biện pháp xử lý hành chính đƣa vào cơ sở chữa bệnh
Trong lịch sử lập pháp của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ 1945 đến nay, chúng ta đã ban hành rất nhiều văn bản về xử lý vi phạm hành chính nói chung và XLHC khác nói riêng, trong đó có biện pháp đưa vào CSCB. Các biện pháp XLHC khác nói chung trong đó có biện pháp đưa vào CSCB của Pháp lệnh hiện hành có nguồn gốc ban đầu là biện pháp cưỡng chế đặc biệt, xuất phát từ Nghị quyết 49 năm 1961 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Nghị quyết này quy định việc đưa vào các cơ sở tập trung giáo dục, cải tạo đối với những người có hành động nguy hại cho xã hội, được giáo dục nhiều lần, nhưng không hối cải. Chủ tịch tỉnh ra quyết định và Bộ trưởng Công an duyệt với thời hạn 03 năm mà không cần thông qua việc xét xử của các cơ quan tư pháp – Tòa án. Những biện pháp này được dành cho những người chống đối chế độ biểu hiện qua các hành vi gián điệp, mật thám, ngụy quân, ngụy quyền, cốt cán đảng phái phản động… Biện pháp tập trung giáo dục, cải tạo ngoài những đối tượng nói trên, cũng được áp dụng cho những người có hành vi phạm tội như lưu manh, trộm cắp, lừa đảo. Các biện pháp XLHC khác về cơ bản là không phải biện pháp xử phạt hành chính mà có bản chất rất khác so với xử phạt các hành vi vi phạm hành chính [41, tr.53].
Năm 1977, Chính phủ ban hành Nghị định số 143/CP ngày 27/5/1977 về Điều lệ xử phạt vi cảnh. Đây được coi như văn bản pháp lý cơ bản đầu tiên về vấn đề xử lý vi phạm hành chính được ban hành ở nước ta. Trong đó, có quy định các vấn đề cơ bản về xử phạt vi phạm hành chính, cũng như các biện pháp xử lý khác nhằm ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp luật ở mức độ thường xuyên nhưng chưa truy cứu trách nhiệm hình sự.
Sau giai đoạn này, lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp Việt Nam, vấn đề xử lý vi phạm hành chính đã được điều chỉnh bởi một văn bản ở cấp độ Pháp
lệnh. Ngày 30/11/1989, Hội đồng nhà nước đã ban hành Pháp lệnh XLVPHC. Đây là văn bản pháp lý quy định tương đối đầy đủ và cơ bản về các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính cũng như biện pháp XLHC khác.
Sau một thời gian thi hành, để đáp ứng được yêu cầu trong công tác đấu tranh chống các vi phạm pháp luật, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành mới vào năm 1995. Trong Pháp lệnh XLVPHC 1995 có quy định biện pháp XLHC đưa vào CSCB. Điều 24 của Pháp lệnh XLVPHC năm 1995 quy định về biện pháp đưa vào CSCB như sau: “Người nghiện ma túy, người mại dâm có tính chất thường xuyên, đã được Chính quyền và nhân dân địa phương giáo dục nhiều lần mà vẫn không chịu sửa chữa thì đưa vào CSCB để chữa bệnh, học tập và lao động trong thời hạn từ ba tháng đến một năm” [43]. Ngoài ra, Pháp lệnh còn quy định
việc không đưa vào CSCB đối với người chưa đủ 18 tuổi, nữ trên 55 tuổi và nam trên 60 tuổi. Về thủ tục áp dụng biện pháp XLHC đưa vào CSCB, Pháp lệnh XLVPHC 1995 đã quy định rõ việc lập hồ sơ đề nghị đưa vào CSCB được giao cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xem xét, lập hồ sơ gửi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện. Việc xem xét hồ sơ, thẩm tra sẽ được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện xem xét trong vòng 07 ngày làm việc và lập văn bản đề nghị đưa vào CSCB gửi Chủ tịch Uỷ ban nhân cấp tỉnh để xem xét ra quyết định đưa vào CSCB đối với người bị áp dụng.
Theo Nghị định số 20/CP ngày 13 tháng 4 năm 1996 của Chính phủ ban hành quy chế về CSCB theo Pháp lệnh XLVPHC 1995 thì đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào CSCB là người nghiện ma túy và người mại dâm, trong đó: Người nghiện ma túy đã được giáo dục tại xã, phường, thị trấn nhưng vẫn chưa cai nghiện được đã được đưa vào CSCB để cai nghiện nhưng vẫn tái nghiện; người nghiện nặng không có khả năng để cai nghiện tại nhà hoặc cai nghiện tại cộng đồng; người mại dâm đã được giáo dục tại xã,
phường, thị trấn nhưng vẫn không chịu sửa chữa, đã được đưa vào CSCB nhưng vẫn tái phạm hoặc mại dâm có tính chất thường xuyên [14].
