Vì sao phải phối hợp các phương pháp trong dạy học vật lí?

Một phần của tài liệu Phối hợp phương pháp thực nghiệm và mô hình khi dạy học một số kiến thức về nhiệt học nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo cho học sinh THCS miền núi (Trang 49 - 52)

- Trong một bài dạy, không bao giờ chỉ dùng một PP. Như vậy, vấn đề đặt ra là phải phối hợp các PP như thế nàỏ Vấn đề phối hợp phải bắt đầu từ

sự phân tích nội dung, nội dung rất đa dạng mà mỗi PP thường chỉ giải quyết

được một nội dung nhận thức nào đó, vì vậy phải sử dụng nhiều PP. Vấn đề là bao giờ cũng có một PP chủ đạo, PP khác chỉ là hỗ trợ cho PP chủ đạọ Nếu không nhận thức được điều đó thì hoạt động của GV sẽ rối loạn khi lên lớp. Vấn đề phối hợp các PP còn phụ thuộc nhiều vào đặc điểm của quá trình nhận thức và lứa tuổị

- Để chuẩn bị giờ lên lớp, các GV thường sử dụng thời gian không đều nhau, như vậy quy trình lựa chọn PP của họ không giống nhaụ Nói chung quá trình lựa chọn PP của GV thường qua các bước sau:

+ Xác định nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển của HS.

+ Xác định đặc điểm của nội dung: mức độ phức tạp, cấu trúc của nội dung. Chú ý đến khả năng của HS: trình độ kiến thức, trình độ PP, thái độ đối với học tập, mức đọ phát triển, khả năng làm việc (sức khỏe)...

+ Chú ý đến việc mở rộng khả năng sử dụng các PPTC, độc lập của HS, có thể tăng cường các PP tìm tòi nêu vấn đề, nghiên cứu, đối với các vấn

đề phức tạp phải tắng cường trực quan để nâng cao hứng thú học tập cho HS. - DHTC là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước, để chỉ những PPDH theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. DHTC là sự kết hợp linh hoạt nhiều PPDH phù hợp với nội dung, trình độ nhận thức của HS và điều kiện thực tếđểđạt được mục tiêu của bài học. Trong đó có những PPDH quen thuộc như: dùng lời, trực quan, minh hoạ, vấn đáp, thảo

luận nhóm, dạy học nêu và giải quyết vấn đề, trò chơi, động não thực hành, thí nghiệm và một số PP có tên gọi mới hiện tại đang được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới như: Học theo góc, học theo hợp đồng, học theo dự án…

Mỗi PPDH đều có những ưu điểm và hạn chế, không có phương PPDH nào là phương pháp tối ưụ Trong khi đó DHTC đòi hỏi cần kết hợp giữa lý thuyết với thực hành và tăng cường liên hệ với thực tế cuộc sống. Vì vậy việc vận dụng PHDH đạt được hiệu quả còn tuỳ thuộc vào năng lực sư phạm và khả năng vận dụng sáng tạo của giáo viên.

1.5.2. Nguyên tắc, qui trình phối hợp các phương pháp và phương tiện dạy học

Để xác định phương pháp cho một bài dạy, quá trình suy nghĩ gồm nhiều vòng.

* Vòng 1:

a, Nắm vững nội dung bài dạy

b, Xác định mục đích tư tưởng của bài

c, Bổ sung vào SGK những tài liệu thực tế cần thiết nhằm làm phong phú bài dạy, phù hợp với thực tế thời đại

d, Xây dựng cấu trúc nội dung

Đó là vấn đề quan trọng nhất trong quá trình chuẩn bị dạy học. Cụ thể: - Xác định mục đích nhiệm vụ

- Xác định các ý chính, phụ, logic nội dung bài dạy, lập sơđồ (nếu có thể) - Lập qui trình dạy học (mở bài, bài mới, kiểm tra…)

* Vòng 2:

- Câu hỏi 1: Có thể nghiên cứu đề tài này bằng PP làm việc độc lập của HS không? Câu hỏi này đặt ra đầu tiên, vì theo quan điểm hiện đại thì PP tốt nhất là PP có khả năng phát triển tích cực, độc lập, sáng tạo của HS.

- Câu hỏi 2: Có khả năng tổ chức nghiên cứu đề tài này bằng PP tìm tòi, nghiên cứu không?

- Câu hỏi 3: Có khả năng tổ chức đề tài này bằng PP thực hành không? - Câu hỏi 4: có khả năng nghiên cứu đề tài ngày bằng PP diễn giảng nêu vấn đề không?

- Câu hỏi 5: Có khả năng nghiên cứu đề tài này bằng PP trực quan không?

Trong một bài dạy không bao giờ dùng một PP. Vấn đề phối hợp phải bắt đầu từ sự phân tích nội dung. Nội dung rất đa dạng mà mỗi PP thường chỉ

giải quyết được một nội dung nhận thức nào đó. Vì vậy khi sử dụng phụ thuộc nhiều vào quá trình nhận thức lứa tuổị

* Vòng 3: Thể hiện tất cả các vấn đềđã phân tích trong bảng thiết kế cụ

thể của bài dạy là giáo án.

Nội dung giáo án có thể là

Nội dung Đặc điểm

HS PTDH Cách làm của GV Cách làm của HS 1. Mở bài 2. Xây dựng tình huống có vấn đề 3. Bài mới 4. Kiểm tra 5. Bài tập về nhà

Nhìn chung quá trình phối hợp các PPDH chúng tôi nhận thấy phải qua các bước:

- Xác định nhiệm vụ giáo dục và phát triển HS

- Xác định đặc điểm của nội dung: Mức độ phức tạp, cấu trúc của nội dung - Chú ý đến khả năng của HS: Trình độ kiến thức, thái độ đối với học tập, mức độ phát triển, khả năng làm việc…

- Chú ý mở rộng khả năng phát huy tích tích cực, sáng tạo của HS.

Một phần của tài liệu Phối hợp phương pháp thực nghiệm và mô hình khi dạy học một số kiến thức về nhiệt học nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo cho học sinh THCS miền núi (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)