Nghiên cứu thực trạng vận dụng phương pháp thực nghiệm, mô

Một phần của tài liệu Phối hợp phương pháp thực nghiệm và mô hình khi dạy học một số kiến thức về nhiệt học nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo cho học sinh THCS miền núi (Trang 53 - 118)

trong dạy học vật lí phần nhiệt học THCS:

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đã tiến hành điều tra khảo sát thực trạng giảng dạy và học tập đối với giáo viên và HS lớp 8 THCS thuộc 3 trường trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đó là:

Trường THCS Hoàng Văn Thụ -TP Thái Nguyên Trường THCS Quang Trung – TP Thái Nguyên Trường THCS Nga My –Phú Bình - Thái Nguyên

* Mục đích điều tra: Để chuẩn bị cho việc soạn thảo tiến trình dạy học nhằm mục đích phát triển tư duy vật lí cho HS miền núi khi dạy học một số

kiến thức về Nhiệt học chúng tôi tiến hành điều tra tìm hiểu ở các trường nhằm mục đích sau:

+ Về thực trạng cơ sở vật chất của nhà trường các trang thiết bị thí nghiệm các phương tiện khác phục vụ cho việc giảng dạy bộ môn vật lí.

+ Về việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học vật lí. + Về việc sử dụng mô hình trong giảng dạy vật lí.

Phương pháp học tạp của HS và mức độ hứng thú của HS khi sử dụng thí nghiệm thực hay mô hình trong giờ học vật lí.

* Phương pháp diều tra:

- Gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với lãnh đạo nhà trường, tổ trưởng chuyên môn, các GV giảng dạy bộ môn vật lí của các nhà trường.Sử dụng phiếu phỏng vấn.

- Trao đổi trực tiếp với HS và dung phiếu phỏng vấn HS, tìm hiểu kết quả học tập của HS kì trước của HS.

-Thăm phòng thí nghiệm bộ môn của nhà trường. * Kết quả điều tra:

- Kết quảđiều tra GV theo phiếu như sau: + Số trường điều tra: 3

+Số phiếu điều tra:12

+ Số GV được hỏi ý kiến:12 +Số GV cho biết ý kiến: 12

* Kết quả điều tra HS theo phiếu như sau . + Số lớp điều tra: 6

+ Số phiếu điều tra: 233 +Số HS được hỏi ý kiến:233 + Số HS cho biết ý kiến: 233 Kết quảđiều tra ban đầu cho thấy:

+ Về cơ sở vật chất trường học: Qua tìm hiểu 3 trường chúng tôi thấy: Các trường đều có phòng thí nghiệm vật lí riêng . Các dụng cụ thí nghiệm đã

được trang bị với cơ sốđủ theo lớp. Tuy nhiên do số lớp học nhiều, nhiều GV cùng giảng dạy một khối lớp do đó nhiều khi vẫn có hiện tượng trùng giờ nên không có phòng thí nghiệm để giảng dạỵ Một số bài việc dịch chuyển các thiết bị rất phúc tạp. Các dụng cụ mặc dù đã được trang bị nhưng không được bổ sung thường xuyên nên một số dụng cụ bị hỏng, chưa đáp ứng được yêu cầu chống dạy chay của GV.

+ Khi dạy phần nhiệt học HS không có kính hiển vi đáp ứng được việc quan sát. Một số thiết bịđo có độ chính xác không caọ

+ Các phần mềm dạy học đều chưa có nhiều hoặc do GV tự cóp nhặt không có bản quyền dẫn đến hiệu quả chưa caọ

Kết quảđiều tra ban đầu về việc sử dụng thí nghiệm, mô hình trong dạy học vật lí với GV được chúng tôi tổng hợp trong số liệu dưới đây:

Bảng 1.1. Việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học vật lí

STT Thí nghiệm Số GV làm TN %

1 Sử dụng thí nghiệm thực 9/12 75 2 Sử dụng thí nghiệm mô phỏng 2/12 16, 7

3 Không sử dụng 1/12 8, 3

Bảng 1.2. Áp dụng CNTT để thiết kế mô hình trong dạy học vật lí: Thường

xuyên Thỉnh thoảng Chưa sử dụng

STT SL % SL % SL % Soạn giáo án bằng Powerpoint 0 0 11 91, 7 1 8, 3 Sử dụng các phần mềm dạy học 0 0 5 41, 7 7 58, 3 Thiết kế - sử dụng mô hình 0 0 6 50 6 50 Kết nối mạng Internet 0 0 0 0 0 0

