- Về công tác cai nghiện, quản lý sau cai như sau: Theo báo cáo của Bộ Công an tính đến 12/2013 toàn quốc có 181.396 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, tăng 9.396 người (5%) so với năm 2012. Tình hình sử dụng ma túy ngày càng diễn biến phức tạp, theo kết quả khảo sát đặc điểm người nghiện ma túy đang cai nghiện tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động Xã hội, năm 2013 số người sử dụng ma túy tổng hợp ngày càng tăng: trong tổng số 14.000 người được tiếp nhận vào cai nghiện tại các trung tâm có
1.739 người sử dụng ma túy tổng hợp, chiếm 12,44%, tăng gấp 2 lần so với năm 2012. Đặc biệt tại một số Trung tâm, tỷ lệ người sử dụng ma túy tổng hợp trong tổng số người được tiếp nhận vào cai nghiện cao hơn nhiều so với tỷ lệ chung của toàn quốc như: Trung tâm Đà Nẵng 74%, Tây Ninh 61%, Trà Vinh 49%, Bình Dương 29%.
+ Về thực trạng của hệ thống Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội
Theo Báo cáo Khảo sát, đánh giá thực trạng hệ thống Trung Tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tiến hành thì mạng lưới Trung tâm chữa bệnh giáo dục lao động xã hội như sau:
- Về số lượng: có 122 cơ sở (bao gồm cả quản lý sau cai nghiện), trong đó: 82 cơ sở thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội; 07 cơ sở thuộc Lực lượng Thanh niên xung phong hoặc Tổng đội thanh niên xung phong (TP. Hồ Chí Minh: 04; TP. Hà Nội 01; TP. Hải Phòng: 01, Nghệ An: 01); 33 cơ sở thuộc quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh (Lai Châu: 06; Sơn La: 11; Cao Bằng: 01; Lào Cai: 01; Thái Nguyên: 06; Nam Định: 02; Thái Bình: 01; Nghệ An: 05).
- Về hình thức quản lý: Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội theo Nghị định 135/2004/NĐ-CP: 48 trung tâm; Trung Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội và Quản lý sau cai theo Nghị định 135/2004/NĐ-CP và Nghị định 94/2010/NĐ-CP (Một trung tâm 02 chức năng): 58 trung tâm.
- Trung tâm Quản lý sau cai theo Nghị định 94/2010/NĐ-CP: 16 trung tâm (gồm: Hải dương 01, Phú Thọ 01, Hà Nội 03, TP. Hồ Chí Minh 04, Nghệ An 05, Hải Phòng 01, Thái Nguyên 01).
- Về khả năng tiếp nhận: Số các trung tâm trên có khả năng tiếp nhận khoảng 55.000 - 60.000 đối tượng (chiếm 25 - 30% đối tượng có hồ sơ quản lý).
- Về cơ cấu tổ chức bộ máy: Các Trung tâm đã hình thành tổ chức bộ máy, đảm bảo thực hiện đầy đủ quy trình cai nghiện, phục hồi theo hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành. 16 tỉnh, thành phố đã thành lập Trung tâm quản lý sau cai riêng (Thái Nguyên 01, Phú Thọ 01, Hà Nội 03, Hải Dương 01, Hải Phòng 01, Nghệ An 05, Thành phố Hồ Chí Minh 04) có 58 tỉnh, thành phố thực hiện mô hình một Trung tâm 2 chức năng (Lai Châu 01, Điện Biên 01, Sơn La 01, Cao Bằng 01, Hà Giang 01, Lai Châu 01, Yên Bái 01, Thái Nguyên 01, Bắc Kan 01, Hòa Bình 01, Bắc Giang 01, Băc Ninh 01, Vĩnh Phúc 01, Hưng Yên 01, Hải Phòng 01, Quảng Ninh 01, Nam Định 02, Hà Nam 01, Ninh Bình 01, Thái Bình 01,Thanh Hóa 01, Hà Tĩnh 01, Quảng Bình 01, Thừa Thiên Huế 01, Đà Nẵng 01, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Gia Lai, Đắk Lắk, Bình Thuận, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bà rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tp. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, căn cứ đặc thù của từng địa phương cơ cấu tổ chức bộ máy được bổ sung hoàn thiện để nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý đối tượng như đẩy mạnh công tác giáo dục, dạy văn hoá, tư vấn hay tăng cường liên doanh liên kết để tổ chức lao động sản xuất mà thành lập các phòng phù hợp.
- Về tổ chức cán bộ: Tổng số 6374 cán bộ, trong đó: 3331 chỉ tiêu biên chế (chiếm 52,2); 30 biệt phái (chiếm 0,4%); 2478 hợp đồng dài hạn biên chế (chiếm 52,2); 30 biệt phái (chiếm 0,4%); 2478 hợp đồng dài hạn (chiếm 38,8%); 535 hợp đồng ngắn hạn (chiếm 8,3%); Theo trình độ đào tạo: 1831 cán bộ Đại học và trên Đại học (chiếm 28,7%); 705 cao đẳng
(chiếm 11%; Trung cấp: 3053 (chiếm 47,8%); 785 sơ cấp, nghiệp vụ bảo vệ (chiếm 12,3%); Theo chuyên môn đào tạo: 508 cán bộ tâm lý, xã hội
(chiếm 8%); 396 giáo dục, dạy nghề (chiếm 6,2%); 427 tổng hợp, luật (chiếm 6,6%); 995 y, dược (chiếm 15,6%); 1617 kinh tế, kỹ thuật (chiếm 25,3%); 2431 khác (chiếm 38,1%) [7].