Các giai đoạn của PP thực nghiệm trong DHVL

Một phần của tài liệu Phối hợp phương pháp thực nghiệm và mô hình khi dạy học một số kiến thức về nhiệt học nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo cho học sinh THCS miền núi (Trang 38 - 118)

Trong dạy học vật lý, để giúp HS có thể bằng hoạt động của bản thân mình mà tái tạo, chiếm lĩnh các kiến thức vật lý thì tốt nhất là GV phỏng theo PP thực nghiệm của các nhà khoa học mà tổ chức cho Hs hoạt động theo các giai đoạn sau:

GĐ1: Nêu vấn đề nghiên cứu: GV mô tả một hoàn cảnh thực tiễn hay biểu diễn một vài thí nghiệm và yêu cầu các em dự kiến diễn biến của hiện tượng, tìm nguyên nhân hoặc xác lập một mối quan hệ nào đó. Tóm lại là nêu

lên một câu hỏi mà HS chưa biết câu trả lời, cần phải suy nghĩ, tìm tòi thì mới trả lời được.

GĐ2: Xây dựng giả thuyết: GV hướng dẫn, gợi ý, cho HS xây dựng một câu trả lời dựđoán ban đầu, dựa vào sự quan sát tỉ mỉ, kỹ lưỡng, vào kinh nghiệm bản thân, vào những kiến thức đã có...Những dự đoán này có thể còn thô sơ, có vẻ hợp lý nhưng chưa chắc chắn.

GĐ3: Suy luận suy ra hệ quả: Từ giả thuyết dùng suy luận loogic hay suy luận toán học suy ra một hệ quả, dự đoán một hiện tượng trong thực tiễn, một mối quan hệ giữa các đại lượng vật lý.

GĐ4: Kiểm tra hệ quả: Xây dựng và thực hiện một phương án thí nghiệm để kiểm tra xem hệ quả dự đoán ở trên có phù hợp với kết quả thực nghiệm không. Nếu phù hợp thì giả thuyết trên trở thành chân lý, nếu không phù hợp thì phải xây dựng giả thuyết mớị

GĐ5: Vận dụng kiến thức: HS vận dụng kiến thức để giải thích hay dự đoán một số hiện tượng trong thực tiễn, để nghiên cứu các thiết bị kỹ thuật. Thông qua đó, trong một số trường hợp sẽ đi tới giới hạn áp dụng kiến thức và xuất hiện mâu thuẫn mới cần nghiên cứu tiếp theọ

Một phần của tài liệu Phối hợp phương pháp thực nghiệm và mô hình khi dạy học một số kiến thức về nhiệt học nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo cho học sinh THCS miền núi (Trang 38 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)