Bảng 1.3. Lí do GV ít sử dụng TN, mô hình trong dạy học vật lí STT Những lí do khiến đồng chí không sử dụng (hoặc ít sử dụng) Số GV chọn câu trả lời % 1 Cơ sở vật chất không đầy đủ 12 100 2 Mất nhiều thời gian chuẩn bị 9 75 3 Thiếu thời gian giảng dạy 4 33, 3 4 Không có phòng học bộ môn 2 16, 7 5 Không có khả năng sử dụng máy vi tính 2 16, 7

6 Các lí do khác 0 0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua kết quả điều tra trên cùng với sự tìm hiểu ở một số trường khác ở

các địa bàn khác trong và ngoài tỉnh chúng tôi thấy thực trạng việc dạy học một số kiến thức phần Nhiệt học ở trường THCS miền núi như sau:

- Hầu hết các thí nghiệm khó và mất nhiều thời gian thì GV đều không tiến hành trên lớp, nếu sử dụng thì cũng không nêu hết được nội dung cần chứng minh. GV tiến hành thí nghiệm qua loa, không chu đáo, áp đặt học sinh. Do đó chỉ có mặt cung cấp kiến thức cho HS chứ ít có tác dụng phát triển tư duy vật lí cho HS, không phát triển khả năng tìm tòi cho HS.

- Đội ngũ GV còn chưa chú tâm vào công việc giảng dạy, chưa chịu khó tìm tòi, nghiên cứu phương pháp tiến hành dạy học một cách hợp lí và đạt hiệu quả thật cao để nâng cao chất lượng dạy học. Năng lực sử dụng thí nghiệm của một số GV còn hạn chế do không được đào tạo thường xuyên.

- Ở chương trình cấp THCS do GV vẫn còn phải dạy 2 môn nên nhiều khi hay bị chồng chéo, không có thời gian chuẩn bị thí nghiệm.

- Thu nhập của GV còn hạn chế nên phần lớn GV chưa có máy vi tính

để tập soạn bàị

Vậy qua kết quả điều tra chúng tôi thấy thực trạng dạy học một số

kiến thức về nhiệt học cũng như bộ môn khác GV sử dụng TN chưa thường xuyên nên chưa có hiệu quả cao trong việc phát huy năng lực tư duy sáng tạo cho HS.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trên đây chúng tôi đã trình bày những cơ sở lý luận và thực tiễn của việc dạy học khi phối hợp phương pháp thực nghiệm và mô hình theo hướng phát huy tính tích cực sáng tạo của HS. Qua việc phân tích những vấn đề trên có thể rút ra một số kết luận sau:

+ Xu thế phát triển PPDH có nhiều triển vọng là sự vận dụng PP khoa học vào dạy học thông qua xử lý sư phạm nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS, phát triển năng lực sáng tạo cho HS.

+ Nghiên cứu phối hợp phương pháp thực nghiệm và mô hình có nhiều khả năng phát huy tính tích cực sáng tạo của HS khi dạy một số kiến thức về

Nhiệt học.

+ Trên cơ s ở lý luận và thực tiễn, để có thể tạo ra môi trường thuận lợi, tạo tiền đề cho HS tham gia tích cực vào các hoạt động học tập, tích cực chủ động tìm tòi kiến thức, năng động và sáng tạo trong tư duy ... Chúng tôi đã lựa chọn và phối hợp 2 PP tích cực đã nêu, đồng thời áp dụng vào việc thiết kế tiến trình DH và nội dung giáo án cho các kiến thức về “Nhit hc” theo hướng phát huy tính tích cực sáng tạo của HS trong quá trình học tập và rèn luyện.

+ Qua phân tích đặc điểm tâm lí - nhận thức của HS và tìm hiểu thực tế

cần thiết phù hợp với thực tiễn, đáp ứng được nhu cầu về đổi mới PHDH, thích h ợp với mọi đối tượng HS và mục tiêu đào tạo của các nhà trường THCS, đồng thời trong chương này, chúng tôi cũng trình bày kết quả việc

điều tra thực trạng dạy và học Vật lý nói chung và thực trạng dạy học một số

kiến thức của chương “Nhiệt học” nói riêng ở một số trường THCS trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Trên cơ sở lí luận và thực tiễn đó, chúng tôi đề xuất các phương án thiết kế tiến trình dạy học một số kiến thức của chương “Nhiệt học”, sẽ được trình bày ở chương 2 dưới đâỵ