Như vậy, đối tượng được áp dụng biện pháp đưa vào CSCB theo Pháp lệnh 1995 và Nghị định số 20/CP đã có những quan niệm chưa chính xác về người nghiện ma túy và người bán dâm. Theo đó, những đối tượng nghiện nặng không có khả năng cai nghiện ở nhà hoặc cai nghiện tại cộng đồng cũng bị áp dụng biện pháp đưa vào CSCB. Đây là quy định chưa chính xác, bở xác định một đối tượng là nghiện nặng hay không chưa có các quy chuẩn cụ thể để áp dụng, đồng thời việc đánh giá khả năng cai nghiện của đối tượng tại nhà hoặc cộng đồng cũng còn thiếu những chuẩn mực để đánh giá. Phần lớn các đối tượng nghiện có cai nghiện thành công không phụ thuộc vào ý chí của chính họ. Việc áp dụng biện pháp đưa vào CSCB nhưng chưa qua các biện pháp xử lý khác, như giáo dục tại xã, phường, thị trấn với họ là chưa đảm bảo tính chính xác và khách quan. Thứ hai, là việc cả Pháp lệnh năm 1995 và Nghị định 20/CP dùng cụm từ người mại dâm là chưa chính xác. Bởi như ta đã biết, mại dâm hiểu theo nghĩa thông thường là sự trao đổi tình dục có thu tiền [49, tr.154]. Trong nội hàm của khái niệm mại dâm bao hàm cả hành vi mua dâm, bán dâm và các hành vi hỗ trợ khác như môi giới, tổ chức… Như vậy, việc các văn bản dùng cụm từ “người mại dâm” là chưa đảm bảo tính chính xác về khoa học, bởi biện pháp đưa vào CSCB không áp dụng đối với người mua dâm, đồng thời đối với người môi giới, tổ chức hoạt động mại dâm thì sẽ bị xử lý hình sự. Do đó, nếu trong các văn bản này sử dụng cụm từ “người bán dâm” sẽ đảm bảo tính chính xác hơn. Và điều này đã được khắc phục trong Pháp lệnh XLVPHC năm 2002.
Như vậy, Pháp lệnh XLVPHC 1995 đã quy định một trình tự tương đối chặt chẽ về quy trình áp dụng biện pháp đưa vào CSCB với ba cấp thực hiện từ Uỷ ban nhân dân cấp xã cho đến cấp huyện và cuối cùng là cấp tỉnh ra
quyết định. Việc này đảm bảo tính chặt chẽ, chính xác của việc áp dụng biện pháp này, tuy nhiên, việc quy định nhiều cấp thực hiện và áp dụng thủ tục này làm cho quá trình áp dụng trở nên rườm rà, thiếu sự linh hoạt và nhanh chóng. Các nhược điểm về việc áp dụng biện pháp XLHC đưa vào CSCB trên đã được Pháp lệnh XLVPHC 2002 khắc phục. Pháp lệnh lần này đã có các quy định tương đối khác so với các văn bản trước kia về việc áp dụng biện pháp XLHC đưa vào CSCB. Theo đó, Điều 26, Pháp lệnh XLVPHC 2002 quy định việc đưa vào CSCB do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định đối với người có hành vi vi phạm pháp luật là người nghiện ma tuý từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú nhất định; người bán dâm có tính chất thường xuyên từ đủ 16 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú nhất định để lao động, học văn hoá, học nghề và chữa bệnh dưới sự quản lý của CSCB. Thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào CSCB đối với người nghiện ma tuý là từ một năm đến hai năm, đối với người bán dâm là từ ba tháng đến mười tám tháng [44].
Như vậy, việc áp dụng biện pháp XLHC đưa vào CSCB trong Pháp lệnh XLVPHC 2002 đã có những điểm khác biệt cơ bản so với Pháp lệnh XLVPHC 1995. Điều này thể hiện ở một số điểm như sau: Thứ nhất, về thẩm quyền được phép áp dụng biện pháp này ở Pháp lệnh năm 2002 là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện chứ không còn là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh như Pháp lệnh 1995, đồng thời cũng tinh giản một số thủ tục cơ bản để đảm bảo tính nhanh chóng áp dụng của biện pháp này; Thứ hai, đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào CSCB tại Pháp lệnh năm 2002 mở rộng hơn khi áp dụng cho cả người bán dâm từ đủ 16 tuổi trở lên còn Pháp lệnh năm 1995 thì chỉ áp dụng đối với người từ đủ 18 tuổi trở lên; Thứ ba, về thời hạn áp dụng biện
pháp này cho đối tượng bị áp dụng theo Pháp lệnh 2002 thì có sự phân loại ra hai trường hợp, đối với người nghiện ma túy thì thời hạn là từ 1 năm đến 2 năm, đối với người bán dâm là từ ba tháng đến mười tám tháng, trong khi đó tại Pháp lệnh 1995 thì thời gian áp dụng biện pháp này là đồng nhất với hai nhóm đối tượng là từ ba tháng đến một năm.
Việc quy định biện pháp đưa vào CSCB tại Pháp lệnh XLVPHC mang tính chất lịch sử. Các biện pháp này được áp dụng đối với đối tượng tệ nạn xã hô ̣i là người bán dâm, người nghiê ̣n xì ke , ma túy trong thời gian chiến tranh và sau khi đất nước thống nhất. Người nghiê ̣n ma túy, người bán dâm bi ̣ coi là "sản phẩm của chế độ cũ ", không phù hợp với các chuẩn mực xã hô ̣i về con người mới xã hô ̣i chủ nghĩa , cần phải được giáo dục , cải tạo. Người bán dâm được đưa vào các cơ sở với tên go ̣i như "Trường phu ̣c hồi nhân phẩm " hoă ̣c "Trung tâm phục hồi nhân phẩm "; người nghiê ̣n ma túy được đưa vào các trung tâm cai nghiê ̣ n ma túy . Trước năm 1995 không có quy đi ̣nh của pháp luâ ̣t về viê ̣c áp du ̣ng biê ̣n pháp này . Từ năm 1995, biê ̣n pháp này được quy định chính thức trong nhóm các biê ̣n pháp xử lý hành chính khác với tên go ̣i là "đưa vào cơ sở chữ a bê ̣nh". Hiện nay, biện pháp này được áp dụng đối với người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn nghiện ma túy hoặc người bán dâm thường xuyên có độ tuổi từ đủ 16 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường thị trấn mà vẫn tái phạm hoặc không có nơi cư trú nhất định.