Các quy định về thẩm quyền xem xét áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh

Một phần của tài liệu Từ biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh đến biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (Trang 48)

vào cơ sở chữa bệnh

Thẩm quyền xem xét áp dụng biện pháp đưa vào CSCB được Điều 26 Pháp lệnh XLVPHC 2002 và Nghị định số 135/2004/NĐ-CP và Nghị định 61/2011/NĐ-CP. Theo đó, thẩm quyền xem xét quyết định việc áp dụng biện pháp đưa vào CSCB đối với người nghiện ma túy, người bán dâm thuộc về Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện. Ngoài ra trong quá trình xem xét, quyết định còn có sự tham gia của nhiều chủ thể khác như: Công an, Tư pháp, Lao động - Thương binh Xã hội, Uỷ ban mặt trận tổ quốc, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên… Đây là các chủ thể có thẩm quyền tư vấn và đề nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện ra quyết định đưa vào CSCB.

Ngoài ra, Nghị định 135/2004/NĐ-CP và Nghị định 61/2011/NĐ-CP còn quy định về Hội đồng tư vấn việc đưa vào CSCB. Theo đó, Hội đồng tư vấn về việc đưa vào CSCB do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập để xét, duyệt hồ sơ đề nghị đưa vào CSCB. Thành phần Hội đồng tư vấn gồm Thủ trưởng cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội là Thường trực Hội đồng, Thủ trưởng các cơ quan: Tư pháp, Công an và Chủ tịch Hội Phụ nữ cấp huyện là các thành viên của Hội đồng. Trường hợp người được đưa vào CSCB là người chưa thành niên thì Chủ nhiệm ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em cấp huyện tham gia Hội đồng Tư vấn. Hội đồng Tư vấn làm việc theo chế độ tập thể, xem xét và biểu quyết từng trường hợp cụ thể, kết luận theo đa số. Trường hợp số phiếu biểu quyết bằng nhau thì ý kiến của Thường trực Hội đồng Tư vấn là ý kiến quyết định.

*) Nhận xét về thẩm quyền xem xét áp dụng biện pháp đưa vào CSCB

Về vấn đề giao cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định việc áp dụng biện pháp đưa vào CSCB cũng có còn nhiều hạn chế, chưa phù hợp cần xem xét lại dưới một số khía cạnh như sau:

- Thứ nhất, việc giao cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện - người

đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước ở cấp huyện có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp hạn chế quyền tự do của công dân (biện pháp đưa vào CSCB) thiếu một cơ chế công khai, minh bạch, dân chủ và bình đẳng trước khi ra quyết định là chưa phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013

“Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật” [38, Điều 31] và Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị 1966

quy định: “Việc ra phán quyết làm ảnh hưởng đến quyền tự do của đối tượng

thì về nguyên tắc bắt buộc phải dựa trên cơ sở phán quyết của tòa án có thẩm quyền, xem xét quyết định trên cơ sở công khai, có sự tranh tụng và nêu ý kiến của các bên”[30, Điều 9, Khoản 4].

Thứ hai, việc Pháp lệnh XLVPHC 2002 quy định chủ tịch Uỷ ban nhân

dân cấp huyện xem xét ra quyết định áp dụng biện pháp đưa vào CSCB còn mang tính hình thức. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân không tiến hành xem xét áp dụng biện pháp với từng đối tượng một cách trực tiếp mà trên cơ sở hồ sơ và biên bản cuộc họp và ý kiến của Hội đồng tư vấn. Thậm chí, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cũng không tham gia vào Hội đồng tư vấn đó để xem xét công khai và đưa ra quyết định. Quyết định áp dụng biện pháp đưa vào CSCB của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện thể hiện rõ tính chất mệnh lệnh, đơn phương. Việc áp dụng biện pháp cưỡng chế hành chính đưa vào CSCB là biện pháp có hậu quả pháp lý là hạn chế quyền tự do của cá nhân công dân mà việc quyết định chỉ dựa trên cơ sở hồ sơ do phía cơ quan tiến hành thủ tục cưỡng chế thu thập được là không công bằng, không khách quan.

Thứ ba, để đảm bảo việc thực hiện thẩm quyền của Chủ tịch Uỷ ban

nhân dân cấp huyện trong việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào CSCB có sự tham gia của Hội đồng tư vấn. Tuy nhiên, vai trò, nhiệm vụ

của Hội đồng tư vấn chưa rõ ràng, cụ thể. Hội đồng tư vấn chưa thể hiện là một cơ quan chuyên trách trong việc tư vấn để ra quyết định áp dụng biện pháp, chưa có một quy trình công khai, dân chủ. Việc Hội đồng tư vấn làm việc theo nguyên tắc án tại hồ sơ, thời gian thảo luận ngắn, trong khi đó số lượng vụ việc nhiều do đó khó đảm bảo tính khách quan, chính xác của từng vụ việc. Điều này khác hẳn với việc xét xử của cơ quan tư pháp, khi có quá trình xem xét hồ sơ lâu dài, từng đối tượng, vụ việc được giải quyết riêng biệt, bảo đảm quy trình tố tụng. Hội đồng tư vấn có sự tham gia của nhiều cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội nhưng không có sự tham gia của đại diện bên bị áp dụng biện pháp đưa vào CSCB. Từ đó có thể thấy việc xem xét, bàn bạc áp dụng biện pháp đưa vào CSCB còn mang nặng tính đơn phương, mệnh lệnh hành chính, thiếu dân chủ.

Một phần của tài liệu Từ biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh đến biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)