Chương 2

PHỐI HỢP PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM

VÀ PHƯƠNG PHÁP MÔ HÌNH KHI DẠY MỘT SỐ KIẾN THỨC PHẦN NHIỆT HỌC NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC

SÁNG TẠO CHO HS THCS MIỀN NÚI

2.1.Vị trí, vai trò, mục tiêu dạy học phần nhiệt học 2.1.1. Cấu trúc phần nhiệt học:

Phần Nhiệt học HS đã được làm quen ở lớp 6 nhưng rất đơn giản, đến lớp 8 thì kiến thức đã được nâng cao hơn, các em đi sâu vào giải thích bản chất của hiện tượng, công thức tính nhiệt lượng, thuyết động học phân tử…

- Nội dung chính thứ nhất là giới thiệu một số nội dung của thuyết động học phân tử (ĐHPT) như:

+ Vật chất được cấu tạo từ các phân tử.

+ Giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách.

+ Các phân tử, nguyên tử luôn chuyển động không ngừng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Các phân tử chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng caọ Do mức độ nhận thức của các em còn hạn chế nên HS không phải tìm hiểu về lực liên kết giữa các phân tử và sắp xếp phân tử trong các trạng thái của chất.

- Nội dung chính thứ hai là Nhiệt năng và các hình thức truyền nhiệt (Dẫn nhiệt, đối lưu bức xạ nhiệt). Do HS chưa được học về khái niệm nội năng nên chỉđịnh nghĩa Nhiệt năng là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật và nhấn mạnh mối quan hệ với nhiệt độ. Các cách là thay đổi Nhiệt năng của một vật, đơn vị tính nhiệt lượng.

- Nội dung chính thứ 3 là công thức tính nhiệt lượng thu vào hay tỏa ra của một vật và phương trình cân bằng nhiệt. HS cũng biết rằng nhiệt chỉ

truyền từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp hơn.

- Nội dung chính thứ 4 là năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu, sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt. Động cơ nhiệt.

Tóm lại cấu trúc phần nhiệt học có thể tóm tắt trong sơđồ sau:

2.1.2. Vai trò vị trí của phần Nhiệt học trong chương trình vật lí 8

Ở chương trình vật lí 8 có 2 phần rất quan trọng đó là phần I: Cơ học và phần II: Nhiệt học. Phần Nhiệt học các em học trong chương trình của học kì II và là bước đầu rất quan trọng cho các kiến thức về Nhiệt học mà các em sẽ

học ở chương trình lớp 10 và các lớp khác ở chương trình THPT. Các kiến thức mở đầu về Nhiệt học sẽ giúp cho HS thấy được vai trò của nó trong rất

NHIỆT HỌC Các chất được cấu tạo như thế nàỏ Nhiệt năng Các nguyên tử chuyển động hay đứng yên? Các hình thức truyền nhiệt Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt.

nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, công nghiệp, y tế, công nghiệp vũ trụ. Nhiệt học và các nguyên lí của nhiệt động lực học đang được ứng dụng ngày càng nhiều vào các lĩnh vực của đời sống xã hộị

Với chương trình lớp 8 các em sẽ thấy được các nguyên tử, phân tử là các hạt cấu tạo nên chất, giữa chúng có khoảng cách nhờ các kính hiển vi điện tử chụp được. Như vậy các chất nhìn có vẻ liền một khối nhưng thực chất lại

được tạo nên từ các hạt nhỏ bé và có khoảng cách, từ đó HS sẽ vận dụng vào giải thích một số hiện tượng bên ngoài đời sống và trong sản xuất.

Ở phần này HS cũng sẽ biết được các khái niệm về nhiệt năng, các hình thức truyền nhiệt, nhiệt lượng cũng là một dạng năng lượng và phương trình cân bằng nhiệt. Các loại động cơ nhiệt được dùng trong đời sống.

Như vậy dây là phần kiên thức quan trọng mở đầu cho HS về giải thích hiện tượng, bài tập tính toán và các ứng dụng quan trọng trong đời sống sản xuất.

2.1.3. Các kiến thức kĩ năng cần đạt được của phần Nhiệt học

2.1.3.1.Về kiến thức:

- Nêu được một hiện tượng chứng tỏ vật chất được cấu tạo một cách gián đoạn từ các hạt riêng biệt, có khoảng cách. Dùng hiểu biết đó để giải thích một số hiện tượng đơn giản.

- HS biết được thí nghiệm Bơ-rao và chuyển động Bơ-raọ Khi phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng caọ Giải thích hiện tượng khuếch tán.

