lí nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo của HS
Trong dạy học VL, TN không những có vai trò rất lớn trong việc tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS, thể hiện ở khía cạnh cung cấp kiến thức, rèn luyện thao tác chân tay, tác động đến giác quan của HS ..., mà TN còn có một vai trò rất lớn khác trong việc giúp HS củng cố và vận dụng kiến thức một cách vững chắc.
Các kiến thức VL được giảng dạy trên lớp cần phải được khắc sâu trong tiềm thức của HS, theo đó, HS phải thường xuyên củng cố và vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống, vấn đề này sẽ được thực hiện tốt nếu chúng ta biết vận dụng TN để giải quyết, TN VL giúp cho HS có điều kiện vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống, từ đó xoá bỏ dần lối học vẹt, lí thuyết suông đã tồn tại nhiều năm trước đâỵKhi HS đã có kiến thức về đối tượng nghiên cứu sẽ hình thành mô hình biểu tượng về đối tượng
đó và HS sẽ tin tưởng vào kiến thức mà mình thu nhận được.
Trong phương pháp mô hình, TN giúp ta thu thập các thông tin về đối tượng gốc làm cơ sở cho việc xây dựng mô hình. Ngoài ra, đối với mô hình vật chất điều bắt buộc là người ta phải tiến hành các TN thực sự với nó. Cuối cùng, nhờ những kết quả của các TN được tiến hành trên vật gốc tạo cơ sở để
đối chiếu với kết quả thu được từ mô hình, qua đó để có thể kiểm tra tính
đúng đắn của mô hình được xây dựng và chỉ ra giới hạn áp dụng của nó. Các mô hình vật chất giữ vai trò quan trọng trong dạy học vật lí. Sử
dụng mô hình vật chất giúp cho học sinh làm quen với một trong các phương pháp nghiên cứu của vật lí là phương pháp mô hình, minh họa các hiện tượng, quá trình vật lí vi mô, trực quan hóa các mô hình lý tưởng.
Do đó trong dạy học VL, đặc biệt là khi dạy một số kiến thức về Nhiệt học việc phối hợp hai phương pháp chủ đạo trong DH là hết sức cần thiết, từ đó có thể phát huy năng lực sáng tạo cho HS.