- Phát biểu định nghĩa nhiệt năng và mối quan hệ của nhiệt năng với nhiệt độ của vật. Các cách để thay đổi nhiệt năng của một vật.

- Phát biểu định nghĩa nhiệt lượng và đơn vị nhiệt lượng.

- Các hình thức truyền nhiệt: dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ nhiệt. Nhận biết các hình thức này trong chất rắn lỏng khí và trong chân không.

- So sánh được tính dẫn nhiệt của chất rắn lỏng khí.

- Công thức tính nhiệt lượng nêu tên các đại lượng và đơn vị đọ Các

đại lượng mà nhiệt lượng phụ thuộc vàọ

+ Các nội dung của nguyên lí truyền Nhiệt. Phương trình cân bằng nhiệt.

+ Phát biểu định nghĩa năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệụ Công thức tính nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy tỏa rạ Tên và đơn vị của các đại lượng.

- Phát biểu được sự bảo toàn và chuyển hóa năng lượng. Dùng nó để

giải thích một số hiện tượng đơn giản.

- Phát biểu định nghĩa động cơ nhiệt. Dựa vào mô hình mô tả cấu tạo của động cơ. Mô tảđộng cơ 4 kì và vận hành của nó. Công thức tính hiệu suất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

động cơ nhiệt. 2.1.3.2.Về kĩ năng:

- Bước đầu nhận biết được thí nghiệm mô hình và chỉ ra được sự tương tự giữa thí nghiệm mô hình và hiện tượng cần giải thích.

Dùng hiểu biết về cấu tạo hạt của vật chất để giải thích một số hiện tượng thực tếđơn giản.

- Sử dụng đúng thuật ngữ như: Nhiệt năng, nhiệt lượng, truyền nhiệt... - Quan sát hiện tượng vật lý, tiến hành thí nghiệm.

- Sử dụng một số dụng cụ thí nghiệm đơn giản như đèn cồn, nhiệt kế... - Lắp đặt thí nghiệm theo hình vẽ

- Sử dụng khéo léo một số dụng cụ thí nghiệm dễ vỡ. - Phân tích bảng số liệu về kết quả thí nghiệm có sẵn. - Rèn kĩ năng vận dụng công thức tính nhiệt lượng - Kĩ năng phân tích, tổng hợp, khái quát .

- Vận dụng công thức tính nhiệt lượng do nhiên liệu bịđốt cháy tỏa rạ

2.2. Xây dựng tiến trình dạy học một số kiến thức về Nhiệt học:

Như đã nêu lí do của đề tài, nhằm đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp và kịp sự tiến triển của thời đạị Vai trò quan trọng của sự dạy là tổ tổ

chức kiểm tra sự hữu hiệu của hoạt động học, biết tổ chức các tình huống có vấn đề trong dạy học, sử dụng những quan niệm vốn có của HS trong việc tổ

chức tình huống và định hướng hành động giải quyết vấn đề của HS trong quá trình xây dựng kiến thức mới, phát huy tác dụng của sự trao đổi và tranh luận của HS trong quá trình xây dựng chiếm lĩnh tri thức, tổ chức tiến trình dạy học phỏng theo tiến trình nghiên cứu, xây dựng, bảo vệ tri thức khoa học. Do vậy, với môn học vật lí là môn học thực nghiệm và cùng với sự phát triển như

vũ bão của các phương tiện dạy học hiện đại ngày naỵ Nhằm vừa sử dụng phương pháp dạy học truyền thống nhưng là đặc thù của bộ môn là tiến hành các thí nghiệm thực lại vừa tiếp thu vận dụng những mặt tích cực của các

PTDH hiện đại như máy vi tính sẽ làm cho giờ học thêm trực quan, sinh

động, lại vừa phát triển tư duy sáng tạo cho HS THCS miền núi, tôi sử dụng phương pháp là kết hợp phương pháp thực nghiệm và mô hình khi dạy một số

kiến thức về nhiệt học. Như đã nói ở trên, phần này là kiến thức cơ bản của HS trong học kì II dạy trong 22 tiết . Tôi sẽ trình bày nội dung đề tài trong ba bài dạy đó là:

+ Bài 19: Các chất được cấu tạo như thế nàỏ

Một phần của tài liệu Phối hợp phương pháp thực nghiệm và mô hình khi dạy học một số kiến thức về nhiệt học nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo cho học sinh THCS miền núi (Trang 53 - 118)